Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc : tân Tổng Giám Mục Phó Sàigòn

Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc : tân Tổng Giám Mục Phó Sàigòn

Khẩu Hiệu : “Chúa Là Nguồn Vui Của Con”

Ngày 28.09.2013 Phòng Báo Chí Toà Thánh vừa loan tin Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Giám mục Giáo Phận Mỹ Tho làm Tổng Giám Mục Phó Tổng Giáo Phận Sàigòn, kiêm Giám Quản Giáo Phận Mỹ Tho.
- Đức tân Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc sinh ngày 11.11.1944 tại Đà Lạt.
- Năm 1956 : vào TCV Sàigòn. Năm 1964 du học ở Rôma, tại Đại học Truyền giáo Urbaniana.
- Năm 1970 : trở về Việt Nam và được thụ phong Linh mục ngày 17.12.1970, tại Đà Lạt. Từ đó
ngài làm giáo sư Tiểu Chủng Viện Simon-Hoà, Đại Chủng Viện Minh Hoà và Đại Học Đà Lạt.
- Năm 1975 : được bổ nhiệm Giám đốc Đại Chủng Viện Minh Hoà, giáo sư Thần học tín lý tại Giáo Hoàng Học Viện Piô X, và các Đại Chủng Viện: Sàigòn, Huế và Hà Nội. Từ năm 1995, kiêm them nhiệm vụ Tổng Đại Diện Giáo phận Đà Lạt.
- Năm 1998 : tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu với tư cách chuyên viên của các Giám mục Việt Nam.
- Ngày 26.03.1999 : được bổ nhiệm làm Giám mục Chánh toà Giáo phận Mỹ Tho. Chọn khẩu hiệu: “Chúa là nguồn vui của con.”
- Lễ tấn phong được cử hành ngày 20.05.1999, tại nhà thờ Chánh Toà Đà Lạt và nhận giáo phận Mỹ Tho ngày 27.05.1999.
- Ngày 28.09.2013 : được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Phó Tổng Giáo Phận Sài Gòn.

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Cộng đoàn giáo xứ Thăng Long hành hương Năm Thánh tại nhà thờ Hoà Hưng

Linh mục hạt trưởng hạt Phú Thọ đồng tế thánh lễ hành hương Năm Đức Tin cùng với linh mục chính xứ Thăng Long
Cộng đoàn giáo xứ Thăng Long
Chủ tịch HĐMVGX Thăng Long dâng lời nguyện

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

THÁNH MAT-THÊU, TÔNG ĐỒ


THÁNH MAT-THÊU, TÔNG ĐỒ

(Tác giả sách Tin Mừng – Lễ kính: 21/9)

Thủa ấy, những người thu thuế bị dân Do-thái coi là những kẻ tội lỗi. Có một người thu thuế trong thành Ca-phac-na-um tên là Mat-thêu (cũng gọi là Lê-vi, con của ông An-phê) đang ngồi trong bàn thu thuế, thì Đức Giê-su đi ngang qua, Người bảo ông: “Hãy theo tôi!”, ông lập tức bỏ tất cả mà đi theo Người. Đồng thời, để bày tỏ sự vui mừng cùng với lòng biết ơn, “Ông làm tiệc lớn đãi Người tại nhà ông. Có đông đảo người thu thuế và những người khác cùng ăn với các ngài.” (Lc 5, 29). Sự kiện này khiến đám kinh sư Pha-ri-sêu khó chịu, họ nói với các môn đệ Người rằng: "Sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế, và quân tội lỗi như vậy?" Nghe thấy thế, Đức Giê-su nói: "Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này: "Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi." (Mt 9, 11-13). Như thế, Đức Giê-su kêu gọi ông Lê-vi cũng như trước đó Người kêu gọi 4 môn đệ đầu tiên (ông Si-mon và người anh là An-rê, ông Gia-cô-bê và người em là Gio-an) chính là để minh họa cho Lời dạy nêu trên vậy.
Từ đó, Thánh Mat-thêu đã trở thành một trong 12 môn đệ nền móng của Giáo Hội tiên khởi. Sau khi Đức Giê-su về trời, Thánh Mat-thêu đã cùng với các anh em Tông Đồ ở lại cùng Đức Mẹ. Rồi nhờ hồng ân Thánh Thần ban sự hiểu biết và lòng can đảm, Thánh nhân đã mạnh dạn đến với dân chúng để rao giảng và làm chứng về Đức Ki-tô Phục Sinh. Trước khi rời Giu-đê-a Pa-let-tin, Thánh Mat-thêu đã soạn thảo Phúc Âm đầu tiên bằng tiếng Do-thái vào khoảng năm 80. Ngài là một trong 4 tác giả của 4 sách Tin Mừng, mà Hiến chế “Tín lý về Mạc Khải của Thiên Chúa – Dei Verbum” đã khẳng định: “Trong mọi thời và khắp nơi, Giáo Hội đã và đang quả quyết rằng bốn sách Phúc Âm bắt nguồn từ các Tông Ðồ. Thực vậy, những gì các Tông Ðồ rao giảng theo lệnh Chúa Ki-tô, sau này nhờ Chúa Thánh Thần soi sáng, chính các ngài và những người sống bên các ngài viết lại và lưu truyền cho chúng ta như nền tảng đức tin: đó là Phúc Âm trình bày dưới bốn hình thức: theo Thánh Mat-thêu, Thánh Mac-cô, Thánh Lu-ca và Thánh Gio-an.” (MK, số 18).
Sách Tin Mừng theo Thánh Mat-thêu phản ánh nếp sống và các vấn đề bận tâm của một Giáo đoàn Ki-tô hữu gốc Do-thái. Sách được biên soạn đúng vào thời điểm Giê-ru-sa-lem bị đánh chiếm. Người Do-thái nhìn thấy nơi biến cố này nguyên nhân chủ yếu là sự bội tín của mình đối với Thiên Chúa. Vậy thì phải trở lại tuân giữ luật Chúa thật nghiêm túc, ngõ hầu được Chúa thứ tha và phục hưng lại sự nghiệp. Trong bối cảnh đó, Mat-thêu trình bày cho tín hữu Ki-tô giáo hiểu thế nào là trở lại với luật Chúa cho đúng nghĩa: Chẳng phải cốt lập ra hàng loạt quy định luật lệ, nhưng là tiếp nhận sứ điệp của Đức Giê-su, tổ chức nếp sống bước theo chân Người. Việc này vừa đơn giản hơn vừa có nhiều đòi hỏi hơn. Cả cộng đoàn tín hữu phải tiến hành tổ chức sống theo lời dạy và việc làm của Đức Ki-tô Phục Sinh (từ bỏ tội lỗi, làm cho kẻ chết sống lại, kẻ mù xem thấy, kẻ què được đi, người câm nói được. Những dấu lạ này vẫn tiếp tục xuất hiện nơi những ai tin tưởng vào sự có mặt của Đấng đã “trừ được các thần dữ và Người chữa lành mọi kẻ ốm đau, để ứng nghiệm lời ngôn sứ I-sai-a: Người đã mang lấy các tật nguyền của ta và gánh lấy các bệnh hoạn của ta.” – Mt 8, 16-17).
Tin Mừng Mat-thêu quả là một bài học quý giá cho tín hữu về sự xây dựng Giáo Hội trong niềm tin vào Đức Giê-su Ki-tô, mở ra đón nhận mọi dân tộc đoàn kết yêu thương nhau. Có thể nói sách Tin Mừng theo Thánh Mat-thêu được coi là đầy đủ nhất. Bố cục của sách được xây dựng thật công phu: Năm tập sách nhỏ nối tiếp nhau, tập nào cũng gồm những “Bài giảng” và bài giảng nào cũng đều được dẫn nhập bằng những sự việc mà tác giả đã khéo léo chọn lựa. Điều này, cộng với các trình thuật về thời thơ ấu và về cuộc Thương khó và Phục sinh của Đức Ki-tô, tạo thành một tập thể hài hòa gồm 28 Chương trong 7 Mục:
I. GIÁNG SINH VÀ THỜI THƠ ẤU CỦA ĐỨC GIÊ-SU (Ch. I-2)
II. CÔNG BỐ NƯỚC TRỜI (Ch. 3-5)
1. Phần ký thuật (Ch. 3-4).
2. Bài giảng trên núi (Ch. 5-7).
III. RAO GIẢNG NƯỚC TRỜI (Ch. 8-10)
1. Phần ký thuật (Ch. 8-9).
2. Bài giảng về sứ mệnh truyền giáo (Ch. 10).
IV. MẦU NHIỆM NƯỚC TRỜI (Ch. 11-12)
1. Phần ký thuật (Ch. 11-12).
2. Bài giảng bằng dụ ngôn (Ch. 13).
V. GIÁO HỘI, BƯỚC ĐẦU CỦA NƯỚC TRỜI (Ch. 14-18)
1. Phần ký thuật (Ch. 14-17).
2. Bài giảng về Giáo hội (Ch. 18).
VI. NƯỚC TRỜI: TRIỀU ĐẠI THIÊN CHÚA ĐÃ ĐẾN GẦN (Ch. 19-23)
1. Phần ký thuật (Ch. 19-23).
2. Bài giảng về thời cánh chung (Ch. 24-25).
VII. THƯƠNG KHÓ VÀ PHỤC SINH (Ch. 26-28)
Nước Trời đã được Cựu Ước loan báo và tiên liệu (Con Người sẽ đến rao giảng về Tin Mừng trọng đại này) cần phải được tái lập ở giữa loài người, bằng quyền năng tối thượng của Thiên Chúa với tư cách là Vua. Chính vì vậy mà Thánh Mát-thêu viết Tin Mừng giữa môi trường sinh hoạt Do-thái và cho người Do-thái, nên đã đặc biệt chú tâm trình thuật những sự kiện minh chứng rằng “Thánh Kinh đã được ứng nghiệm” nơi chính con người và hành trình thực hiện sứ vụ của Đấng Cứu Thế Giê-su Ki-tô. Đó là lý do giải thích tại sao ở mỗi khúc ngoặt của lịch sử cứu độ được trình thuật trong tác phẩm của mình, Thánh nhân đều dựa vào Cựu Ước để minh hoạ lề luật và lời các ngôn sứ đã được ứng nghiệm như thế nào:
a- Thánh sử Mát-thêu áp dụng điều này (“ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ” – Mt 1, 22) cho con người Đức Ki-tô bằng những bản văn Thánh Kinh, ngài quả quyết rằng Đức Giê-su thuộc dòng dõi vua Đa-vít, con cháu tổ phụ Ap-ra-ham (Mt 1, 1-17), được một trinh nữ hạ sinh tại Bê-lem (Mt 1, 23; 2, 6), Người khởi đầu sứ vụ bằng cách vào hoang địa để “chịu quỷ cám dỗ”, lánh qua miền Ga-li-lê, rồi bỏ Na-da-ret đến ở Ca-phác-na-um (Mt 4, 12-16), Người vào thành Giê-ru-sa-lem với tư cách là Đấng Mê-si-a (Mt 21, 1-10).
b- Ấy là chưa kể Thánh Mat-thêu còn áp dụng điều này cho sự việc Đức Giê-su chữa lành bệnh tật cho mọi người (Mt 11, 4-15), cùng với những lời giáo huấn làm cho lề luật nên ứng nghiệm cách trọn hảo (Mt 5, 17-19; 19, 3-9.16-21).
Nói chung, Thánh sử Mat-thêu khi soạn sách Tin Mừng trình thuật các sự kiện, chủ yếu là nhằm mục đích làm sáng tỏ lời các ngôn sứ tiên báo từ trong Cựu Ước đã ứng nghiệm nơi chính Đức Giêsu-Thiên-Chúa-làm-người. Tuy Thánh sử Mat-thêu cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ sách Tin Mừng theo Thánh Mac-cô, nhưng vẫn giữ được sắc thái riêng cho tác phẩm của ngài: Vừa có nội dung đầy đủ, vừa có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, và nhất là cách hành văn trôi chảy, trong sáng, giản dị. Đó là điều giải thích tại sao sách Tin Mừng theo Thánh Mat-thêu đã được Giáo Hội thời sơ khai đón nhận và sử dụng với lòng trân trọng. Sau khi rao giảng Tin mừng cho nhiều người ở rất nhiều nơi (Ê-thi-ô-pi, Ba Tư…), cuối cùng Thánh sử Mat-thêu đã được lãnh phúc tử vì đạo tại Ta-ri-um thuộc Ê-thi-ô-pi. Ngài đã hy sinh mạng sống mình vì Chân Lý đức tin mà ngài rao giảng cũng như trình thuật trong sách Tin Mừng do ngài biên soạn.
Ôi! “Lạy Chúa, Chúa đã mở lượng từ bi khôn tả chọn một người thu thuế là Mát-thêu làm tông đồ rao giảng Tin Mừng. Xin nhận lời thánh nhân cầu thay nguyện giúp, cho chúng con biết noi gương người, luôn hết tình gắn bó với Chúa Ki-tô là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen.” (Lời nguyện nhập lễ lễ kính Thánh Mat-thêu Tông đồ, tác giả sách Tin Mừng).

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Tiểu sử Đức Hồng Y và Đức Cha phụ tá



ĐỨC HỒNG Y TỔNG GIÁM MỤC
TỔNG GIÁO PHẬN TP. HỒ CHÍ MINH
GIOAN BAOTIXITA PHẠM MINH MẪN

- 05.03.1934 : Sinh tại Cà Mau
- 25.05.1965 : Được Đức Cha Giacôbê Nguyea~n Ngọc Quang phong chức Linh mục tại Nhà thờ Chánh Toà Cần Thơ
- 22.03.1993 : Được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban sắc phong bổ nhiệm làm Giám mục phó Giáo phận Mỹ Tho
- 11.08.1993 : Lea~ tấn phong Giám mục tại ĐCV Thánh Quý, Cái Răng, Cần Thơ
- 10.03.1998 : Được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh
- 02.04.1998 : Nhậm chức Tổng Giám Mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh
- 21&22.10.2003 : Được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trao muo~ và nhaa~n Hồng Y tại Rôma

Tiểu sử Đức tân Giáo hoàng Phanxicô

Sau đây là tiểu sử chính thức của Đức hồng y Jorge Mario Bergoglio, vừa được bầu làm tân Giáo hoàng ngày 13 tháng Ba 2013. Tiểu sử này được Phòng Báo chí Tòa Thánh công bố trong dịp các hồng y họp Mật tuyển viện, với các thông tin do chính các ngài cung cấp.
Đức hồng y Jorge Mario Bergoglio, Dòng Tên, Tổng giám mục Buenos Aires, Argentina, và là vị Bản quyền của các tín hữu Argentina theo nghi lễ Đông Phương (do không có giám mục theo nghi lễ này), sinh ngày 17 tháng Mười Hai 1936 tại Buenos Aires. Theo học ngành hóa và trở thành kỹ thuật viên hóa học, nhưng sau lại chọn con đường làm linh mục và gia nhập chủng viện Villa Devoto. Ngày 11 tháng Ba 1958, vào tập viện Dòng Tên, và hoàn tất chương trình học các môn khoa học nhân văn ở Chile. Năm 1963, trở về Buenos Aires, đậu bằng triết học tại Đại chủng viện Thánh Giuse ở San Miguel.
– Từ năm 1964 đến 1965, dạy văn chương và tâm lý học tại trường Trường Immacolata ở Santa Fe và sau đó vào năm 1966, cũng dạy các môn này tại Đại học El Salvador, ở Buenos Aires.
– Từ năm 1967 đến 1970, học thần học và tốt nghiệp tại Đại chủng viện Thánh Giuse ở San Miguel. Ngày 13 tháng Mười Hai 1969, thụ phong linh mục. Từ 1970-1971, hoàn tất giai đoạn tập sinh thứ ba tại Alcala de Henares, Tây Ban Nha, và tuyên khấn vĩnh viễn ngày 22 tháng Tư 1973.
– Từ 1972 đến 1973 là giám tập và dạy thần học tại Villa Varilari, San Miguel. Ngày 31 tháng Bảy 1973, được bầu làm Giám tỉnh Argentina, và giữ chức vụ này trong sáu năm.
– Từ 1980 đến 1986, là Khoa trưởng Phân khoa Triết học và Thần học của Đại chủng viện Thánh Giuse, San Miguel đồng thời coi sóc giáo xứ San Jose thuộc giáo phận San Miguel. Tháng Ba 1986, ngài đi Đức để hoàn thành luận án tiến sĩ. Sau đó, Bề trên gửi ngài đến Đại học El Salvador và sau đó đến Cordoba để làm cha giải tội và linh hướng.
– Ngày 20 tháng Năm 1992, Đức Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm giám mục phụ tá Buenos Aires hiệu tòa Auca. Thánh lễ tấn phong giám mục cử hành tại Nhà thờ Buenos Aires do Đức hồng y Antonio Quarracino, Sứ thần Tòa Thánh Ubaldo Calabresi, và Đức giám mục Emilio Ognenovich, giáo phận Mercedes-Lujan vào ngày 27 tháng Sáu cùng năm.
– Ngày 03 tháng Sáu 1997, được bổ nhiệm làm Tổng giám mục phó Tổng giáo phận Buenos Aires và kế nhiệm Đức hồng y Antonio Quarracino vào ngày 28 tháng Hai 1998.
– Phụ tá Tổng phúc trình viên tại Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ X, tháng Mười 2001.
– Chủ tịch Hội đồng Giám mục Argentina từ 08-11-2005 đến 08-11-2011.
– Được Chân phước Gioan Phaolô II tấn phong Hồng y trong Công nghị 21 tháng 2 năm 2001, nhận nhà thờ tước hiệu Thánh Roberto Bellarmino.
– Là thành viên của: Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích, Bộ Giáo sĩ, Bộ Phụ trách Đời Sống Tận Hiến và các Hiệp hội Đời sống Tông Đồ, Hội đồng Tòa Thánh về Gia đình, và Ủy Ban Tòa Thánh về Châu Mỹ La Tinh.

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

GIẤY BÁO TIN BUỒN


GIÁO XỨ HÒA HƯNG
Khu ………………

GIẤY BÁO TIN BUỒN
                        Kính trình:     Linh Mục Chính Xứ Hòa Hưng.
            Gia đình chúng con xin kính báo:
Ông, bà: ( tên thánh, họ và tên ) ……………………………………..
Nhũ danh: ………………………………..    Sinh năm: …………….
Ngụ tại số nhà: …………….… đường …..….…………………….…
Phường ……… Quận ….…Thuộc khu ……..……………………….
Vừa mới qua đời lúc : ………….. ngày: …… tháng …… năm 2013.
Hưởng thọ: .........… tuổi.
Gia đình chúng con kính xin Cha định liệu chương trình tang lễ:
v Nghi thức nhập quan :         …………. ngày ..… tháng ….. năm 2013
v Thánh lễ tại gia :                   …………. ngày ..… tháng ….. năm 2013
v Thánh lễ an táng :                 …………. ngày ..… tháng ….. năm 2013
Sau đó đưa đi …….……………… tại ………....……………………
Gia đình chúng con xin chân thành cám ơn Cha.
Xin quý Cha và cộng đoàn hiệp lời cầu nguyện cho linh hồn ……….

Hòa Hưng, ngày ….. tháng ….. năm 2013
Kính báo
Thay mặt tang gia





Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Đặc Ngữ Công Giáo Việt Nam: Tên Thánh

Người Công Giáo Việt Nam có một tên thánh. Tên thánh là tên của một vị thánh được Giáo Hội công nhận và cha mẹ lấy tên đó để đặt cho con khi chịu phép rửa tội. Người miền Nam gọi tên thánh là tên bổn mạng. Tên thánh bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng giữa thế kỷ 16 khi các giáo sĩ Tây Phương đến truyền giáo và bắt đầu có người theo đạo. Tên Thánh chịu ảnh hưởng văn minh Kitô Giáo của Âu Châu nên ta cần phân biệt tên chính của người tây phương và tên thánh của người Việt Nam.

Vài nét chấm phá về Đức Tân Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận.


Lời nhóm chủ trương tái bản tập sách
Vừa bước chân về Việt-Nam sau ba năm du học ở Roma, linh mục Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận có lẽ ôm ấp một hoài bão là làm sao diễn tả tâm tình quí mến của mình đối với Đức Thánh Cha Gioan XXIII, Người Cha Chung đã dấy lên trong toàn thể thế giới niềm vui và hy vọng của Chúa Phục Sinh, của Thánh Thần canh tân qua quyết định can cường chuẩn bị tổ chức Công Đồng Vatican II. Hoài bão đó thành sự thực khi tập sách, có lẽ là tập sách đầu tay, ra đời năm 1960 nhằm kỷ niệm năm thứ hai triều đại của vị Tân Giáo Hoàng .
Lúc linh mục Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận viết và cho xuất bản cuốn sách nầy, chúng tôi là chủng sinh dưới sụ dẫn dắt cuả ngài (Ngài dạy Pháp-văn lớp chúng tôi, cha linh hướng, sau đó là bề trên tiểu chủng viện). Chúng tôi hãnh diện về người thầy, người cha, người bề trên vui tính, luôn chứng thực niềm hạnh phúc tràn trề của đời sống linh mục, lạc quan nhìn tương lai và thực hiện những canh tân liên tục, từ xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức giáo dục, tạo bầu khí cởi mở, gia đình, huynh đệ trong khung cảnh đàm ấm của chủng viện Huế lúc bấy giờ.
41 năm sau, khi đọc lại cuốn sách ngài viết, những ai đã từng được sống cạnh linh mục, giám mục, tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận (và có lẽ cả những người canh giữ ngài trong tù) hẳn sẽ chứng thực rằng cuộc đời vị Chân Phước Gioan XXIII thật sự thấm nhập con người và những ngày tháng thăng trầm của người thầy, người cha của mình.
Trong cảm nghiệm đó, chúng tôi, một nhóm người thân, học trò và nghĩa tử, khi tiếp nhận tin vui về cha và thầy của mình được Tòa Thánh cắt cử lên tước vị hồng y, vội quyết định xin tái xuất bản cuốn sách đầu tay của tác giả, hy vọng cùng tác giả chia sẻ niềm vui và hy vọng của Chúa Phục Sinh qua gương sáng nơi cuộc đời Chân Phước Gioan XXIII.
Một đại diện Nhóm Thực Hiện tái xuất bản tập sách.
Một nhóm người thân, nghĩa tử, học trò
Lê Đăng Ảnh, Lê Cần, Nguyễn Văn Dụ, Cao Minh Dung, Peter Trần Dzũng, Nguyễn Hiếu, Trần Ngọc Huỳnh, Lê Hữu Liệu, Phan Văn Lợi, Phạm Đăng Mẫn, Nguyễn Văn Năm, Lê Đăng Vĩnh Phú, Nguyễn Như Quỳnh, Nguyễn Văn Thảo, Nguyễn Kim Thông, Hoàng Đình Thường, Hồ Trí Thức,Văn Đức Triêu, Nguyễn Đăng Triệu, Nguyễn Đăng Trúc, Lê Hữu Tú, Nguyễn Đức Tuyên, Nguyễn Linh Tuyên, Nguyễn Văn Tuyến, Nguyễn Bá Tùng...
Chủ trương tái xuất bản để kính mừng tác giả

Tân Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận

Ngày 21 tháng 02 năm 2001

Cùng các độc giả

Ngày 28 tháng 10 năm 1958 các Hồng Y trong Mật -tuyển viện đã bầu Đức Hồng Y Angelo Giuseppe Roncalli làm Giáo Hoàng, đội tên là Gioan XXIII.

Dư luận buổi đầu cho Ngài là một vị Giáo Hoàng giao thời. Nhưng mới 2 năm mà Ngài đã đưa thế giới đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, vì những công việc lớn lao Ngài đã làm, đang làm và sẽ làm trong thinh lặng.

Bí quyết giúp Ngài thành công hiển hách như thế là gì ? Thông minh ư ? Ngoại giao ư ? Óc thủ lĩnh ư ? Không, Ngài bảo các tài ấy là lệ thuộc. Đây mới là điều chính: Ngài là Cha và là Đấng chăn chiên (Pater et Pastor).

Lâu nay chúng tôi thu thập một số tài liệu về thân thế và sự nghiệp của Đức Thánh Cha Gioan XXIII, nhưng chúng tôi chưa có ý định sắp thành sách, vì còn thiếu sót nhiều điều. Nay nhân lễ Bát tuần của Vị Cha Chung, chúng tôi đánh bạo cho ra ánh sáng với một mục đích khiêm tốn: cống hiến giáo dân một tài liệu học tập về Đức Thánh Cha Gioan XXIII

Chúng tôi chỉ mong giáo dân càng ngắm kỹ càng thêm lòng kính mến Đức Thánh Cha, và tin tưởng Chúa Quan Phòng hằng ban cho Giáo Hội những Vị Thủ lãnh xứng hợp với thời đại.

Nhận thấy tập này còn nhiều khuyết điểm, vì không kịp soạn kỹ, chúng tôi xin độc giả khoan dung cho, và xin cám ơn độc giả trước vì những lời chỉ giáo độc giả sẽ vui lòng ban cho chúng tôi.

Tác giả

Kỷ niệm Đệ nhị Chu niên Đức Gioan XXIII

đắc cử Giáo Hoàng.

28-10-1958 / 28-10-1960

I.

Theo tiếng Chúa gọi

Chúng tôi khó nghèo mà hạnh phúc

Nếu có người hỏi:”Ai có thể làm Giáo Hoàng được?” Thì chúng ta trả lời: “Giáo Hội không phân biệt màu da, chủng tộc, chia rẽ giai cấp, bất cứ ai thuộc về nam giới, đã chịu phép rửa tội, không mắc ngăn trở theo luật Thiên Chúa và giáo luật đều có thể đắc cử Giáo Hoàng”.

Lịch sử cho chúng ta thấy có vị Giáo Hoàng xuất thân bởi gia đình quý phái, như Đức Lêô XIII, Đức Bênêđictô XV, có vị sinh trưởng ở gia đình thuộc hạng trung lưu như Đức Piô XI. Giai cấp cần lao cũng đã cống hiến cho Giáo Hội nhiều vị Giáo Hoàng, thánh Piô X, Đức Gioan XXIII đang hiển trị Giáo Hội, sinh trong một gia đình nông dân ở Sotto il Monte, miền Bắc nước Ý ngày 25 tháng 11 năm 1881.

Gia đình Roncalli thuộc khối nông dân, cái khối làm nền tảng kiên cố cho Âu Châu suốt trên mười thế kỷ. Họ sống dưới ách cai trị lắm lần hà khắc của những vị lãnh chúa trong một chế độ phong kiến, từ những đồng bằng phì nhiêu ở Nga, Balan, Trung Âu đến những thung lũng ở Na-uy, hay những đồi núi khô khan của Tay Ban Nha và Ý Đại Lợi. Mỗi lần có chiến tranh là mỗi lần giới nông dân chịu khủng bố và tàn sát, vật chất cũng như tinh thần. Nhưng mỗi lần chiến tranh kết liễu để lại tro tàn và chết chóc thì chính giới nông dân nhẫn nại và cần cù xây dựng lại Âu châu. Bao gia đình quý phái của Âu châu, bao nhiêu thợ thuyền Âu châu ngày nay đều là những tinh vi mà khối nông dân đã un đúc nên suốt mấy trăm năm.

Không bàn đến đặc tính của dân tộc, chúng ta nhận thấy trong đám nông dân Âu châu những ưu điểm sau đây :

1)- Nông dân rất bảo thủ, họ giữ một thái độ quyến luyến bảo vệ phong tục, làng mạc và đám ruộng mà tổ tiên họ đã dày công đào bới suốt bao thế kỷ về trước.

2)- Một trong những của báu họ giữ gìn cách kính cẩn nhất, là đức tin và lòng đạo đức mà ông bà truyền lại cho họ.

3)- Mặc dù không tiền để sắm thuốc thang, nhưng nước trong, khí lành, lối sống giữa thiên nhiên tạo cho nông dân một thân xác mạnh mẽ.

4)- Sẵn có sức khỏe và lòng đạo đức trung kiên, nông dân lắm lần thẳng thắn chống lại những gì bất công, là gian phi, và tạo lấy một bộ óc thực tế, một trí khôn sắc sảo, khiến cho sử gia ngạc nhiên và nhận thấy rằng những nông dân chất phác và lịch sự này có tất cả những đức tính của hạng quí phái, xứng với danh hiệu ấy. Thực sự đôi bên chỉ khác nhau trong một điểm này, là giới nông dân tuy nghèo mà sang, vì thiếu phương tiện để chiếm một địa vị khả quan trong xã hội nên phải nằm trong bóng tối, không ai nghĩ đến công nghiệp của họ cho đến lúc một người con của họ được tôn lên địa vị cao cả, được thế giới kính phục.

Con người đã làm vẻ vang cho gia đình nông dân là Angelo Guiseppe Roncalli, sau là Giáo Hoàng Gioan XXIII. Tôi còn nhớ lúc Ngài vừa được đắc cử Giáo Hoàng, giới thợ thuyền Ý sung sướng và nhiều lần không cầm mình được, họ nói lớn tiếng giữa đường hay trên chuyến xe buýt: “Sướng chưa! xem một người nông dân nghèo như chúng ta mà cũng làm Giáo Hoàng được!”. Cụ Giovanni Battista Roncalli, thân sinh của Ngài vốn là nhà nông, người Ý thường gọi là Mezzadro, ông làm ruộng cho bá tước Ottavio Mariani. Theo các tài liệu lịch sử thì mãi từ năm 1429, ông Pietro Martino Roncalli từ tỉnh Bergamo dời đến làng Bertio trong tỉnh lỵ Sotto il Monte.

Địa thế Sotto il Monte

Sotto il Monte nơi Đức Thánh Cha Gioan XXIII sinh ra, ở giữa hai thành phố Lecco và Bergamo, gần hồ Como, là một hồ rộng lớn ở miền Bắc nước Ý, suốt năm thu hút du khách đến viếng nơi danh lam thắng cảnh này. Sotto il Monte giấu mình bên sườn núi Monte Canto cao gần 400 thước, từ trên đỉnh núi này, những lúc trời quang đảng ta có thể nhìn thấy tháp nhà thờ chánh tòa thành Milan, và núi Monte Rosa, ở biên giới Thụy Sĩ - Ý. Bên kia núi Monte Canto và núi Monte San Giovanni thấp hơn, bắt đầu rặng núi Alpes của xứ Bergamo bao bọc cả hồ Como trong một quang cảnh uy nghi hùng vĩ. Tuy ở triền núi, nhưng Sotto il Monte được hai con sông Adda và Brembo bao bọc, vì thế phong cảnh càng thêm tươi đẹp, và được gọi là đảo Adda, nhờ địa thế ấy nên khí trời ở Sotto il Monte êm dịu và gió lạnh cũng như mưa tuyết ở núi Alpes đến rất chậm, khiến cho dân chúng dễ trồng trọt lúa bắp và cây nho. Các thành phố lân cận như Milan, Brescia đều được kỹ nghệ hóa với những xưởng chế tạo xe hơi, máy bay, xà phòng, xưởng dệt, nhưng Sotto il Monte cũng như hồi năm 1881 vẫn sống bằng nghề nông.

Tám mươi năm về trước, đang lúc các thành lân cận sa vào nanh vuốt của bọn chiến sĩ phản tôn giáo, cư xử ngạo mạn với Đức Piô IX, thì chính thành Bergamo địa phận nhà của Đức Gioan XXIII tổ chức Đại Hội Công giáo Tiến hành, lần thứ nhất tại Ý.

Trong bầu không khí đạo đức ấy, trong đám nông dân chất phác mà cao thượng ấy, giữa cái cảnh vui vẻ và yên tĩnh ấy, Angelo Giuseppe Roncalli đã ra chào đời. Angelo là con thứ ba và là con trai đầu, của một gia đình 13 anh em. Thân sinh cậu là những người chân thành đạo đức. Ông Giovanni Battista Roncalli và bà Maria-Anna Mazzola. Để thấy lòng sốt sắng, thật thà của những nông dân này, chúng ta nên nhắc lại rằng: thân sinh Angelo muốn cậu được rửa tội ngay hôm mới sinh, vì thế mấy giờ sau lúc sinh hạ, hai cụ thân sinh bồng cậu đến nhà thờ, nhưng vì cha sở là Rebuzzini phải sang viếng làng bên cạnh, nên cả gia đình Roncalli nhẫn nại chờ đợi ngài cho đến lúc sẩm tối. Rửa tội xong trời đổ mưa và sấm sét dữ dội nên ông nội cậu là Saverio Roncalli vội vàng đem đặt cậu nằm trên bàn thờ Đức Mẹ.

Cậu Angelo sinh ra trong một ngôi nhà tầm thường, bằng đá xây cách đây ba thế kỷ, gồm có ba tầng : tầng dưới để đồ đạc, tầng thứ hai để giặt rửa và làm vựa lúa, tầng thứ ba để ở. Ta có thể viếng gian phòng đơn sơ này, nhìn xuống sân gạch ở trước có ghi mấy chữ trên bảng gỗ. Đây là nơi Đức Gioan XXIII đã sinh ra ngày 25.11.1881. Gian nhà này có vẻ mốc meo và lạnh lẽo, thiếu tiện nghi, nhưng với tinh thần nhẫn nại và lòng đạo đức vui vẻ của gia đình, cảnh nghèo túng ấy không làm cho họ nao núng phàn nàn. Ở Venise lúc còn là Hồng Y, Đức Gioan XXIII có nhắc lại: “Chúng tôi khó nghèo mà hạnh phúc, chúng tôi cảm thấy không thiếu gì cả, nghèo mà sang, nghèo mà hạnh phúc”. Tháng 3 năm 1959 lúc tiếp Hội Nghị Trung tâm Phụ nữ Ý, Đức Thánh Cha lại nhắc đến cảnh gia đình Ngài gần 80 năm về trước: “Từ ngày Chúa thương gọi cha làm Thủ lãnh Giáo Hội, chúng con đã nghe người ta nói rằng cha sinh bởi một gia đình khó nghèo, thực thế, cha rất cảm động lúc nhắc đến điều này và cha hết lòng đội ơn Chúa ! Phải, nhờ gia đình một phần lớn mà cha đã được ơn thiên triệu làm Linh mục, làm Giáo Hoàng ... Gia đình cha không phải quá nghèo như lắm lần người ta diễn tả, nhưng trên tất cả các kho tàng trời ban cho cha thì cha được gương sáng của cha mẹ cha luôn luôn ghi tạc vào lòng cha. Cha nhờ cái không khí tốt lành, đơn sơ và ngay thẳng mà cha đã hấp thụ từ hồi thơ ấu”.

Mãi đến lúc làm Sứ Thần Tòa Thánh, hay lên chức Hồng Y Thượng phụ Giáo chủ, Ngài vẫn quyến luyến đồng quê Sotto il Monte, và mỗi năm lui lại giữa gia đình nghèo khó ấy. Thực vậy, người em gái của Đức Thánh Cha Gioan XXIII là Assunta, được cha sở của bà là Mario Sirio tin cho biết anh bà đắc cử Giáo Hoàng. Chiều hôm ấy bà không nghe radio được, vì tuy trong nhà bà có một máy thâu thanh, nhưng nó lại đợi đến hôm ấy để hỏng! Ý tưởng đầu tiên của bà là ước mong đi Roma dự lễ Đăng Quang, nhưng có dễ đâu, mỗi tháng bà chỉ có lối 1.800 đồng cấp dưỡng, mà một vé hạng chót khứ hồi Milan - Roma đã mất 1.900 đồng. May quá! cả gia đình bà được thỏa nguyện, vì Tòa thánh mời họ. Thế là những nông dân nghèo khó ở Sotto il Monte được ngồi ở hàng ghế danh dự tại Đền thờ Thánh Phêrô trong buổi lễ Đăng Quang.

Đi học ở làng xa

Thời ấy thôn Sotto il Monte không có trường tiểu học nên lúc lên sáu Angelo sang Carvio, một xứ đạo lân cận, để học với cha xứ là Don Pietro Bolis. Latinh là một thứ tiếng vào sổ khó nhọc nhất, thế mà cha Bolis quyết nhét rất nhanh vào đầu óc Angelo. Với lòng nhiệt thành của ngài, ngài đã không ngại dùng bất cứ phương thế nào để cho học sinh của ngài trở nên thông minh. Vì thế mà trong một năm Angelo đã nếm tất cả tai, bớp, phạt quì do lòng sốt sắng của cha Bolis đưa lại.

Quá tin tưởng ở kết quả một năm học nghiêm khắc, cha Bolis bảo cha mẹ Angelo đưa cậu vào trường Trung học.

Gởi Angelo vào Tiểu chủng viện là giải pháp lý tưởng, nhưng gia đình nghèo khó làm sao trang trải phí tổn ăn học của cậu.

Vào tháng 10 năm 1890 Angelo lên chín, cha cậu định gởi cậu vào trường Celano xa nhà độ 7 cây số, mỗi ngày cậu phải đi bộ mất bốn tiếng đồng hồ. Để giữ đôi giày, như ngày trước cậu Sarto (sau làm Giáo Hoàng Piô X) đã làm, Angelo cũng đi chân không giữa băng tuyết. Lúc trời quá rét Angelo dừng chân dọc đường, để vào thăm bà cô ở giúp việc cha xứ Don Martinelli tại họ San Gregôriô. Bà cô hết sức săn sóc cậu, cho ngồi bên lò sưởi cho đến lúc bớt lạnh. Bây giờ cậu lò mò về nhà thì trời đã sẩm tối. Hồi ấy cậu có một bạn học đi đàng với cậu là Pierino Donizetti (nay là Giáo sư Đại học). Nhiều lần may mắn quá, ông bác sĩ ở làng Pontida gặp cả hai cậu bé run lẩy bẩy trên đường vắng lạnh liền gọi cả hai cho lên ngồi trên xe độc mã của ông.

Tuy đã mệt nhoài, nhưng về đến nhà là Angelo bắt tay vào công việc vất vả như bất cứ một nhà nông nào.

Thấy con phần thì vất vả, phần không được tấn tới khả quan trong việc học hành, cha mẹ quyết hy sinh chịu thiếu thốn trong gia đình và gởi con đến Chủng viện như lòng Angelo mong muốn từ lâu.

Trong 13 anh em của Angelo, ba người chết lúc còn bé. Ba em trai còn sống là Saverio Roncalli 74 tuổi, Alfredo 69 tuổi. Người em trai thứ tư qua đời vào tháng 12 năm 1957, thọ 65 tuổi. Hiện giờ chỉ còn một em gái đang sống là Assunta 68 tuổi, một em gái khác là Enrica chết lúc 25 tuổi, và hai người em gái khác nữa là Ancilla và Maria không bao giờ lập gia đình, suốt đời theo săn sóc anh Angelo, từ lúc Angelo vào làm thư ký Đức Giám mục thành Bergamo, cho đến lúc được bổ nhiệm là Sứ thần Tòa thánh tại Balê, hai em gái về quê và qua đời ở đó giữa năm 1953-1955, một người thọ 73 tuổi và người kia 72 tuổi.

Vào Chủng viện

Tháng 10 năm 1893 thi nhập học được dính bảng vào Chủng viện, cậu lên 12 tuổi. Ngày nay trên ngôi Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha còn nhắc lại rằng nhờ bầu không khí đạo đức của gia đình mà Ngài được ơn Thiên triệu. Thật thế, tập quán tốt đẹp mà Đức Gioan XXIII còn giữ đến ngày nay, thì cách đây 70 năm, cậu Angelo đã thừa hưởng của gia đình. Angelo hằng ngày đến giúp lễ ở nhà dòng các cha Phanxicô gần nhà cậu. Cậu dẫn các em đến viếng cả 6 ngôi Thánh đường dâng kính Đức Mẹ quanh vùng cậu ở độ 20 đến 30 cây số.

Đúng ngọ lúc chuông nhà thờ ở dòng Phanxicô đổ, bà mẹ của Angelo gọi các con đọc kinh nhật-một trước khi cho chúng ăn trưa. Ngày nay trên ngôi Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha còn giữ thói quen viếng các đền thờ trong thành Roma, và ban trưa lúc nào từ phòng làm việc trên tầng thứ 3 Ngài mở cửa nhìn xuống công trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha bảo dân chúng: “Chúng ta hãy đọc kinh Truyền Tin, Angelus Domini ... ,” xong Ngài mới ban phép lành.

Chủng viện nằm trên đồi của thành Bergamo, tục gọi là Citta Alta, là phần cổ kính của thành phố với những con đường cong queo chật hẹp, với những công trường, những lâu đài của thời Trung Cổ và Phục Hưng. Angelo thích cái bầu không khí thuận tiện để học hành ấy. Thiếu niên Angelo có tính hiếu học và ham khảo cứu, cậu ham học loại sách Giáo sử nhiều nhất, tuy nhiên Angelo không có khuynh hướng làm nhà bác học. Từ khi là chủng sinh Cậu đã tỏ ra các đức tính của cậu sau này: khôn ngoan, độ lượng, thành thật, cậu có một kiến thức sâu rộng về lịch sử và giáo lý, đồng thời rất quan tâm đến việc cứu giúp đồng loại. Angelo là một người nói chuyện vui vẻ và nhanh trí, cậu có nhiều bạn thân. Cậu không quá xuất sắc vượt khỏi chúng bạn, nhưng cậu có đủ mọi đức tính vững vàng, khiến cho năm lên 16 tuổi, cậu được các bề trên đặt làm Trưởng toán xem sóc phòng ngủ của lớp cậu. Năm 1899 Angelo Roncalli khởi sự học Thần học, Luân lý, Thánh Kinh, Thánh phụ, Giáo luật. Angelo được bề trên tín nhiệm cũng như các bạn học quí mến. Cách đó ít lâu Angelo lại giữ luôn chức Giám nhạc. Các bạn đoán chắc rằng Angelo rồi đây sẽ làm giáo sư lâu năm ở Chủng viện. Riêng thầy Angelo, thầy nghĩ rằng thầy sẽ làm cha phó trong một xứ nho nhỏ. Nhưng chúng ta khoan vội đoán đã, cuối năm 1900 thầy Angelo đã học xong năm thứ hai Thần học và khỉ sự năm thứ ba. Thầy mới có 19 tuổi, mà Giáo luật buộc phải có 24 tuổi trọn mới được thụ phong Linh mục, Angelo phải nhẫn nại đợi chờ ... Một sự bất ngờ đang chờ đợi thầy Angelo.

Năm 1640 Cha Flamio Cerasoli, kinh sĩ của một Vương cung Thánh đường ở La-mã vốn quê ở Bergamo từ trần, ngài đã để tất cả của cải lại hầu lập một trường với một số học bổng cấp cho các đại chủng sinh địa phận Bergamo muốn học ở các Đại học La-Mã.

Ngày 31 tháng Giêng năm 1901, ba chủng sinh ưu tú được phái đến học ở La-Mã: Các thầy Angelo Roncalli, Guglielmo Carozzi, Achile Ballini. Tuy trẻ nhất, nhưng Angelo đã khỉ sự năm Thần học thứ ba, hai bạn mới khỉ sự năm thứ hai. Để tra cứu cho thâm thúy hơn, cả ba đồng ý khỉ sự học lại năm thứ nhất Thần học theo chương trình Đại học.

Cũng vào năm 1901, sự học của Angelo bị gián đoạn, thầy đi quân dịch, đã từng cuốc bộ bao nhiêu cây số mỗi ngày, thầy Angelo không sợ vất vả, Thầy không ngần ngại tình nguyện vào Bộ binh và được biệt phái vào Sư đoàn 73, Tiểu đoàn “Lombardia”. Sau một năm tập dượt hăng hái, thầy lui lại Chủng viện với cấp bậc Trung sĩ.

Năm 1903, Đức Thánh Cha Lêo XIII thăng hà. Thầy Angelo được may mắn dự các cuộc lễ đám rồi lễ Đăng quang của Đức Tân Giáo Hoàng Piô X.

Thụ Phong Linh mục

Ngày 8 tháng 6 năm 1905 thầy Angelo học xong bốn năm Thần học, đã làm đơn xin Bề trên cho phép chịu chức linh mục. Sau hai tháng chờ đợi, ngày 10-8-1905 Angelo đã chịu chức linh mục tại nhà thờ S. Maria in Monte Santo ở Piazza del Popolo, ngày sau Angelo làm lễ mở tay tại bàn thờ gần bên mồ thánh Phêrô.

Một kỷ niệm khác không thể phai nhạt sau bao năm Angelo Roncalli theo một đoàn lữ hành đến yết kiến Đức Thánh Cha Piô X. Lúc Đức Thánh Cha đi ngang qua, một người theo Cha Angelo kêu lên: “Lạy Đức Thánh Cha, đây là một Tân Linh mục”. Đôi bên đều lộ vẻ cảm động, vị linh mục sung sướng lúc được hầu chuyện với vị Đại diện Chúa Kitô, liền đọc cho Đức Thánh Cha nghe những lời dốc quyết của mình trong ngày chịu chức.

Đức Thánh Cha đáp lại cách nhân từ: “Tốt lắm! Cha chúc lành cho con can đảm giữ điều dốc quyết’’. Đức Thánh Cha đứng thẳng người lại, bước mấy bước đến gần mấy hàng lữ khách rồi như sực nhớ điều gì, Ngài quay lại:

- “Chừng nào con dâng lễ vinh quy ?”

- “Bẩm hôm lễ Đức Mẹ Mông Triệu.”

Đức Thánh Cha hiền lành đăm nhìn linh mục trẻ tuổi và mỉm cười, hình như Ngài đang ôn lại vẻ hân hoan của các làng xứ Lombardia đón tiếp vị Tân Linh mục.

- “Lễ Mông Triệu, Đức Thánh Cha tiếp, long trọng biết chừng nào! Chuông xứ Bergamo reo vang giữa bầu không khí trong sáng”.

Trong giây phút ấy, Angelo Roncalli đâu dám nghĩ rằng rồi đây mình sẽ kế vị Đức Piô X giữ chức Hồng Y Giáo chủ Venise rồi bước lên Tòa Thánh Phêrô.

Bergamo, xứ rất công giáo

Một nhân tài, hơn thế một tâm hồn hun đúc nên do nhiều yếu tố, do cảnh sống, do thời đại, do giáo dục gia đình và trường học.

Bầu không khí ở Bergamo là một yếu tố quan trọng nắn đúc nên tâm hồn Angelo Roncalli, vì cậu đã sinh trưởng trong thành Bergamo mà báo Osservatore Romano gọi là cái “đất Công giáo nhất” (Catholicissima terra).

Angelo sinh trưởng vào giai đoạn quyết liệt nhất của Công giáo ở Bergamo.

- Giai đoạn thống nhất đất Ý;

- Giai đoạn nước Ý cướp đoạt nước Tòa Thánh;

- Giai đoạn người Công giáo bất hợp tác với chính phủ Ý.

Phong trào Risorgimento (Phục hưng) Ý nổi dậy, và kết quả của cuộc đổ máu là thống nhất lãnh thổ Ý. Đây là một Phong trào Chính trị có khuynh hướng tự do phản Giáo Hội, phản Tôn giáo, phản Giáo Hoàng. Họ đã giải phóng mấy tỉnh ở Bắc Ý khỏi ách đế quốc Áo cũng như họ bài trừ thế lực chính trị của Đức Giáo Hoàng ở Ý.

Vì chính phủ Ý đã xâm phạm cướp nước Tòa Thánh, nên Đức Thánh Cha Piô IX đã tự cầm tù trong đền Vatican, cắt đứt tất cả bang giao Ý và Tòa Thánh. Ngài ra vạ tuyệt thông nhà vua. Riêng với giáo dân Ý, Đức Thánh Cha Piô IX ra lệnh cho họ bất hợp tác với một chính phủ nghịch đạo, luật ấy thường gọi là “Non Expedit”, người Công giáo không làm cách mạng nghịch chính quyền, nhưng không ứng cử và bầu cử. Luật ấy đã được tuân giữ dưới thời Đức Piô IX và Đức Leô XIII.

“Vấn đề La-mã” ấy là một điểm quan trọng trong lịch sử và dần dần nó đặt thành một vấn đề lương tâm nan giải cho những chiến sĩ chân thành. Giới Công giáo Ý hồi ấy chia làm hai trào lưu, một bên muốn hòa giải (transigenti), một bên bất hợp tác (intransigenti). Hạng này tuy có thiện chí nhưng họ rất bảo thủ, và không nhận định rằng càng ngày càng thêm nguy hiểm vì người công giáo sống cô lập và khiếm diện trong các định đoạt liên quan đến đời sống tôn giáo, chính trị, xã hội của cả dân tộc. Trong lúc tổ quốc trải qua những biến cố quyết liệt, người công giáo phải làm sao đánh tan vu cáo “Công giáo là phản quốc”, và phải chạy mau hơn bọn xã hội để chiếm giữ các lãnh vực quan trọng trong đời sống chính trị. Angelo Roncalli cũng nhận định như thế. Tất cả dân Bergamo vốn trung thành nhất với luật Non expedit thì cũng sáng suốt tìm cách giải quyết. Muốn được thế, phải nêu dư luận ra trên mặt báo, và cần phải tạo một dư luận sáng suốt. Thành Bergamo có hai tờ báo : tờ nhật báo L'Eco di Bergamo do Ông Giovanni Battista Caironi và tờ tuần báo le Campanone do Ông Nicolo Rezzara làm chủ nhiệm.

Từ năm 1880 họ đã phân tách trên mặt báo “Người Công giáo không nên bất hợp tác cách tiêu cực, nghĩa là khoanh tay, không làm gì cả. Nhưng phải bất hợp tác cách tích cực, nghĩa là phải luôn sẵn sàng để hợp tác lúc nào Đức Thánh Cha ra lệnh’’.

Lời ấy đã chấn động dư luận, và ông Thị trưởng Fiorentini đã tỏ tất cả mối lo ngại trong bản phúc trình đệ lên ông Bộ Trưởng Bộ nội vụ, ngày 28-02-1886. Ông nhấn mạnh rằng hai tờ báo nói trên là của các đảng Giáo sĩ ; dân Bergamo có tiếng bình tĩnh, siêng năng và ái quốc, nếu nghe lệnh Đức Thánh Cha truyền họ tham gia chính trị thì có thể sinh rắc rối hiểm nghèo. Nhưng ông quá lo sợ vô ích, vì suốt mấy năm Đức Thánh Cha không ra lệnh gì cả.

Việc phải đến đã đến, thời gian và các hoàn cảnh đã đặt rõ vấn đề trước ánh sáng. Những người quan tâm đến Giáo Hội và Tổ quốc đều băn khoăn và hạng người sáng suốt phen này quyết chắc mình thắng lợi trong chính trị.

Đức Giám mục Bergamo là Đức Cha Guidani, và ông Nicolo Rezzara đã đặc phái trạng sư Paolo Bonomi đến Rôma yết kiến Đức Thánh Cha Piô X và trình bày ước vọng cho giáo dân được tham gia cuộc bầu cử sắp đến.

Buổi triều yết lịch sử này đã diễn ra 07-10-1904. Đức Thánh Cha chống tay lên bàn viết, dựa đầu vào bàn tay, lẳng lặng nghe trạng sư Bonimi trình bày. Đoạn Ngài suy nghĩ một lúc, rồi mắt nhìn lên trời, với một giọng khoan thai và nghiêm nghị, Ngài nói :

- “Hãy làm ! Hãy làm theo lương tâm của chúng con”.

- “Tâu Đức Thánh Cha, chúng con hiểu như thế nghĩa là Đức Thánh Cha cho phép”.

- “Ngài nhắc lại : “hãy làm theo lương tâm !”

- “Lạy Đức Thánh Cha, chúng con xin cám ơn Đức Thánh Cha”.

Đức Thánh Cha đưa trạng sư ra cửa và tiếp: “Con hãy nói câu trả lời của Cha với Rezzara và nói với ông ấy rằng Đức Thánh Cha sẽ làm thinh”.

Mấy ngày sau toàn thể dân Bergamo đi bỏ phiếu và họ đã hiến cho nước Ý vị dân biểu công giáo đầu tiên: Ông Agnostino Cameroni. Dần dần họ sẽ thêm đông số, và ngày nay họ đang cầm vận mạng nước Ý.

Những người làm cách mạng với Garribaldi đa số là hạng thủ cựu, họ muốn lập một chế độ tư bản, phản tôn giáo, phản Giáo Hoàng. Chỉ một nhóm nhỏ trong bọn họ có óc xã hội tiêm nhiễm tư tưởng của tiểu thuyết gia người Nga tên là Bakumin. Nói thực ra họ không có tổ chức gì và cũng không có chương trình gì rõ rệt.

Từ ngày nước Tòa Thánh bị chiếm, người công giáo Ý giữ thái độ thế thủ. Năm 1875 họ họp Hội nghị lần thứ nhất tại La-mã với mục đích bênh vực quyền lợi của Giáo Hoàng, Giáo Hội và Tôn giáo. Hội nghị thứ hai tại Bologna năm 1876 rất lộn xộn và xảy ra những vụ ẩu đả. Hội nghị thứ ba năm 1877 họp tại Chủng viện Bergamo đã có kết quả mỹ mãn vì dân Bergamo rất thịnh tình và sốt sắng cộng tác để giải quyết những vấn đề xã hội rất khó khăn. Được thế cũng vì dân Bergamo có những anh tài làm tông đồ sáng suốt như Bá tước Medolago Albani và Giáo sư Nicolo Rezzara. Họ đã dựa trên nguyên tắc công giáo để thực hiện những công tác xã hội như lập các nghiệp đoàn thợ thuyền, bán sữa, trồng nho, làm nhà cho thuê rẻ tiền. Nào là Hiệp hội Nông dân, nào là quỹ cho vay, nào là hội bảo hiểm cho các súc vật và hoa màu. Nói được là địa phận Bergamo đi tiên phong trong việc cải tiến xã hội.

Năm 1895 ông Rezzara đã trình với Đức Cha Guindani bản thống kê các tổ chức công giáo trong địa phận : gần 200 hội đoàn và trên 42.000 hội viên.

Sức mạnh Công giáo của Bergamo là một mối lo âu cho chính quyền. Một vị dân biểu thuộc Hội Tam điểm, ông Engel đã kêu tới Bộ trưởng Nội vụ rằng: “Tổ chức của phe giáo sĩ ngày càng mạnh, và không sao ngăn cản được ... Thành Bergamo đã nổi tiếng ra ngoài nước, phe Giáo sĩ ở Pháp đã đặt cho họ một tên mà họ lấy làm hãnh diện: “Bergamo là xứ Vendée của nước Ý” (01.03.1898).

Sống những phút hồi hộp tranh đấu này, hấp thụ bầu không khí của trung thành và sáng suốt chứng kiến hội nghị công giáo toàn quốc ngay trong Chủng viện, Angelo Roncalli đã ghi nhớ suốt đời và lấy làm vinh hạnh vì dòng máu dân Bergamo, “xứ rất công giáo” đang sôi trào trong huyết mạch Ngài.

II.

Bên cạnh một vị thủ lĩnh

Ảnh hưởng của Đức Hồng Y Cesare Boronio

Chúa Quan Phòng cho Angelo sinh vào thời đại, trong một địa phận đạo đức và có tinh thần tranh đấu nhất, để tiếp tục công cuộc giáo dục. Chúa lại cho người hấp thụ ở La-mã một óc xét đoán rộng rãi, một tinh thần Quốc tế, một nền kiến thức cổ điển, một lòng trung thành với Giáo Hội, tất cả những gì mà người ta thường tóm tắt trong một tiếng “La romanita”.

Ở Chủng viện La-mã, thầy Angelo có thời giờ để khảo cứu thêm về các môn sở trường. Thầy đã làm quen với bộ Niên giám của Giáo Hội mà tác giả là Đức Hồng Y Cesare Baronio, môn đệ của thánh Philipphê Nêri. Đang lúc thành La-mã trụy lạc xấu xa nhất trong lịch sử, vào thế kỷ 16, thánh Philipphê Nêri là vị tông đồ của thành La-mã. Ngài đã chinh phục mọi tầng lớp, nhất là tuổi thanh niên, trong số đó có một luật gia trẻ tuổi là Cesare Boronio. Thấy Cesare Boronio có tài thuật truyện, nên thánh Philipphê Nêri giục Boronio soạn Niên giám của Giáo Hội. Sau Boronio sẽ là Bề trên kế vị thánh Philipphé Nêri và làm đến chức Hồng Y . Ngài là một sử gia, một nhà trí thức, một nhà ngoại giao và trên hết là một con người rất khả kính, khả ái. Angelo đã tìm thấy trong Đức Hồng Y Boronio một gương mẫu.

Năm 1915 Đức Giáo Hoàng Piô XI chọn Angelo làm Giám mục, Angelo liền chọn khẩu hiệu: “Oboedientia et pax” (Vâng lời và bình an). Đức Thánh Cha Piô XI hỏi Ngài: “Tại sao con chọn khẩu hiệu ấy ?”. Thì người trình bày: “Lạy Đức Thánh Cha, suốt nhiều năm, cứ mỗi ngày khi xế chiều, người ta thấy một linh mục tầm thường đi qua cầu S.Angelo, rồi tiến đến đền thờ thánh Phêrô, vẻ mặt nghiêm nghị trầm ngâm. Mấy đứa bé ăn xin lẩn quẩn trước đền thờ, vừa nom thấy ông ở đằng xa, chúng đã vui vẻ reo lên: “Kìa! Ông cha đi giày thô đến !” Phải, Ông đến, bọn chúng liền quỳ gối quanh Ông, và Ông cho mỗi đứa một xu; rồi Ông cung kính bước vào đền thánh, tiến thẳng đến tượng đồng thánh Phêrô, Ông hôn kính chân thánh Tông đồ, và lúc nào Ông cũng đọc rõ ba tiếng “Oboedientia et pax” . Ông cha già ấy chính là Đức Hồng Y Baronio mà con sùng kính”. Đức Hồng Y Baronio đã là gương mẫu của Ngài trong đời linh mục và còn là người bạn thân Ngài thường cầu khẩn. Trước lúc vào Mật tuyển hội để bầu Giáo Hoàng thì Đức Hồng Y Angelo Roncalli lại nhà thờ Chiesa Nuova và cầu nguyện trên một tiếng đồng hồ trước mồ Đức Hồng Y Baronio “Oboedientia et Pax”.

Lễ phong chức Đức Cha Radini Tedeschi

Sau mùa hè 1904, Linh mục Angelo vâng lệnh Bề trên lui lại La-mã thi tiến sĩ Thần học và vào khoa Giáo luật. Lúc ấy Đức Thánh Cha Piô X chọn Đức Ông Radini Tedeschi làm Giám mục địa phận Bergamo.

Đức Tân Giám mục là một bậc vị vọng đặc biệt của hàng Giáo phẩm Ý thời đó, vì người đã đảm đương những công việc lớn lao trong Tòa Thánh La-mã từ 15 năm nay ; người ta cho rằng Ngài là Bộ Trưởng Thông tin của Tòa Thánh. Vì Đức Thánh Cha Piô X quí trọng Ngài, nên lúc đặt làm Giám mục, Đức Thánh Cha nói: “Đức Cha biết tôi quí Đức Cha lắm, họ đề nghị Đức Cha làm Tổng Giám mục Palesmo, tôi đáp không; họ đề nghị ở Revenna, cũng không, rồi đến Bergamo: tôi ừ ngay. Hãy lên trên ấy, lên Bergamo, vì địa phận ấy có thể yên ủi Giám mục, Bergamo là địa phận hạng nhất của Ý’’. Chính Đức Thánh Cha Piô X đã phong chức cho Đức Cha Radini Tedeschi tại điện Sixtine. Hai Giáo sĩ Bergamo được hầu Đức Cha Radini Tedeschi trong lễ trọng này là cha Guglielmo Carozzi và cha Angelo Roncalli.

Một sự lạ xảy ra trong buổi lễ là sau lúc Đức Piô X đã hôn mặt Đức Tân Giám mục thì Ngài bảo: “Sau lúc tôi chết, tôi sẽ đến gọi Đức Cha ngay để cùng nhau hưởng hạnh phúc đời đời”. Thực quả Đức Piô X băng hà ngày 20-8-1914 và hai ngày sau Đức Cha Radini Tedeschi từ trần.

Thư ký của một Giám mục gương mẫu

Đáng lẽ một linh mục kinh nghiệm được chọn làm thư ký, nhưng Đức Tân Giám mục có một bộ óc sáng suốt đã tiên đoán tài ba của một linh mục trẻ tuổi, khiêm tốn: Angelo Roncalli. Angelo Roncalli phải bỏ khoa luật, và bước vào dinh Giám mục là chính nơi Ngài sẽ được huấn luyện về cuộc sống Công giáo trên phương diện Quốc gia cũng như Quốc tế.

Dáng điệu của Đức Cha Radini là dáng điệu của một nhà quí phái và cũng là một nhà lãnh đạo; người có vẻ uy nghi và hiền hậu, luôn luôn mỉm cười và sẵn sàng tiếp đón mọi người.

Ngài khởi sự công việc của Ngài bằng cách đi viếng các nơi thánh để cầu nguyện và dâng kính địa phận cho Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Cùng với linh mục thư ký, Đức Cha Radini Tedeschi đã viếng mồ thánh Carolo Boromêô ở Milan, viếng Lộ Đức, viếng xứ Ars của cha thánh Vianney, và viếng Paray-le-Mondial, nơi Đức Chúa Giêsu đã hiện ra cho bà thánh Margarita Maria Alacoque.

Đức Cha Radini Tedeschi có một bộ óc của các Giám mục thời Phục Hưng, người ham xây và xây lớn, thật lớn. Tòa Giám mục mới xong năm 1906, văn phòng đã sửa hẳn. Xây trường học, xây nhà thờ, xây nhà dòng. Ngài đã sửa đổi nhà cửa và chương trình học hành tại Chủng viện rất tân thời, đến nỗi các Giám mục ở xứ Lombardia đem về áp dụng trong địa phận họ. Trong thế chiến thứ nhất, Chủng viện được dùng làm Quân y viện, lúc Đại tướng đến thanh tra, ông liền ngạc nhiên và nói với vị Tuyên úy Angelo Roncalli “Ai bảo Giáo sĩ lạc hậu ? Đây hiển nhiên họ là những nhà lãnh đạo trong việc canh tân”.

Đức Cha Radini Tedeschi còn là một nhà hùng biện, ở với Ngài, Roncalli cũng được kinh nghiệm và nổi tiếng về khoa hùng biện. Nguồn cảm hứng của họ là Thánh Kinh, phụng vụ, Giáo lý và Triết lý Công giáo.

Tôn trọng Phụng vụ, Đức Cha Radini Tedeschi muốn cho khắp địa phận lễ nhạc được long trọng và mỹ hảo. Có lần viếng một họ đạo, nghe ca đội hát vấn-khóa với cung điệu quá trần tục, Ngài liền bảo nghỉ hát và dạy các linh mục hiện diện hát tiếp theo. Ngài cũng mời các cha Dòng Benedictô dạy hát trong Chủng viện.

Vị Giám mục hoạt động này lại có một lòng sùng kính Đức Mẹ vô hạn. Cha Angelo Roncalli đã theo Ngài năm lần đến viếng Lộ Đức và luôn luôn lo lắng cho bổn đạo sùng Đức Mẹ với một lòng trong sạch, cao thượng và thiêng liêng thật.

Những bài học thiết thực

Muốn cho giáo dân thông hiểu và thi hành mệnh lệnh của Đức Thánh Cha một cách triệt để, mỗi lần Đức Thánh Cha ban Thông điệp, Đức Cha Radini Tedeschi liền viết một bản giải thích cặn kẽ ý muốn của Đức Thánh Cha.

Những công việc của Đức Giám mục chú trọng hơn cả là thánh hóa hàng giáo sĩ trong việc sùng kính phép Thánh Thể, tôn sùng Đức Mẹ và các Thánh : trong các lễ nghi Phụng vụ bằng giảng dạy, bằng gương sáng, Ngài quyết thánh hóa các linh mục của Ngài để họ cải thiện đời sống của tín hữu.

Công việc của Đức Cha Radini Tedeschi còn lan rộng ra ngoài địa phận, vì thân thế của Ngài lẫy lừng và 15 năm ở Vatican đã là một dịp cho Ngài trông thấy xa rộng, giao tiếp với đủ hạng người. Cùng với Cha thư ký, Ngài đã lập văn phòng di cư để giúp một số người Ý rất đông hằng năm phải ra đi sinh sống ngoài nước; Ngài cũng lập Liên đoàn Phụ nữ Lao động, Hội Bảo trợ Phụ nữ và quỹ Bảo Sanh. Ngài không biết ngần ngại lúc cần bênh vực lẽ phải như hồi năm 1909, một nhóm thợ thuyền ở Ranica đình công vì giới tư bản quá áp chế, thì chính Ngài là người trước nhất đã cho họ bánh để ăn, và ngày 20-10 Ngài được thư Đức Thánh Cha Piô X ban khen lập trường của Ngài.

Ngoài việc điều khiển địa phận và chiến đấu trên trường Quốc tế, điều mà Angelo Roncalli học được nơi Đức Cha Radini Tedeschi là Công giáo Tiến hành và đường lối làm việc của Vatican. Sở dĩ Đức Cha Radini Tedeschi am hiểu tổ chức Công giáo Tiến hành là vì trước đến năm 1903 Ngài vẫn là Phó Giám đốc Công giáo Tiến hành toàn quốc, gọi là “Opera dei Congressi”, cho đến lúc vì một ít người trong đó làm mất trật tự, nên sau khi hỏi ý kiến Ngài, Đức Piô X đã giải tán. Đến Bergamo Đức Cha Radini Tedeschi đã được Đức Piô X nâng đỡ tinh thần để lập lại Công giáo Tiến hành ở Bergamo. Đến năm 1905 Đức Piô X giao cho Giáo sư Toniolo, một bạn thân chịu ảnh hưởng của Đức Cha Radini Tedeschi, tổ chức Công giáo Tiến hành toàn quốc, lúc ấy gọi là Unione Popolare, Giáo sư Toniolo được gọi là “Cha sinh ra phe Dân chủ Công giáo ở Ý”. Người kế vị Toniolo là bá tước Guiseppe della Torre, nguyên giám đốc báo Osservatore Romano.

Hằng ngày Cha Thư ký Angelo Roncalli, trong cuộc sống thân mật với Đức Cha Radini Tedeschi, được Ngài giải thích cho biết các biến chuyển kinh tế, xã hội, chính trị và ảnh hưởng của nó vào lối làm việc của Tòa Thánh, cũng như những nguyên tắc hướng dẫn, đường lối hành động của Tòa Thánh. Trường học Ngoại giao nào sánh kịp sự huấn luyện đầy kinh nghiệm của một bậc vị vọng, bạn thân của Giáo Hoàng Lêô XIII, Piô X, Benedictô XV và Piô XI, đã từng sống 15 năm trong môi trường Ngoại giao Vatican. Đức Cha Radini Tedeschi đã thấy Đức Giáo Hoàng Lêô XIII dần dần chiến thắng trên trường chính trị Quốc tế. Ngài đặt vị Hồng Y Giáo Chủ thứ nhất ở Hoa Kỳ: Đức Hồng Y Gibbons: Ngài chận đứng Kultur Kamph ở Đức, Ngài được Bismarck kính phục, được Hoàng đế Đức dâng một Mão ngọc. Nước Nga đặt cả Sứ thần bên cạnh Tòa Thánh, nước Nhật khỉ sự bang giao với Vatican. Đức Cha Radini Tedeschi theo dõi và giải thích công việc của Đức Piô X, là người không chuyên môn về chính trị nên giao phó việc ngoại giao cho một vị Hồng Y trẻ tuổi là Đức Hồng Y Merry del Val - Vị Hồng Y lỗi lạc và thánh thiện này lên làm Quốc Vụ Khanh lúc mới 38 tuổi - còn chính Đức Piô X chăm lo việc canh tân nội bộ của Tòa Thánh, tổ chức các tòa bộ, sửa đổi bộ Giáo luật, chận đứng Duy tân thuyết, cổ võ thánh nhạc, chăm lo kỷ luật và thánh hóa Giáo sĩ. Dưới sự dẫn dắt sáng suốt ấy, Angelo Roncalli đã học rất nhiều, học những điều sách không thể dạy được. Sử gia thường bảo không thể hiểu được Đức Piô XII, nếu không biết Rampolla, Merry del Val, Gasparri và cũng không hiểu Đức Gioan XXIII nếu không biết Toniolo, Rezzara, Radini Tedeschi.

Đức Cha Radini Tedeschi từ trần

Công việc nặng nhọc của một vị Giám mục thủ lĩnh đã làm cho Đức Cha Radini Tedeschi kiệt sức, và từ năm 1910 Ngài ngã bệnh, hình như Ngài đau bao tử, lúc tăng lúc giảm! Nhưng Đức Cha Radini Tedeschi là một chiến sĩ tiên phong Ngài không thể nghỉ được. Bịnh Ngài mỗi ngày thêm trầm trọng, Ngài sẵn sàng theo ý Chúa một cách can đảm và bảo Cha Thư ký: “Sáng mai Cha hãy gọi Cha giải tội đến cho tôi, và nói với các vị Kinh sĩ ở nhà thờ Chánh tòa đưa của ăn đàng cho tôi theo lễ nghi Giám mục. Cha nhớ, tôi đã nói với Cha nhiều lần: Tôi muốn giữ lễ nghi đúng theo sách Ceremoniale Episcoporum; dù sao gương tốt cũng không vô ích”. Sau Đức Piô X hai ngày, nửa đêm 22-8-1914, Ngài từ trần, trong tay Cha Thư ký trung thành. Ngài chết hạnh phúc như Ngài nói đi nói lại lúc hấp hối : “Laetantes imus, laetantes imus”. Chúng ta ra đi trong hạnh phúc. Cao cả lúc sống, Ngài càng cao cả lúc chết.

III.

Hoạt động trong thinh lặng

Một tác phẩm lịch sử giá trị

Linh mục Thư ký Angelo Roncalli lúc ấy mới 27 tuổi, Ngài thường có dịp theo hầu Đức Giám mục sang Milan hội kiến với Đức Hồng Y Ferrari và các Giám mục Lombardia.

Trong lúc đợi chờ Đức Giám mục, Angelo Roncalli có dịp vào thư viện xem sách theo cái tính hiếu học của Ngài. Một hôm Ngài gặp trên một ngăn sách cao 39 quyển, sau lưng đề “Thư viện thiêng liêng của Bergamo” ( Archivio Spirituale di Bergamo). Pho sách ấy thuật truyện thánh Carolo Boromêô, Tổng Giám mục thành Milan đi viếng địa phận Bergamo vào năm 1575, theo huấn lệnh Công đồng Trente.

Sung sướng qúa! Cha Angelo muốn viết một tác phẩm nhan đề là “Các văn thư về cuộc kinh lý của thánh Carolo Boromeo tại Bergamo”, Ngài liền trình bày với Đức Ông Ratti (sau này là Giáo Hoàng Piô XI) đang làm Giám đốc thư viện Ambrosiana. Đây, Ngài thuật cuộc gặp gỡ giữa Ngài với Đức Ông: “Tôi còn nhớ rõ ràng cuộc gặp gỡ lần thứ nhất tại Thư viện Ambrosiana, trong phòng đọc sách rộng thênh thang tôi do dự và run sợ. Ở cuối phòng, bên phải, Đức Ông Ratti ngồi trên ghế, Ngài tiếp tôi cách nồng hậu và tôn trọng. Tôi còn thấy vầng trán rộng cúi xuống nghe tôi trình bày chương trình và rút lấy cảm tưởng. Đức Ông thấy ngay công việc ấy rất thích thú và hấp dẫn, nhưng Ngài đợi xem tài liệu, rồi mới xét đoán. Mấy ngày sau, lúc tôi trở lại thì Đức Ông Ratti đã xem cả tài liệu. Người bảo hình như quyển 6 và quyển 7 đựng chứa tất cả ghi chú và nghị định liên hệ đến việc thánh Carolo Boromêô viếng thành phố và địa phận Bergamo. Do đó hai quyển ấy dùng làm nền tảng để phác họa chương trình. Các tài liệu ấy đã nằm sẵn trên bàn Đức Ông Ratti để chụp hình. Người vui thích, hoàn toàn ủng hộ và khích lệ tôi. Nhờ đó tôi hiểu rằng một Giám đốc thư viện không phải là người giữ sách, nhưng là người có uy tín, để cổ võ sự học vấn giá trị, là người có một kiến thức rộng. Chính Đức Ông Ratti săn sóc việc chụp hình và sắp đặt các ám-bản lại”.

Cánh tay mặt của Đức Ông Ratti là Cha Gabbisti, người đã giúp Cha Angelo Roncalli rất nhiều trong việc này.

Ngoài vị thông minh và lỗi lạc đã hướng dẫn Angelo Roncalli, còn có một người cộng tác chặt chẽ với Ngài là Don Pietro Forno, một bạn học của Ngài có óc sáng suốt nhưng đã bị quẫn bách tinh thần, vì nhiều người hiểu lầm và nghi hoặc, và cũng vì tánh Ngài quá hăng hái rườm rà. Angelo Roncalli là một tâm hồn rất trung hậu nên quyết nâng đỡ bạn mình khỏi nản chí. Ngài đã mời Don Forno cộng tác vào việc biên soạn các sách, mãi đến năm 1938, cái chết bất ngờ của Don Forno đã chấm dứt sự cộng tác đó. Những bức thư từ Hy lạp hay Thổ Nhĩ Kỳ chứng tỏ Đức Khâm mạng Angelo Roncalli là một người bạn trung thành, hơn thế là một tông đồ sáng suốt hằng dùng lời lẽ tao nhã dịu dàng để thúc đẩy và cứu vớt một tâm hồn linh mục.

Lúc sinh thời, Đức Cha Radini Tedeschi đã nhiệt tình ủng hộ thư ký quý báu của ngài trong cuộc này, và để cho có thời giờ rảnh hầu sưu tầm tra cứu.

Vì công việc bề bộn, vì thế chiến thứ hai, nên pho sách chậm xuất bản. Angelo Roncalli là một sử gia đầy nhẫn nại, quyết tâm sưu tầm thật kỹ càng theo phương pháp khoa học. Angelo Roncalli lại là một vị tông đồ, tuy dọn pho sách này là một việc hữu ích nhưng là việc tùy thuộc, Ngài chỉ làm lúc cần giải trí lành mạnh, chính Ngài viết trong bài tựa quyển thứ 5: “Đây là sự giải trí đẹp nhất của đời tôi” (La piu bella distrazione di vita). Năm quyển ấy được lần lượt xuất bản trong những năm 1936, 1937, 1938, 1946, 1958 gồm độ 3.000 trang, đề sách là “Gli atti della Visita Apostolica di San Carolo Borromeo a Bergamo” (các văn thư về cuộc kinh lý của thánh Carolo Boromeo tại Bergamo).

Tuy pho sách được xuất bản chậm, nhưng trong thời gian ấy Ngài đã dùng những tài liệu kiếm được để viết hai quyển: “La Misericordia Maggione di Bergamo e le altre istituzione di beneficenza amministrate della Congregazione di Carita Bergamo 12” và quyển “Le Origini del Seminario di Bergamo e San Carlo Borromeo 1910”.

Trong 3.000 trang sách Angelo Roncalli đã làm cho tất cả mọi người sống lại trong khung cảnh của thời thánh Carolo Boromeo. Chúng ta thấy các sổ thống kê các tu viện, các sự lạm dụng, những bản tố cáo, những lần lấy khẩu cung, những vụ xử án .v.v... Tất cả đời sống của thánh Carolo Boromêô, được diễn tả một cách sống động và thành thực.

Đức Ông Galbiati kế vị Đức Ông Ratti, đã phê bình rằng: “Đây là một pho sách rất quan trọng và có đủ tài liệu, có đủ chi tiết về đời sống của địa phận Bergamo”.

Trên giường liệt lúc nghe tin Đức Piô X thăng hà ngày 20-8-1914 thì Đức Cha Radini Tedeschi, con người thâm hiểu tình trạng trong hội Hồng Y cũng như tình hình thế giới, liền bảo cha thư ký Angelo Roncalli: “Đức Hồng Y Ferrata hay là Đức Hồng Y Della Chiesa sẽ làm Giáo Hoàng”. Ngày 22-8-1914 Đức Cha Radini Tedeschi từ trần và đúng lời Ngài, ngày 04-9-1914 Đức Hồng Y Della Chiesa được bầu lên ngôi Giáo Hoàng, đội tên là Benedictô XV. Suốt triều Giáo Hoàng Benedictô XV dùng tất cả năng lực để ngăn cản và lúc không ngăn cản được thế chiến thứ nhất, Ngài liền tìm mọi cách để cứu vớt những người phải đau khổ, chết chóc, tù đày. Năm 1915 Ý theo Đồng minh tuyên chiến với Đức, Áo.

Trung sĩ Quân y và Tuyên úy Trung úy

Nhiều người lo sợ trốn tránh việc quân sự, nhưng Cha Angelo Roncalli đã từng đi quân dịch năm 1901, nên không ngần ngại hưởng ứng và sẵn sàng hy sinh đến giọt máu cuối cùng. Tháng 5-1915 Ngài nhập ngũ với cấp bậc Trung sĩ Quân y; đến tháng -1916 là lúc chính phủ Ý thỏa thuận với Tòa Thánh, công nhận các linh mục nhập ngũ làm Tuyên úy, Ngài lãnh nhiệm vụ Tuyên úy với cấp bậc Trung úy.

Là một sử gia lỗi lạc, một thủ lĩnh vui tính, một học giả uyên thâm, Angelo Roncalli có đầy đủ tài đức để nên một giáo sư gương mẫu. Lúc ở với Đức Cha Radini Tedeschi mỗi tuần Cha Thư ký được một ngày rỗi để đi khảo cứu và dạy ở Đại Chủng viện. Sau lúc Đức Cha Radini Tedeschi từ trần, một bạn học của Angelo Roncalli là Cha Don Carozzi đang giữ chức quản lý ở Chủng viện. Cha Carozzi liền mời Cha Angelo Roncalli đến chiếm một phòng hẹp tại Chủng viện và ở luôn đó để dạy cho chủng sinh Hộ giáo khoa, Giáo phụ khoa và Giáo sử. Lớp dạy của Ngài đầy nhiệt cảm, và Ngài thông cho học trò của Ngài tính lạc quan, khiến họ vui vẻ kính phục cái bản ngã cao thượng và quảng đại của Ngài. Ngày nay sau 50 năm, Đức Ông G. Angiolini, linh hướng tại chủng viện Bergamo còn thuật: “Giờ học cũng như câu chuyện của Cha Roncalli luôn luôn hấp dẫn và thích thú, chúng tôi sung sướng mong đợi Ngài vào lớp”.

Nhiều lần trong công vụ tuyên úy, Ngài gặp những bác sĩ hoặc sĩ quan nghịch đạo, họ nhiếc mắng Ngài nhục nhã thậm tệ, Ngài thấy uy tín bị giảm sút trước mặt giáo dân. Nhưng sự bình tĩnh và đức hy sinh của Tuyên úy Roncalli khắc phục được lòng người. Một hôm một Đại tá đã mắng Ngài thậm tệ, đến gặp Ngài: “Trung sĩ ạ, Trung sĩ đừng giận tôi, hãy xem lại cho kỹ, tôi chỉ là một người khốn nạn. Tôi phải hy sinh tất cả để kiếm thêm một sọc vàng trên mũ. Còn anh (ông chê cười hay ông nói tiên tri?), anh sẽ tiến, anh sẽ lên cao, biết đâu anh sẽ làm Đức Ông, Giám mục, Hồng Y ...”. Ở Bergamo Ngài đã săn sóc cả binh sĩ lẫn thường dân và mặt trận ở hai con sông Isonzo và Piave về mạn Bắc Venise là rùng rợn khủng khiếp nhất. Tại đây trong ba năm hai bên đã đánh nhau 12 trận huyết chiến. Ngày 24 tháng 11 năm 1958 trong buổi triều yết ban cho ủy ban lo việc lăng mộ cho tử binh của Liên Hiệp Anh, Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã cảm động nhắc lại: “Sự hiện diện của quý vị, gợi lại trong ký ức Tôi những kỷ niệm xa xăm nhưng cảm động nhất của quá khứ đời Tôi. Từ nay quý vị sẽ mến những vùng cao nguyên ở Asiago và những mảnh đất được sông Piave tưới mát, nơi đây bao nhiêu đồng bào của quý vị an nghỉ. Tôi rất quen thuộc những nơi ấy. Trong trận thế chiến thứ nhất đang lúc Tôi đảm đương nhiệm vụ Tuyên úy, biết bao nhiêu người bị thương Tôi đã cứu giúp, bao nhiêu người hấp hối đã nhờ Tôi mang đến sự nâng đỡ của một người bạn hay lãnh nhận phép giải tội lần cuối cùng để lòng được bình an. Tôi đã làm phép bao nhiêu nấm mồ, của các chiến sĩ đã ngã gục trên các mặt trận, giữa bạn bè thân nhân của họ. Công việc linh mục là một công việc đầy nhân đạo và đầy tình huynh đệ”.

Trong lúc làm phận sự Tuyên úy, Cha Angelo Roncalli không uổng phí thời giờ, Ngài vẫn lui lại dạy Đại Chủng viện, và còn giờ nào rảnh rỗi Ngài viết xong hạnh Đức Cha Radini Tedeschi. Trước Angelo Roncalli định sẽ viết một tập nhỏ, có ngờ đâu Ngài xuất bản một quyển sách tốt đẹp dày 500 trang.

Cha Linh giám ở Đại Chủng viện Bergamo

Chiến tranh kết liễu, Tuyên úy Angelo Roncalli cũng như các thầy Đại Chủng viện còn sống sót lui về tiếp tục công việc. Giáo sư Angelo Roncalli giờ đây lãnh nhiệm một chức vụ mới: Linh giám. Bề trên đã thấy trong Angelo Roncalli con người của Chúa Quan Phòng sẽ cảm thông, đem lại hy vọng vui tươi, nêu cao lý tưởng của đời tông đồ. Ngài sẽ băng bó những vết thương trong thâm tâm, sẽ làm cho Chủng sinh mê say công việc trong sự trầm lặng và cầu nguyện, sẽ hướng dẫn họ, trên con đường kỷ luật. Phải, các Chủng sinh đã phải sớm bỏ Đại chủng viện ra sống vào cuộc đời chìm nổi thất thường, lắm lần vô đạo và nhơ nhuốc của những trại lính: những tâm hồn đơn sơ ngay thẳng đã chứng kiến bao nhiêu thù hằn, hiểm độc và gian ngoa. Giờ đây muốn cho họ tẩy xóa những ý tưởng đen tối, rút lấy kinh nghiệm của cuộc đời loạn lạc, của những cảnh bê tha để quyết tâm làm linh mục thánh hóa và cứu tất cả hạng người khốn nạn, không ai hơn Angelo Roncalli. Ngài đã qua các trại lính, Ngài đã gánh hết tâm sự của binh sĩ lúc sống và nhất là trong giờ sau hết, Ngài đã yêu thương các tâm hồn đáng thương ấy, vì lắm lần những điều đáng tiếc xảy ra trong đời họ chỉ vì gần bạn xấu, xa gia đình, không ai chỉ bảo. Từ phút đầu của cha Roncalli được tất cả Chủng sinh tín nhiệm.

Câu lạc bộ sinh viên

Tầm mắt của Giáo sư Angelo Roncalli vượt ra ngoài bốn vách tường của chủng viện. Trước lúc ra ngoài mặt trận Ngài lãnh dạy lớp giáo lý cho phụ nữ ở nhà Đại Chúng (Cossa del Popolo), Ngài lập hội các Ông tư-thánh, lập hội Thanh niên Công giáo. Những lớp giáo lý của Ngài rất hữu ích và hấp dẫn đến nỗi Đại học Bình dân mời Ngài dạy các bài vở ấy tại Giảng đường Đại học này.

Một phát khởi rất mới mẻ đối với thời bấy giờ là cư xá sinh viên: nhận thấy nhiều Sinh viên đến Bergamo học, nhưng không nơi nào đủ điều kiện tinh thần cũng như vật chất để tiếp đón chúng, khiến cho một số đâm ra chơi bời hư hỏng, Giáo sư Angelo Roncalli chạy kiếm tiền tậu cái lâu đài cũ tên là Marenzi ở giữa Tòa Giám mục và Đại Chủng viện để mở rộng cửa tiếp đón nhiều sinh viên từ tháng 11 năm 1918.

Làm nhiều nói ít, lạc quan và ham chiến đấu, ở đâu có khó khăn, ở đâu có linh hồn phải nguy hiểm, đau khổ, ở đó có Angelo Roncalli; Ngài sẵn sàng để đối phó với những khó khăn mới.

Angelo Roncalli thích chiến đấu, thì một chiến trường khó khăn hơn được Tòa thánh dành cho Ngài.

Bước vào địa hạt quốc tế: Thánh Bộ Truyền giáo

Đầu năm 1921 Đức Hồng Y Van Rossum Tổng Trưởng Thánh Bộ Truyền Giáo gửi thư mời cha Angelo Roncalli về làm việc ở Bộ. Cha Angelo rất ái ngại chỉ sợ bỏ dở bao nhiêu công việc mình đang làm ở Bergamo và không ham đời sống ở trong Tòa-Bộ, Angelo gửi thư xin Đức Hồng Y Ferrari Tổng Giám mục thành Milan cho ý kiến. Mặc dầu đau nặng ở cổ không còn nói được nữa, Đức Hồng Y cố gắng trả lời rất vui vẻ: “Cha Giáo thân ái ! Cha biết tôi quý mến Cha chừng nào ? Ý của Giáo Hoàng “đỏ” tức là ý của Giáo Hoàng trắng: Thành thử là ý của Thiên Chúa. Hãy bỏ tất cả mà ra đi: Phúc lành của Chúa sẽ theo Cha khắp nơi !” ( Người ta thường gọi Đức Hồng Y Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo là Giáo Hoàng đỏ). Angelo Roncalli vâng lời ra đi. Ngày 18 tháng 01 năm 1921 Ngài bước chân vào Thánh Bộ Truyền Giáo ở Piazza di Spagna lần đầu tiên: Ngài được đón tiếp nồng hậu và khích lệ nhưng công việc của Ngài là công việc mới, phải kiếm cho ra một chỗ nào để dọn một bàn giấy nho nhỏ đã. Đang lúc chờ đợi ngài được phép về Bergamo dạy cho xong niên khóa, thỉnh thoảng về La-mã theo dõi công việc.

Tháng 4 ngài được thăng chức Giám-chức thân gia của Đức Giáo Hoàng và tháng 6 Ngài dâng lễ ở làng để từ giã. Mấy bà nhà quê thấy bộ áo tím của Đức Ông Angelo Roncalli liền hỏi mẹ Ngài:

“Con thím lên chức gì mà mặc áo tím như Đức Cha?”. Bà già chất phác trả lời: “Tôi cũng chả rõ, đó là việc các cha họ sắp đặt với nhau”.

Sau trận thế chiến thứ nhất công việc truyền giáo gặp thêm nhiều khó khăn. Dân Á Phi sống dưới ách đô hộ của Âu Châu từ trước vẫn nghe Anh, Pháp hùng cường nhất, nhân đạo nhất và đi truyền đạo Công giáo hoặc Thệ phản. Nhưng trong lúc chiến tranh họ nhận thấy các dân Âu Châu chém giết nhau, kém bác ái và không hùng cường mãi được. Óc cách mạng nổi lên, các dân tộc Á Phi quyết lật đổ chế độ thuộc địa. Thánh Bộ Truyền Giáo muốn triệt để mở mang các xứ truyền giáo và đào tạo hàng giáo sĩ bản xứ, theo tinh thần Thông điệp Maximum illud của Đức Benedictô XV. Đức Bênêđictô XV cũng đã đặc biệt chú trọng đến Giáo Hội bên Đông, nên Ngài đã lập thêm Thánh bộ Giáo Hội bên Đông tỏ lòng Ngài ân ái đối với anh em Chính thống giáo và xem họ là những người theo Thiên Chúa giáo từ lâu, khác với Bộ Truyền giáo xem sóc nơi có đa số dân ngoại đạo chưa biết Thiên Chúa. Chúa Quan Phòng xếp đặt các bạn thân của Đức Cha Radini Tedeschi nối tiếp nhau trên ngôi Giáo Hoàng: Đức Benedictô XV dạy gọi Angelo Roncalli về Thánh Bộ Truyền giáo; còn Đức Hồng Y Ratti ba năm trước đây được phái sang làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Ba Lan với sứ mệnh tìm cách liên lạc với Nga sô đang ở giữa cuộc cách mạng. Ngài còn nhớ Angelo Roncalli vị linh mục trẻ tuổi đã xin Ngài hướng dẫn để viết sách ở thư viện Ambrosiana, nên hôm trước ngày Mật-tuyển-hội, gặp nhau ở công trường thánh Phêrô, sau lời chào hỏi, Ngài đã bảo Roncalli: “Chúng ta mong ở tân Giáo Hoàng hai điểm quan trọng: Truyền giáo và Hòa bình”. Mấy ngày sau chính Đức Hồng Ratti đắc cử Giáo Hoàng lấy tên là Piô XI. Vừa thấy làn khói trắng, Đức Ông Roncalli liền chạy vào Vatican lúc ấy Đức tân Giáo Hoàng sắp vào điện Sixtime để các Hồng Y bái kính lần thứ ba. Vừa trông thấy Đức Ông Roncalli, Đức Hồng Y Van Rossum liền tiến đến, vẻ hoan hỷ lộ trên cặp mắt của Ngài: “Đức Ông ! Tôi đã chúc mừng Đức Thánh Cha sau lúc Ngài đắc cử và Ngài bảo tôi : Đức Hồng Y ạ ! tôi muốn làm xong ngay công việc Tấn giáo”.

Chúng ta đoán được Đức Ông Roncalli vui biết chừng nào vì hội Tấn giáo là hội Đức Ông phải lo tổ chức. Mấy tuần sau, Đức Piô XI ban Tự sắc Romanorum Pontificum, ngày 03-5-1922, nhắc hội Tấn giáo, hội Chúa Hài Nhi và hội Thánh Phêrô lên hàng hội Giáo Hoàng và đặt trụ sở hoạt động tại La-mã; Hội Tấn giáo lập ra tại Lyon năm 1822, với mục đích góp tiền và cầu nguyện giúp các xứ truyền giáo, Hội Chúa Hài Nhi lập ra năm 1843 do Đức Cha Forbin Janson, với mục đích giúp các trẻ em ở Trung Hoa và khắp thế giới bằng tiền của và lời cầu nguyện; Hội Thánh Phêrô Tông đồ được thành lập năm 1889 do bà Stophanie Cottin Bigard với mục đích giúp đào tạo hàng Giáo Sĩ bản quốc bằng tiền của và lời cầu nguyện.

Đức Ông Roncalli vừa điều khiển Hội Tấn giáo, vừa chỉnh đốn việc tổ chức cả ba Hội Giáo Hoàng. Ngài lo lập nội quy mới và theo tinh thần truyền giáo của Đức Giáo Hoàng, và đồng thời Ngài cũng là Giám đốc toàn quốc Hội Tấn giáo tại Ý. Để phổ biến tinh thần truyền giáo và kêu gọi sự hy sinh của các tâm hồn cũng như sự cọng tác của các giáo dân, Đức Ông Roncalli từ năm 1922-1924 không ngừng viết báo, biên thơ, đi diễn thuyết khắp nơi ở Âu Châu như : Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Hòa Lan ...

Sau lúc Ngài lên ngôi Giáo Hoàng, Thánh Bộ Truyền Giáo đã xuất bản một quyển sách ghi lại những bài Ngài viết ngày xưa để cổ động, kêu gọi lòng yêu thương các linh hồn chưa biết Chúa, nhan đề là “La propagazione della fede, Scritti do don Angelo Roncalli”.

Mặc dù đời sống của Đức Ông Roncalli ở La-mã vô cùng bận rộn vì công việc, những công việc khẩn cấp và thánh thiện, nhưng đối với Ngài không một hoạt động nào có quyền ưu tiên trên bổn phận linh mục. Vì thế, bao giờ Ngài cũng kiếm thời giờ để làm việc Tông đồ trực tiếp như giải tội, giảng dạy, giúp tĩnh tâm cho linh mục và giáo dân.

Triển lãm truyền giáo tại La-mã năm 1925

Thế chiến đã kết liễu, nhưng thế giới chưa thoát khỏi tàn phá đã lo sợ một chiến tranh khác và chịu khủng hoảng về kinh tế. Riêng nước Ý năm 1922, vua Victor Emmanuel III mời Benito Mussolini lập Chính phủ, nhưng đến năm 1925 Ông Mussolini truyền giải tán Quốc hội, các đảng phái chính trị tan rã. Chế độ độc tài Phát-xít khỉ sự hoành hành. Đức Piô XI nhận định tình hình thế giới rõ rệt. Một sử gia lỗi lạc người Đức, ông Josef Schmidlin cho Ngài là một trong những vị Giáo Hoàng nổi tiếng nhất trong lịch sử Giáo Hội, Ngài chính là một vị Thủ lãnh có nhiều ý kiến mới mẻ, và đủ nghị lực để thực hiện, Ngài có một bộ óc thông minh vừa xem qua vấn đề, Ngài liền hiểu việc, biết người, Ngài hay bị người ta cho là quyền uy, vì Ngài là con người hoạt động mau lẹ, quyết định chắc chắn, không thích do dự, Ngài quyết đổi thay tự căn rễ và kết quả là phong các Giám mục Trung Hoa đầu tiên, lập ba Đại học Công giáo tại Trung Hoa, xây nhiều trường, nhiều trung tâm y tế. Nhiều xứ truyền giáo được Giám mục bản quốc tiên khởi và năm 1924 Đức Khâm mạng Tòa Thánh Constantini đã hội Công đồng thứ nhất tại Trung Hoa cũng như Đức Khâm mạng Dreyer đã hội Công đồng Đông Dương thứ nhất năm 1934. Đầu tháng 5-1923 Đức Piô XI đã tuyên bố với các Hồng Y là Ngài định tổ chức một cuộc triển lãm Truyền giáo và Năm Thánh 1925, và đặt Đức Ông Roncalli trong ủy ban tổ chức năm thánh. Cuộc triển lãm đầy ý nghĩa đã làm cho giáo dân khắp thế giới tụ họp tại La-mã trong năm toàn xá nhận thấy một cách cụ thể sự hy sinh của các vị Tông đồ và công cuộc truyền giáo ở Á , Úc, Phi và Nam Mỹ. Các tác phẩm về phong tục, mỹ thuật hội họa, đủ sắc màu được chưng bày và giải thích. Đức Piô XI rất thỏa mãn và ban khen Đức Ông Roncalli cũng như một số đông cộng tác viên đã tổ chức triển lãm mà ngoài quan hệ về tôn giáo, còn rất giá trị về nhân sinh và nhân chủng học. Đức Piô XI là một vị lãnh tụ sáng suốt và cả quyết, không vì nhìn bên Tây mà quên bên Đông. Hơn thế, với thời gian làm Sứ thần Tòa Thánh tại Ba Lan, Ngài hiểu hơn cả cái hiểm họa Cộng sản đang đe dọa thế giới, đang lúc thế giới chưa nghĩ đến. Ngài biết ở Nga sô đang huấn luyện nhân tài cho các Quốc gia và ngay năm 1922 họ mở một trung tâm tại Mạc Tư Khoa để huấn luyện cấp lãnh đạo Cộng sản Trung Hoa.

Đang lúc Đức Piô XI chăm chú đến Đông Âu thì tháng 02-1925 Đức Quản Lý Tông Tòa thuộc nghi thức Latinh tại Sofia qua đời. Ở Bảo gia lợi có 50.000 tín đồ Công giáo, Tòa Thánh cần phải săn sóc đến họ, và nối chặt mối bang giao giữa Vatican và Bảo gia lợi, cũng như những nước lân cận. Có nhiều vấn đề phức tạp cần phải giải quyết, Đức Piô XI nhận thấy cần một vị đại diện đích thân liên lạc với chính quyền, với giáo sĩ và tín đồ Công giáo cũng như các Giáo đoàn khác. Trong trường hợp đặc biệt như vậy, Tòa Thánh thường đặc phái một vị kinh lược Tông Tòa, để quan sát, phúc trình và đề nghị các giải pháp thích ứng.

IV.

Kinh lược tông tòa

rồi

Khâm mạng tòa thánh tại Bảo gia lợi

Đức Piô XI tìm một vị kinh lược Tông tòa cho Bảo Gia Lợi

Đức Piô XI thinh lặng theo dõi tình hình chính trị ở Bảo và đồng thời tìm một người khả dĩ đảm đương sứ mệnh khó khăn, Đại diện Tòa Thánh ở Bảo. Hè 1924 Đức Thánh Cha sai Đức Ông Tisserant (sau này là Hồng Y) cùng với linh mục Cirillo Korolewskj sang Bảo mua sách cần cho thư viện Vatican, Ngài cũng ủy thác cho họ công việc dò xem tình hình chính trị và tôn giáo. Họ đề nghị sai một Kinh lược Tông tòa. Đức Thánh Cha liền gọi Cha Papadopulos Bồi thẩm Thánh Bộ Giáo Hội Đông phương. Ngày 03-3-1925 Đức Ông RONCALLI được tin Đức Thánh Cha chọn làm Tổng Giám mục Kinh lược Tông tòa tại nước Bảo Gia Lợi, đồng thời Đại diện Tông tòa xem sóc tín đồ thuộc nghi thức Latinh của xứ nầy, Đức tân Tổng Giám mục được 44 tuổi.

Đức Thánh Cha Piô XI không thể tìm ra một người nào khác xứng hợp với chức vụ khó khăn nầy, vì Đức Cha RONCALLI đủ tài đức, đủ hy sinh, can đảm, đã được huấn luyện lâu ngày trong những công việc quan trọng và nói được đã sống trong bầu không khí của Đông Âu, nơi mà Ngài mến yêu từ lâu. Đông Âu là quê hương của nhiều Thánh phụ, mà Ngài là giáo sư khoa Thánh phụ ở Đại Chủng viện Bergamo cũng như ở Đại Chủng viện La-mã. Chúa Quan Phòng khéo sắp đặt cho Đức Cha RONCALLI về trong thế giới của Ngài.

Lễ phong chức của Ngài đã cử hành ngày 19-3 nhằm lễ Thánh Giuse tại nhà thờ thánh Ambrôsiô và Carolo al Corso. Đức Piô XI muốn cho ngày ấy nên ngày lịch sử, nên đã dạy Đức Hồng Y Tacci Tổng Thư ký Thánh Bộ Giáo Hội Đông Phương chủ phong. Hai vị phụ phong là Đức Cha Marchetti Selvaggiani (sau làm Hồng Y) và Đức Cha Palica Phó Quản lý địa phận La-mã.

Đức Cha RONCALLI khiêm tốn và bình tĩnh vâng theo ý Chúa như khẩu hiệu của Ngài: “Vâng lời và Bình an”. Ngài về Sotto il Monte sống với hai cụ thân sinh những ngày hạnh phúc nhất. Ông thân sinh lúc ấy 71 tuổi và bà thân mẫu 68 tuổi, cả làng vui sướng đón mừng Đức Cha họ quí mến và Ngài làm tăng nỗi hân hoan của họ vì mỗi ngày Ngài thăm viếng các gia đình trong xứ. Ít ngày sau Ngài tạm biệt gia đình bạn hữu và lên chuyến xe lửa, Simplon-Express từ Milan. Theo Ngài có một cha Dòng Benedictô người Bỉ làm thư ký tên là Don Costantino Bosschaets.

Chương nầy và chương sau trả lời cho những ai thắc mắc tại sao lúc Ngài đắc cử Giáo Hoàng, không báo chí sách vở nào nói rõ các hoạt động của Đức Cha RONCALLI ở Đông Âu. Thường các báo chí chỉ nhắc qua vài hàng thôi. Đây chúng tôi xin phép nhắc qua những hoạt động chính của Đức Cha RONCALLI mà thường vì khiêm tốn không bao giờ Ngài nhắc đến.

Tình hình chính trị ở Bảo

Đức Cha RONCALLI và linh mục bí thư đến kinh đô Bảo Gia Lợi ngày 25-4-1925 giữa lúc dân chúng đang sống những giây phút khiếp sợ, giữa bầu khí khét mùi súng đạn.

Thực thế, giặc nội xảy ra trong nước từ năm 1919. Năm 1921, đang lúc vua Boris dự cuộc diễn binh tại Sofia, một quả bom đã nổ kế bên vua. Nội năm 1924 ta đếm được 200 vụ ám sát vì lý do chính trị và tháng 4-1925 sau vụ ám sát hụt vua, thì đến lượt thủ tướng Kimon Gheosiev của Bảo Gia Lợi bị giết. Ngày 16 tháng ấy trong lễ đám tại nhà thờ Chánh Tòa Chính Thống, một quả bom nổ một cách khủng khiếp, vua Boris thoát nạn lần nữa, đang lúc 123 người thiệt mạng và 300 người bị thương trong nhà thờ. Nước Bảo Gia Lợi là một địa điểm quân sự quan trọng ; từ 2000 năm đất Bảo là con đường giao thông quân sự. Vào cuối thế kỷ 12, nước Bảo hùng cường và thôn tính các nước khác như Serbie, Croatie, Hy lạp và Albanie. Dân chúng chuyên nghề nông, nhưng miền nào cũng có phố phường. Mỹ thuật và văn hóa cũng như thương mãi, kỹ nghệ được phát đạt. Năm 1453 thành Constantinople sụp đổ và dân Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm Bảo Gia Lợi. Ách đô hộ của Thổ không quá cay nghiệt nên dân Bảo còn giữ được đồng nhất tính cũng như tiếng nói Slavonic của họ.

Năm 1878, nhờ sự sụp đổ của Thổ Nhĩ Kỳ mà Bảo Gia Lợi được giải phóng và thành một quốc gia. Điều đáng chú ý là hồi ấy tất cả các nước bên Balkan đều có một vị Quốc trưởng thuộc dòng giống Đức: Ông Hoàng Ferdinand de Saxe-Coburg Gotha làm vua nước Bảo năm 1908. Giòng Hobenzollerns cai trị nước Lỗ Ma Ní; và một ông Hoàng xứ Bavière cai trị nước Hy lạp; xứ Albanie ở dưới sự điều khiển của ông Hoàng Wield. Các cường quốc đều tranh giành ảnh hưởng ở vùng Balkan. Nga muốn điều khiển cả miền ấy. Áo, Hung cũng muốn chiếm đoạt, chính trong nội bộ của mỗi nước ở miền Balkan cũng có đảng phái do cường quốc nầy hay cường quốc khác từ bên ngoài điều khiển vào. Do đó sinh giặc nội không ngừng và dân sự xiêu-cư, trục xuất, giòng vua bị tiêu diệt ...

Nga xúi một sinh viên người Serbie ám sát thân-vương Ferdinand và Đông-cung sẽ lên ngai vàng của Áo-Hung. Vụ này nhóm lên ngọn lửa của thế chiến thứ nhất. Vì Bảo về phe Đức-Áo nên sau chiến tranh lãnh thổ bị cắt bớt, phải trả những khoản bồi thường và nhiều người Bảo từ Nam Tư, Hy lạp, Lỗ Ma Ní, nhất là Macedonia bị trục xuất lục tục kéo nhau về. Tình hình chính trị sau trận Thế chiến thứ nhất rất rối beng, vừa bị tổn thương nhân mạng, lãnh thổ, tài chánh, vừa phải cứu cấp bao nhiêu người di cư. Hơn thế Nga vẫn quấy rối, xúi giục bọn bất mãn đối lập gây nên cuộc ám sát vua Boris và Thủ tướng Kimon Gheeorgiev như ta thấy ở trên.

Tình hình tôn giáo

Tình hình chính trị đã rắc rối mà tình hình tôn giáo cũng không kém phần khó khăn. Tám mươi lăm phần trăm dân Bảo theo Chính thống giáo. Nhưng họ thuộc phái Chính thống ít nghịch Công giáo nhất ; ngoài ra còn một nhóm theo Hồi giáo và một nhóm theo phái Can-vi-nít. Người Công giáo được 5 vạn, chia ra làm hai khu vực lớn gồm 4 địa hạt, hai thuộc nghi thức Latinh, 1 Hy lạp và một hạt di cư. Một trong những điều rắc rối về phương diện tôn giáo liên quan đến vấn đề ngoại giao là sự bảo vệ của Pháp. Pháp rất thân thiện với Thổ, nên lãnh sứ mệnh bênh vực giáo dân khỏi bị Thổ khủng bố. Đa số tu sĩ, nữ tu truyền giáo ở Bảo là người Pháp. Các lợi lộc ấy cũng mang theo đôi điều bất tiện, tỉ dụ giáo dân thuộc nghi thức Latinh phải lần hạt và đọc kinh ở nhà thờ bằng tiếng Pháp.

Tại sao giữa tình trạng chính trị và tôn giáo tối đen như thế mà Tòa Thánh lại đưa sang một vị Kinh Lược, liệu Ngài có làm gì được bền vững chăng ? Hay sẽ gặp thất bại và gây thêm ác cảm vì tình thế xoay chuyển, vì vị trí bất lợi?

Đức Piô XI có một bộ óc sáng suốt, nhìn rộng thấy xa, Ngài thấy sau khi Thổ sụp đổ, ở miền Balkan chỉ còn một sức mạnh chi phối, đó là áp lực của Nga Sô. Dân Bảo đâu có thích cái áp lực đó, họ cũng chẳng có thiện cảm với phái Chính thống Nam Tư hay Hy lạp hiện đang điều khiển họ, ngược lại, họ có thiện cảm với Công giáo. Dân Công giáo lúc ấy lại tăng số vì nhiều giáo dân từ Nam Tư và Thổ di cư đến. Vì những lý do đó, chính phủ Bảo muốn bang giao với Vatican. Sự hiện diện của vị Kinh Lược Tông Tòa khiến toàn dân Bảo, Chính thống cũng như Công giáo vô cùng hoan hỉ, vì đó là một vinh dự cho quốc gia. Từ 4 thế kỷ nay chưa hề có một vị đại diện chính thức của Tòa Thánh ở Bảo. Đức Piô XI cũng hy vọng sự hiệp nhất sau nầy giữa Chính thống và Công giáo.

Đức Piô XI lại đặt Tòa Kinh Lược ở Sofia, vì nước Bảo xa ảnh hưởng phái Tam điểm của Clémenceau (Pháp), của Lloyd George (Anh), cũng như ít chịu ảnh hưởng của Nga Sô hơn các nước Hy lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.

Đối với dân Bảo thuộc giòng giống Thổ và Hung, nói tiếng Slavonic mà lại theo phong tục công giáo, vị Kinh Lược Tông Tòa sẽ làm những gì để cứu họ, để làm cho họ tin tưởng ở Tòa Thánh ?

Trước tiên Ngài phải làm sao cho anh em công giáo thuộc nghi thức bên Đông cảm thấy họ cũng được tôn trọng như anh em thuộc nghi thức Latinh; phải lập một hàng giáo sĩ bản quốc, đủ khả năng; phải cứu trợ dân chúng vì họ đói khổ, Ngài phải được sự tín nhiệm của chính phủ Bảo; Ngài không được xích mích với quyền lợi nước Pháp. Ngài phải gây thiện cảm giữa giáo phái Chính thống. Ngài phải nhớ rằng ngoài chức vụ Kinh lược Ngài còn phải mang thêm một chức vụ Đại diện Tông Tòa. Để tóm tắt chương trình của Ngài, Đức Cha RONCALLI đã tuyên bố một cách đơn sơ trong bài giảng đầu tiên tại Sofia “Xin anh em đừng tìm nơi tôi một nhà ngoại giao hay một chính trị gia, tôi chỉ là một linh mục ... Tôi quyết học tiếng Bảo để thông cảm với anh em”.

Vị Kinh Lược Tông Tòa xưng mình là một linh mục, và quyết sống như một linh mục xứng danh vị ấy. Ngài trú ngụ ở nhà cha xứ của xứ Svate Bogoroditza và ngoài cha Constantino Bosschaerts Ngài còn một vị thư ký thứ hai là cha Methodius Ushtikoff dòng Đức Bà Mông Triệu, cha nầy quê ở Bảo, chính ngài dạy tiếng Bảo cho Đức Kinh Lược.

Ngài khởi đầu công việc bằng những cuộc thăm viếng. Bốn ngày sau khi đến Sofia, Ngài đã vào yết kiến vua Boris, vua liền có thiện cảm và cầm Ngài ở lại nói chuyện đến một giờ rưỡi. Tiếp đó Ngài đã đến chào thăm Bộ Trưởng Ngoại giao và Đại sứ Pháp tại Sofia, rồi Ngài lần lượt thăm các Tu viện, các tổ chức công giáo ... Ngài không quên vào bệnh viện ân cần thăm hỏi các bệnh nhân, khiến cho một giáo sĩ chính thống quá cảm kích đã kêu lên: “Phải mà các bề trên của chúng tôi cũng săn sóc chúng tôi như Đức Kinh lược Tòa Thánh”.

Những cuộc kinh lý đầy hiểm nguy

Ba tháng sau, Ngài khỉ sự viếng thăm cả nước, để tiếp xúc với các giới hầu thấu hiểu, thông cảm với mọi tầng lớp và làm việc cho đúng kế hoạch. Đây chúng tôi thuật lại một đôi mẩu chuyện trong những cuộc hành trình của Đức Kinh lược Tông Tòa. Ngay mấy tháng đầu Ngài đã âm thầm rảo khắp nước Bảo, nói được không một nơi nào mà Ngài không bước tới. Từ Sofia Ngài đi Burgas gần Hắc Hải rồi về Yamboli. Ngài từng thăm làng mạc ở Gadzilovo, Topuzlari Doruchi, Ngài không quên Sliven một trung tâm thương mại quan trọng, trước lúc về, Ngài thăm thành Stara Zagora. Sliven là một nơi huấn luyện tông đồ đầy hứa hẹn, nhưng ở đó các cha dòng Phục Sinh tận tụy hoạt động trong cảnh khó nghèo tột mức.

Trong chuyến hành trình thứ hai, Ngài viếng thăm những địa điểm sát biên giới Hy lạp và Thổ Nhĩ Kỳ như Svilengrad Adrianopoli, Pakrovan, một nơi núi non hiểm trở, tuy phong cảnh rất ngoạn mục nhưng xa vắng và hay gặp cướp bóc.

Nghe nói đến cuộc viếng thăm của một vị Kinh lược Tông Tòa, chúng ta liên tưởng ngay đến cảnh tượng tấp nập sum vầy: nào giáo sĩ, nào hội đoàn, cờ quạt đèn đuốc, nào những cuộc tiếp tân tưng bừng. Không những cuộc viếng thăm của Đức Kinh lược Tông Tòa RONCALLI khác sự tưởng tượng của chúng ta, nó còn giống cuộc đời khiêm tốn của Chúa Giêsu trong Phúc âm.

Lúc đi Pakrovan vừa được nửa đường thì cảnh sát phải chận xe Ngài và cho một toán cảnh binh hộ vệ cho khỏi hiểm nghèo. Sau lúc đi được 50 cây số như thế Ngài qua đò, bên kia sông đã có một con ngựa chực sẵn để đưa Ngài. Ngài ở lại trong một nhà xứ chật hẹp làm bằng đá không sơn quét gì cả. Nhà tối đen và phải cần đến đường nứt ở vách mới trông thấy, trong một góc nhà chỉ có hai cái giường mà cha xứ và cha phó nhường cho Đức Kinh lược và vị thư ký ... Ngài lại ra đi giữa mưa gió. Lẽ đáng có xe hơi đợi Ngài ở bờ sông, rủi thay tài xế sợ quân cướp nên không đến như đã hẹn. Bây giờ chỉ còn một nước lên ngựa. Đến sườn núi Ngài gặp lính canh biên giới họ đưa Ngài về trại. Đêm ấy đồn trưởng cho Ngài một cái giường xếp, các người khác phải nằm dưới đất, hai hôm sau họ đã thuê được một chiếc xe có hai bò kéo để đưa Ngài đi. Lúc ra đi viên đồn trưởng có lòng lo lắng yêu cầu Ngài giấu Thánh giá, nhẫn và những tua ở mũ vì sợ quân cướp để ý. Chúa đã gìn giữ Ngài đi bằng an vô sự. Đang lúc ngày trước bọn cướp đánh phá xe phát thư và để lại ông tài xế nằm mê man giữa đường. Ngài đến Svilengrad, Plovdiv, thành phố quan trọng sau Sofia và là một trung tâm công giáo thuộc nghi thức Latinh rất sốt sắng, đến đây chấm dứt cuộc hành trình thứ hai.

Ngài còn muốn thăm giáo dân ở Malko Ternovo vì đây là pháo đài công giáo của nước Bảo. Nhưng phần ở gần biên giới Thổ và Bắc Hải, phần đường sá xa xuôi hiểm trở, nên mọi người khuyên Đức Cha rút lui. Nhưng không cầm lòng đậu, cùng với cha Don Stefano Kartev Đức Kinh lược lên đường lần thứ ba. Ở đây Ngài đã làm êm dịu sự căng thẳng giữa chính thống và công giáo, Ngài vui vẻ tiếp xúc với mọi người, và để cho dân chúng tiếp đón cho thỏa lòng, họ xin hôn nhẫn, mời chụp hình, họ sắp hàng rước Ngài, trẻ con tung hô mừng Ngài. Đến đâu Đức Cha RONCALLI cũng giảng. Chắc chúng ta ngạc nhiên tự hỏi: “Ngài giảng thế nào ?” Đức Kinh lược trình bày 3 ý kiến vắn tắt, cha thư ký dịch ra tiếng Bảo, tiếp theo ba ý kiến vắn tắt khác, cha thư ký lại dịch nữa, cứ thế độ nửa giờ, và thính giả chăm chú cảm động vì những lời lẽ thành thực và sự cố gắng của Đức Kinh lược.

Bất cứ ở xứ đạo nào, Ngài cũng hiền hậu vui vẻ tiếp đón mọi người và không bao giờ đòi hỏi. Ngài đã được dịp tiếp xúc với Đức Giám mục Chính thống Stefan và nhiều nhân vật thuộc chính thống. Đến đâu Ngài cũng đánh tan ngờ vực, bầu không khí trở nên thành thực, thân mật. Nên xong lần kinh lý Ngài tổ chức tĩnh tâm cho một nhóm linh mục ngày 10-8-1925.

Tuy công việc của Ngài thinh lặng, nhưng cả nước Bảo đều chú ý. Ngay trong mấy tháng đầu, lúc kinh lý về, phóng viên các báo đến phỏng vấn và nhiều tờ, chẳng hạn như báo “La Bulgaria” ở Sofia đề ngày 7-8-1925, đã đăng một bài tường thuật rất đầy đủ. Họ kết luận “Dân Bảo đầy thiện cảm với Đức Kinh lược, và chúng tôi khen ngợi đức hy sinh và tính thành thực của Ngài trong công việc nặng nhọc và cao cả hằng ngày”.

Năm 1928 Bảo lâm nạn động đất. Trước tất cả mọi người Đức Cha RONCALLI chạy đến nơi bị nạn và giúp đỡ yên ủi những người phải tang sầu đói khổ. Chính đảng cướp IMRO khét tiếng tàn bạo và hỗn xược cũng không bao giờ đả động đến tánh mạng hoặc danh tiếng Ngài.

Đức Piô XI liên tiếp hoạt động và mỗi ngày thế lực tinh thần của Tòa Thánh càng nổi bật. Năm 1936 Ngài ban Thông điệp Giáo sự “Rerum Ecclesiae” về vấn đề truyền giáo, tiếp đó Ngài phong chức 6 vị Giám mục người Trung Hoa. Năm 1929 Tòa Thánh ký Hòa ước Latran với nước Ý: Vấn đề bang giao giữa Tòa Thánh và Ý được giải quyết; năm 1931 Đức Piô XI lại ban Thông điệp Tứ thập niên (Quadragesimo anno) về vấn đề xã hội. Trong giai đoạn nầy Mỹ phải khủng hoảng kinh tế, ở Âu Châu Hitler và Mussolini đã lập chế độ độc tài trên hai nước Đức-Ý. Nga Sô ngấm ngầm tuyên truyền thuyết Bon-sơ-vích khắp thế giới. Các nhà cầm quyền lo ngại: Họ thấy viễn ảnh một thế chiến thứ hai với những cuộc tàn phá tiêu diệt thê thảm cho đất nước họ. Họ trông thấy chỉ còn một thế lực tinh thần không thiên vị và cũng không khiếp sợ, sẵn sàng bảo vệ kẻ yếu, binh vực chân lý và hoạt động cho hòa bình thế giới, đó là Tòa Thánh Vatican mà mọi quốc gia bạn cũng như thù đều kính nể.

Đức Cha RONCALLI thăng chức Khâm Mạng Tòa Thánh

Chính vì những lý do đó và nhờ sự sắp đặt của Đức Cha RONCALLI mà năm 1926 vua Boris và Ngoại trưởng Buroff chính thức đến yết kiến Đức Piô XI và vị Quốc vụ khanh là Đức Hồng Y Gasparri. Năm 1932 Tòa Thánh đặt Đức Cha RONCALLI làm Khâm Mạng Tòa Thánh tại Sofia. Chức mạng tuy không có tính cách ngoại giao, nhưng từ lâu chính phủ Bảo cũng như các sứ thần ngoại quốc ở Sofia vẫn kể Đức Cha như một nhà Ngoại giao, đây là một kết quả của tài ngoại giao của Ngài. Họ gọi Ngài là sứ giả của yêu thương “Monsignor del Vogliamoci bene”.

Làm Khâm mạng, Đức Cha RONCALLI vẫn tiếp tục công việc như trước. Ai cũng công nhận rằng không bao giờ Ngài dùng quyền để bắt buộc, nhưng Ngài luôn luôn nêu gương sáng và hy sinh. Ngài bắt đầu xây dựng từ nền tảng: trước hết Ngài thành lập một Chủng viện, để đào tạo linh mục tương lai, Ngài ân cần săn sóc đời sống thiêng liêng của giáo sĩ, đồng thời không quên phương diện vật chất. Như một vị Cha hiền, Ngài khuyên họ hy sinh. Nhưng Ngài lo cho họ có nhà ở đủ tiện nghi, thức ăn đủ vệ sinh. Dòng nữ tu Eucharistinki bị trục xuất khỏi Macédoine được Ngài săn sóc để lập lại cơ sở, mở nhiều trường học, bệnh xá ... Đức Cha RONCALLI đem hết tâm lực cứu trợ dân Công giáo Uniates bị trục xuất khỏi Macédoine đang phải cơ cực, sống cảnh màn trời chiếu đất. Cửa nhà Đức Khâm mạng mở rộng đón tiếp những người Chính thống Nga tị nạn, và muốn thoát ách Cộng sản. Ngài bãi bỏ lối đọc kinh ở nhà thờ bằng tiếng Pháp và dạy dùng tiếng bản xứ.

Đối với mọi người bất cứ giàu, nghèo, già trẻ, lương giáo, Đức Khâm mạng có lời an ủi, có chút quà cứu trợ, và họ cảm tưởng rằng nhà Ngài là nhà của họ. Không một ai phải lạc lõng cô đơn khi bước vào Tòa Khâm mạng. Ngài vẫn giữ cái tính sẵn có: thinh lặng và hoạt động vì khiêm tốn. Ngài không muốn ai nói đến công việc của Ngài, Ngài lại thường nói: “Đức Thánh Cha sai tôi đến để an ủi anh em ... đây là quà Đức Thánh Cha gởi cho anh em”.

Báo Osservatore Romano ngày 21-11-1934 loan tin thuyên chuyển Đức Cha RONCALLI sang làm Khâm mạng Tòa Thánh tại Thổ Nhĩ Kỳ và Hy lạp.

Một bài giảng vĩnh biệt thống thiết

Dân Bảo mến tiếc Ngài vô hạn và ngày lễ Sinh nhật năm 1934 họ chen chúc nhau trong đền thờ Chánh tòa St. Josif để dự lễ trọng vĩnh biệt Đức Khâm mạng. Trong buổi lễ, Ngài đã giảng một bài để từ giã giáo dân, đây chúng tôi xin trích dịch một vài đoạn, để thưởng thức lời lẽ thành thật sốt sắng không có một tí gì là có vẻ tìm tòi, nhưng tự lòng thương yêu chan chứa của một người cha phát ra. Ngày nay trên ngôi Giáo Hoàng, Ngài vẫn giảng như thế.

“Hôm nay là ngày Sinh nhật của Chúa chúng ta, và hôm nay Cha ở với chúng con lần cuối cùng, cha đã phải nén lòng để nói lên điều ấy với chúng con”. Nghe câu đó cả nhà thờ rướm lệ. Ngài tiếp: “Nhưng chúng con biết ta là khách lữ hành trên mặt đất này, và dù ta mến nhau đến độ nào đi nữa, có một ngày ta phải lìa nhau để rồi gặp nhau trên thiên đàng ... Chúng ta là người Công giáo vì thế chúng ta muốn nghỉ ngơi trong sự bình an của Chúa Kitô. Chúng ta muốn có thiện chí và để chứng minh thiện chí của chúng ta, chúng ta luôn luôn sẵn sàng vác Thánh giá. Cha sung sướng vì đã biết chúng con. Cha ra đi với một lòng quí mến chúng con, và tôn trọng xứ sở chúng con. Xin Chúa luôn luôn hộ phù chúng con, và gìn giữ bầu trời quang đảng trên đất nước chúng con. Cha muốn chứng minh trước bàn thờ Chúa rằng dân tộc Bảo, từ những nhân vật tối cao cho đến một người thường dân đã quí mến tôn trọng chức vụ của cha, và chúng con được cả thế giới quí trọng. Cha không bao giờ thôi nói điều đó”.

Ngài nghỉ một lúc, bài giảng của Ngài như một câu chuyện thân mật giữa ngài với thính giả. Đôi mắt ngấn lệ của họ như trả lời, như xác nhận sự quí mến và lòng cám ơn vô bờ bến.

Đến đây Ngài nói về chính mình Ngài: “Còn phần Cha, Cha đã giúp chúng con rất ít, Cha đã lỗi lầm trong nhiều phương diện, vì các khuyết điểm của Cha, vì khả năng của Cha có giới hạn, và cũng nhiều lần vì Cha biếng trễ, mặc dù Cha cố gắng tránh cho khỏi làm phiền lòng bất cứ ai ... Xin chúng con khác nào anh em trung hậu, tha thứ cho Cha về những điểm ấy. Cha cũng là một người như chúng con”.

Sau khi nhắc đến anh em Chính thống giáo, Ngài hít vào một hơi dài, nhìn bổn đạo và tiếp :

“Thôi các con quí mến, Cha sắp lìa các con ...” Chúng con không lầm Cha với Constantino đại đế. Dù sao giữa Constantino với Cha cũng có điều tương tự. Lúc Hoàng đế Constantino định xây một kinh đô ở phía Đông của Đế quốc La-mã, ông liền bỏ La-mã sang thành đó, giờ đây là thành Sofia và ông tuyên bố “Sardica là La-mã của ta” (Roma mea est Sardica). Ông ước muốn xây kinh đô bên Đông tại Sofia. Nhưng Chúa định thế khác. Hoàng đến Constantino phải đổi chương trình và xây kinh đô nơi bây giờ là thành Constantinople. Cha cũng thế từ La-mã đến Sardica và từ đây Cha sắp đi Constantinople. Nhưng về điểm nầy không phải mọi sự giữa Cha và Constantino đều giống nhau cả đâu ...’’

“Bây giờ Cha ra đi Cha sẽ mang theo một kỷ niệm quí báu nhất, và để lòng Cha lưu luyến với nước Bảo được vĩnh viễn, Cha đã xin Tòa Thánh đổi Tòa Giám mục tước hiệu của Cha”.

Tính tọc mạch bị kích thích, mọi người nơm nớp đợi chờ, xem thử đổi Tòa Giám mục tước hiệu liên can với Bảo của họ làm sao:

Đức Khâm mạng RONCALLI thủng thẳng tiếp: “Lúc đến đây (1925) Cha là Tổng Giám mục tước hiệu địa phận Areopolis (ở Thánh địa). Lúc Đức Thánh Cha đổi Cha sang thành Constantinople Cha đã xin Ngài ban cho một Tòa Giám mục tước hiệu ở vào một chỗ đẹp, một hạt kim cương của xứ Bảo. Nay Cha không còn là Tổng Giám mục Areopolis nữa, nhưng Cha làm Tổng Giám mục tước hiệu thành Mesembria (Bảo). Như thế mỗi ngày Cha sẽ nhớ chúng con lúc Cha dâng Thánh lễ, lúc Cha ban phép lành cho dân chúng, lúc Cha phải ký một Văn kiện. Cha là Tổng Giám mục và cứ làm Tổng Giám mục của nước Bảo. Mesembria là một Tòa Tổng Giám mục cổ kính nhất của chúng con. Nhưng xin chúng con đừng quên Cha, người bạn muôn đời của chúng con ... Hôm nay lễ Sinh nhật ... Và giây phút nầy Cha nhớ đến một tập tục tốt đẹp và đầy ý nghĩa của một bước khác rất xa cách đây: Nước Ái Nhĩ Lan. Đêm áp lễ Sinh nhật, gia đình Ái Nhĩ Lan nào cũng đốt nến sáng ở cửa, để lúc kiếm chỗ trọ Đức Mẹ và Thánh Giuse biết rằng hai Đấng có thể gặp ở bất cứ gia đình nào có đốt nến sáng những tâm hồn nồng hậu mở rộng tay tiếp đón ... Không ai biết được tương lai sẽ mang lại cho chúng ta những gì. Nhưng Cha nói được với chúng con rằng: Ngày nào có một người Bảo bất cứ là Chính thống hay là Công giáo đến gõ cửa nhà Cha, bất cứ ở phương trời nào, Cha sẽ không hỏi thử người ấy là Chính thống hay là Công giáo, chỉ cần phải nói là một anh em từ Bảo đến, thì hai cánh tay Cha sẽ mở rộng để năm lấy chúng con và dọn tiệc cho chúng con. Nhà Cha cũng thắp nến sáng ở cửa chờ đợi chúng con”.

Mười lăm hôm sau Ngài lên đường sang Thổ Nhĩ Kỳ, nhà ga chật ních dân chúng, họ tự động đến vĩnh biệt Ngài: Đại diện các cơ quan Công giáo, Chính thống giáo cũng có Hy-giáo-chủ Josif đại diện, toàn thể ngoại giao đoàn, các vị Bộ trưởng, các Đại tướng. Ông Thủ tướng chính phủ tiến lại kính chào Ngài trước hết. Ngài vui vẻ cám ơn và từ biệt mọi người. Nhưng, như Ngài đã nói: “Tôi cũng là người”, nên lúc bước lên xe Ngài quá xúc cảm suýt ngã quỵ, may một Đại tướng và Sứ thần Ý vội đỡ kịp. Xe từ từ ra khỏi ga, Đức Khâm mạng cố gượng mỉm cười chào mọi người. Rồi cùng hai cộng sự viên lẳng lặng suy nghĩ đến những công việc đang đợi chờ Ngài ở Constantinople, lòng còn dào dạt những xúc cảm của phút chia ly.

V.

Mười lăm năm

trên đất Thổ nhĩ kỳ và Hy lạp

Lịch sử và tình hình chính trị ở Thổ

Chuyến xe tốc hành đưa Đức Khâm mạng Tòa Thánh RONCALLI từ Sofia đến Istanbul. Ở ga chỉ một nhân viên Tòa Khâm mạng đến đón.

Ngài âm thầm lặng lẽ về nhà.

Nét mặt Đức Khâm mạng luôn luôn điểm vẻ lạc quan và bình thản, nhưng lòng Ngài vô cùng băn khoăn, Ngài phải kiêm chức Đại diện Tông Tòa của địa phận Constantinople và Khâm mạng Tòa Thánh nước Thổ Nhĩ Kỳ lẫn nước Hy lạp. Hai nước mà ở phương diện chính trị cũng như tôn giáo, có sẵn bao điều khó khăn, rắc rối từ mấy thế kỷ để lại.

Trước tiên chúng ta nên chú ý rằng từ năm 1288 một Tù trưởng từ Trung Á tên là Osman sang chiếm vùng Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, và lập đế quốc Ottoman cho đến cuối trận thế chiến thứ nhất, giòng dõi Ottoman cứ chiếm dần các nước bên Tây. Do đó chúng ta thấy nước họ đủ mọi giống nòi, cùng theo văn hóa, phong tục và tự mẫu Á rập, Ba Tư. Họ theo Hồi giáo và tin tưởng rằng họ phải đem sự cứu rỗi đến cho các dân khác. Sau trận thế chiến thứ nhất, đế quốc cũng giòng Ottoman-Thổ tan vỡ. Một nhóm khác chiếm chính quyền, họ là những người trước kia bị Ottoman-Thổ đô hộ và ở từ tiểu-đông đến Turkestan. Họ không tin tưởng rằng họ phải đem cứu rỗi cho các dân tộc, nhưng họ có nguyện vọng lập thành một quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ. Nhóm họ gọi là “Tân Thổ”.

Trong những trường hợp nào nước Thổ Nhĩ Kỳ đã tham gia thế chiến thứ nhất và đã chịu những hậu quả nào ?

Trong thế chiến thứ nhất 1914-1918 Thổ đã tuyên chiến với Đồng Minh, nghĩa là họ đã theo phe Đức-Áo, lúc Thổ bại trận, Hy lạp thừa cơ chiếm những tỉnh của Thổ có nhiều người Hy lạp ở. Nước Anh muốn giao tất Tiểu-Đông cho Hy lạp, nên giúp Hy lạp đánh và ép Thổ ký hiệp định Sèvres, Thổ phải mất nhiều đất bên kia eo biển Bosphore. Nhưng một đoàn quân cách mạng Thổ do Mustapha Kemal chỉ huy, thề sống chết gìn giữ bờ cõi. Kemal đã thắng trận và được dân chúng ủng hộ lập chính phủ, đồng thời không công nhận hiệp định Sèvres, bắt vua thoái vị và đuổi Hy lạp ra khỏi nước Thổ năm 1923. Trong lúc đánh đuổi người Hy lạp, Chính phủ Kemal đã giết bao nhiêu người Arménie, người Hy lạp và tín đồ Thiên Chúa giáo.

Năm 1923 Kemal trở thành độc tài, lập Cộng hòa Thổ, ông tuyên bố lập một chính phủ Quốc gia cách mạng, không theo một tôn giáo nào và chịu ảnh hưởng một thế lực ngoại bang nào. Kemal lại có một chương trình canh tân rất lớn lao. Ông quyết bỏ sự tin tưởng đạo Hồi giáo sẽ cứu rỗi thiên hạ. Ông giải phóng phụ nữ khỏi những tục lệ dã man của Hồi giáo. Ông lại còn bắt cả nước bỏ tự mẫu Á rập mà dùng tự mẫu Latinh.

Để gạt bỏ tất cả những vết tích của Hy lạp ở Thổ, Kemal đã trục xuất dân Hy lạp ra khỏi nước và đành chịu rước dân Thổ ở Hy lạp về. Để cứu trợ các dân ấy phần nào khỏi đói khổ chơ vơ và binh vực dân Công giáo ở miền Địa Trung hải. Đức Piô XI quyết định Tòa Thánh phải hiện diện trên hai lãnh thổ Hy lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Đức Cha RONCALLI với chức vụ Khâm mạng Tòa Thánh tại Thổ Nhĩ Kỳ và Hy lạp, đồng thời làm Đại diện Tông Tòa xem sóc địa phận Constantinople, sẽ lưu lại đây trong suốt 10 năm, từ ngày 04-01-1935 đến tháng 12-1944, những năm khói lửa tàn khốc.

Một tang sầu đã xảy ra cho Đức Cha RONCALLI trong thời gian nầy là cụ thân sinh Ngài đã từ trần ngày 02-8-1935, thọ 81 tuổi, cụ đã sống một cuộc đời đạo đức gương mẫu trong cảnh gia đình nghèo khó, và hạnh phúc của cụ là thấy đứa con thứ ba làm đến chức Khâm mạng Tòa Thánh.

Lịch sử và tình hình tôn giáo

Tình trạng chính trị đã rắc rối như thế mà tình trạng tôn giáo lại càng khó xử biết bao! Chúng ta phải nhận hai điều nầy: Một là sự ly giáo không phải xảy ra trong một ngày, nhưng đã xảy ra dần dần; hai là tuy rằng có Chính thống giáo, nhưng Chính thống giáo không thống nhất, vì không có người làm đầu. Sự ly giáo bên Đông cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều của chính trị, đây chúng tôi xin nhắc sơ qua để quí độc giả thấy Đức Cha RONCALLI đã làm việc trong trường hợp nào.

Từ thế kỷ thứ 4, Hoàng đế Constantinô theo đạo Công giáo và dời đô sang Đông nơi thành Constantinople bây giờ. Tiếp đó đế quốc bên Tây ngày càng sa sút, còn bên Đông mỗi ngày thạnh phát hơn.

Theo óc bên Đông, vua cũng là Chủ-đạo, vì thế đến thế kỷ thứ 5, nhà vua tỏ ra lạm quyền trong các việc chuyên môn của nhà đạo: như giải quyết các vấn đề luân lý, tín lý, chính nhà vua họp Công đồng, khiến cho các Giáo Hoàng phản đối. Hơn thế vì thành Constantinople có Hoàng đế, nên vị Giáo chủ ở đó cũng xưng mình có Chủ quyền trên các Giám mục khác. Lễ nghi của họ tổ chức rất long trọng và dùng tiếng Hy lạp, thói quen gọi là nghi thức Đông phương. Còn nghi thức Latinh do Hoàng đế Charlemagne bên Tây tổ chức và bắt buộc, vì thế mà trong những lúc xung đột, người ta cho những người theo nghi thức Latinh là bọn “Frankish” nghĩa là theo Francs đời Charlemagne.

Đã sẵn có cái mầm chia rẽ vì lý do nghi thức khác nhau, vì Đông phương muốn tranh giành địa vị, nghĩ rằng Hoàng đế La-mã đóng đô ở bên Đông nên Tòa Giám mục Antioche phải trọng hơn cả và có quyền trên tất cả. Đến thế kỷ thứ 9, bên Tây giòng Nhật Nhĩ Man mạnh và lập đế vương Nhật Nhĩ Man, gây ảnh hưởng tôn giáo khiến cho Giáo chủ thành Constantinople là Phôtinô thừa dịp đó khỉ sự ly giáo vào năm 867.

Đức Giáo Hoàng ở La-mã kiếm đủ phương để hàn gắn sự chia rẽ ấy. Nhưng bên ngoài tuy hòa hợp, mà bên trong vì ảnh hưởng hai Hoàng đế La-mã - Constantinople đối địch nhau, nên về phần đạo hai bên cũng cẩn thận xem chừng nhau ....

Năm 1045 lại nổi lên cãi cọ nhau về tín lý. Đức Lêô IX sai hai Sứ Thần sang bàn giải nhưng vô hiệu quả. Trước thái độ kiêu hãnh, không vâng lời của bên Đông, hai Sứ thần liền bỏ về và ra vạ tuyệt thông Cerularius, Giáo chủ thành Constantinople. Đến năm 1472, sự ly giáo đã trở nên dứt khoát, vì bên Đông không chịu đáp lại lời Đức Thánh Cha kêu gọi đến họp Công đồng Florence, ngõ hầu đi đến sự hiệp nhất giữa Đông và Tây. Tuy gọi chung là Giáo hội bên Đông, nhưng chúng ta nên phân biệt rằng: trong số nầy có hàng giáo sĩ và giáo dân Công giáo, hoặc vẫn luôn luôn trung thành, hoặc đã trở về với La-mã. Phần đông là hạng ly giáo. Nhưng giữa anh em ly giáo, có những phần tử đã chia rẽ từ lâu, trước như phái Nestoriens, Arméniens, Coptes, Ethiopiens, Syriens và Jacobites; còn sau là phái những anh em ly giáo dưới sự hướng dẫn của Giáo chủ thành Constantinople. Khi đã chia rẽ khỏi quyền duy nhất của vị Đại diện Chúa Giêsu ở trần gian là Đức Thánh Cha, thì dần dần các hàng giáo phẩm cũng như giáo dân phải chịu chính trị địa phương chi phối, họ đã lập thành những Giáo hội Quốc gia, có một vị Giáo chủ điều khiển. Theo lịch sử, có 4 Giáo chủ Quốc gia: Constantinople, Nam Tư, Lỗ Mã Ni và Nga. Các nơi kác khắp thế giới, tuy vẫn có tổ chức tôn giáo, nhưng không có Giáo chủ cầm đầu trong một quốc gia. Như đảo Chypre, Hy lạp, Bảo, Serbie, Phần Lan, Ba lan, Nhật bản, Sinai v.v...

Dưới ách đô hộ của giòng Ottoman, Chính thống giáo vẫn được hoạt động, tuy không khỏi rắc rối, nhưng giòng Ottoman bao giờ cũng muốn cho Chính thống giáo sống xa ảnh hưởng La-mã, vì nếu họ hiệp nhất vời Tòa Thánh, thì các thế lực bên Tây sẽ trở nên quá mạnh.

Vậy giữa Chính thống và Tôn giáo theo nghi thức Latinh chúng ta thấy những sự khác nhau rõ rệt bên ngoài. Còn giữa Chính thống và Công giáo theo nghi thức bên Đông có những gì khác biệt nhau chăng ?

Về phương diện nghi thức, hai bên không khác nhau mấy, các Giám mục Chính thống truyền chức thành, vì thế mà Chính thống có một hàng giáo sĩ và giáo phẩm thực sự. Khác nhau một phần về giáo lý, nhất là bên Chính thống không chịu vâng lời Đức Thánh Cha.

Những chi tiết chúng tôi vừa tóm tắt trên đây giúp thấy rõ các thế giới Chính thống, cái chính trị của mấy nước chung quanh eo biển Dardanelles, cái bầu không khí nặc mùi khói đạn, cái trường ngoại giao đặc biệt lý thú không nơi nào có, vì Thổ lúc ấy là Trung lập, tất cả các nhà đại diện Ngoại giao các nước Đồng minh cũng như Trục gặp nhau trong một kinh đô. Biên thùy của Thổ giáp giới với nước Đức-Ý-Nga và các nước Á rập. Chúng ta sẽ thấy trong cái thế giới ly kỳ nầy, cái thế giới đầy thủ đoạn, đầy thù hiềm luôn luôn dò xét nhau, Đức Cha RONCALLI đem tất cả tấm lòng hiền hậu đạo đức, chinh phục tất cả mọi người, để mưu ích cho mọi dân tộc.

Công việc của Đức Cha RONCALLI ở Thổ có thể chia làm hai giai đoạn: Trước chiến tranh và trong chiến tranh 1939-1945.

Với chức vụ Khâm mạng Tòa Thánh, Ngài không có nhiệm vụ Ngoại giao chính thức, nên Ngài luôn luôn sống ẩn dật và thinh lặng, bên trong Ngài vẫn liên lạc với các nhà Ngoại giao, mà chính vì con người của Đức Cha RONCALLI có nhiều đức tính đặc biệt, nên giới Ngoại giao xem Ngài như một bạn đồng liêu, hơn thế, trong thời kỳ chiến tranh, nói được Đức Cha RONCALLI đã hoạt động hơn bất cứ nhà Ngoại giao nào, như ta sẽ thấy sau đây:

Ngay hôm đến Istanbul, Đức Cha đến trình diện ở Nha Công An Cảnh Sát, rồi đến chào thăm ông Tỉnh trưởng. Mấy hôm sau Ngài gặp ông Tổng thư ký Bộ ngoại giao tại nhà một nhân viên Ngoại giao Ý, rồi Ngài gặp Tổng Thống Mustapha Kemal. Nói được Ông Kemal không có một quan niệm tôn giáo nào. Đối với Ông, Quốc gia trên tất cả, Ông cứ lo sợ vì lý do tôn giáo mà ngoại bang sẽ nhúng tay vào nội bộ nước mình. Ai muốn theo đạo thì bị làm khó dễ. Bất cứ Chính thống, Do thái, Công giáo đều bị hạn chế hoạt động: đi ra ngoài, các tu sĩ không được mặc áo dòng, trừ các nhân vật cao cấp trong giáo phẩm. Thế mà sau lúc hội kiến với Đức Cha RONCALLI, Tổng Thống Kemal bỏ nhiều thành kiến đối với Thiên Chúa giáo, Tổng Thống Ismet Inonu, kế vị Kemal, cũng có thiện cảm với Công giáo.

Dân Thổ bấy giờ lâm nạn mù chữ, 77 phần trăm đàn ông và 92 phần trăm đàn bà không biết đọc biết viết. Trong 17 triệu dân số, chỉ có vỏn vẹn 20.000 Công giáo. Số tín hữu đã ít, họ còn ở rải rác xa nhau quá, khiến việc viếng thăm săn sóc rất khó khăn. Chúng ta hãy tưởng tượng địa phận Smyrma rộng 110.000 dặm vuông với 1.000 bổn đạo và địa phận Trebizond rộng 120.000 dặm vuông với 214 người công giáo! Ngoài đạo Công giáo dân Thổ còn theo đạo Chính thống Hy lạp hay là Arménie và đạo Do thái.

Ở Thổ cũng như ở Bảo, Đức Khâm mạng RONCALLI viếng thăm bổn đạo, không quản đường sá hiểm nguy và phương thế chuyển vận rất khó khăn. Những lúc đầu ngay ở Istanbul, Đức Khâm mạng vẫn đi lại bằng xe buýt, sống trong một ngôi nhà nhỏ hẹp, và chiều chiều Ngài năng để một giờ nghỉ, ra phố mua sách để tìm hiểu dân Thổ và để học tiếng bản xứ hầu thông cảm với họ.

Tháng 02-1939, Đức Piô XI thăng hà. Đức Khâm mạng RONCALLI rất quí mến Ngài, vị Giáo Hoàng quá cố là bạn thân của Đức Cha Radini Tedeschi, là người đã giúp viết 5 quyển sách về thánh Carolo Boromêô, là người đã giao cho Đức Khâm mạng RONCALLI nhiều trọng trách sau khi đặt Ngài làm Tổng Giám mục.

Một bí mật

Ngày 19-02-1939 Đức Cha RONCALLI đã dâng lễ cầu hồn trọng thể cho Đức Piô XI tại nhà thờ Chánh tòa Istanbul, với sự hiện diện của Ngoại giao đoàn và các nhân vật cao cấp của chính phủ Thổ: “Sự hiệp nhất các tín đồ Thiên Chúa giáo là nguyện vọng tha thiết nhất của Đức Cố Giáo Hoàng ... nhưng hoàn cảnh đặt giới hạn khiến tôi không thể vén màn quí báu nhất che phủ sự bí mật ấy ... Thời gian bao trùm mà đồng thời cũng vén mở cho ta thấy mọi sự ... Sẽ có ngày, có khi còn xa xăm, ngày mà cái ý nguyện của Chúa Kitô muốn có một đàn chiên và một chủ chiên sẽ thành một thực tại quý mến giữa trời và đất. Ngày ấy công nghiệp đặc biệt của Đức Piô XI sẽ xánlạn rõ rệt ..”

Thế chiến thứ hai (1939-1945)

Đức Piô XI cũng như Đức Piô XII, đã nỗ lực hoạt động cho hòa bình, nhưng tham vọng của các nhà độc tài đã đưa nhân loại vào đau khổ tàn khốc. Lúc nầy Đức Piô XII lại dùng tất cả phương tiện và thế lực tinh thần của Tòa Thánh, để yên ủi các dân tộc đang phải đau khổ, nhất là cứu vớt muôn ngàn nạn nhân đang phải tù hãm giam cầm và xử đãi tàn tệ.

Đức Khâm mạng RONCALLI là cánh tay của Đức Giáo Hoàng ở cận Đông để thi thố lòng bác ái vô bờ bến của vị Đại diện Chúa Kitô.

Tại Vatican có một văn phòng tin tức do Đức Giám mục Evreimoff làm Giám đốc, Ngài là người Nga, thuộc nghi thức Đông Phương. Văn phòng nầy có nhiệm vụ giúp thân nhân các tù binh của bất cứ nước nào được tiếp xúc với họ, tìm kiếm những người xiêu lạc, những người di cư vì chiến tranh. Suốt mấy năm chiến tranh, văn phòng nầy đã nhận trên 10 triệu bức thư khắp hoàn cầu gửi đến. Chúng ta tưởng tượng được rằng văn phòng trả lời ít nhất 10 triệu lần, mà muốn trả lời cho thỏa mãn phải xin phép, phải gửi thư dò hỏi khắp nơi biết bao nhiêu lần.

Dân Do thái là một trong các dân khốn nạn nhất, họ phải bị bắt bớ, trục xuất khắp nơi, đang lúc ấy Đức Cha RONCALLI kiếm cách cứu vớt họ và vì thế mục sư trưởng của Israel là Ông Herzog đã nhiều lần đến Istanbul cám ơn Đức Cha RONCALLI.

Thổ Nhĩ Kỳ có một vị trí địa dư độc nhất trong thời chiến tranh 1939-1945, vì Thổ giáp với Đức, Nga, Đồng Minh, mà Thổ vẫn đứng Trung lập đến 23-02-1945 mới tuyên chiến với Đức-Ý. Chính vì thế mà hai thành phố Ankara và Istanbul là nơi lý thú nhất. Sứ thần các nước cừu địch niềm nở gặp nhau trên bãi biển Ankara. Lúc nầy Đức Cha RONCALLI là giây liên lạc giữa Tòa Thánh và Á Phi; bên Tây tin tức từ Luân Đôn đến La-mã, phải theo con đường Lisbonne-Madrid. Vùng bị Đức chiếm đóng, tin tức từ Phi Châu và Mỹ Châu đến Capetown và qua kênh Suez đến Thổ, La-mã. Địa vị Đức Khâm mạng RONCALLI bấy giờ vô cùng tiện lợi, vì uy thế Đức Piô XII ngày càng cao, vì địa thế nước Thổ, Ngài không bỏ qua một dịp nào mà không cứu vớt nâng đỡ. Theo nguyên tắc bác ái vô bờ bến của Giáo Hội, Ngài yêu quí tất cả mọi người như trường hợp Đại sứ Đức ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ông Franz von Papen. Trong quyển ký ức Ông xuất bản năm 1952, cựu Đại sứ Papen có nhắc lại rằng Ông đã xin Đức Cha RONCALLI chuyển lại với Tòa Thánh, xin Tòa Thánh can thiệp với Đồng Minh, để họ biết phân biệt dân Đức không phải là chế độ độc tài Hitler. Sau thế chiến thứ hai, von Papen bị gọi ra Tòa án Quốc tế ở Nuremberg xử các tội ác chiến tranh, Ông lại kêu xin Đức RONCALLI làm chứng bênh hộ.

Hoạt động ở Hy lạp : Tình hình chính trị

Vì chức vụ đòi buộc, nên Đức Khâm mạng RONCALLI cũng năng qua lại Hy lạp. Hy lạp là một nước rất nghèo, nếu nước Thổ tiến về xã hội, chính trị thì Hy lạp lại đang gặp nhiều khó khăn. Mặc dù có thể hiên ngang với thế giới vì có các triết gia như Socrate, Platon, Aristote và các cổ tích, các phong cảnh kỳ diệu nhất. Hy lạp chỉ có đồng khô cỏ cháy, vỏn vẹn 10 phần trăm đất đai trồng trọt được và 3 phần trăm toàn là núi rừng.

Lịch sử nước Hy lạp tân tiến khỉ sự từ năm 1821, lúc họ thoát ách đô hộ của Đế quốc Ottaman. Sau lúc giải phóng năm 1832, Hy lạp được Ông Vua thứ nhất là Othon I người Đức. Tuy vậy các vụ nội loạn cứ nhóm lên, và đến năm 1862 cách mạng đã truất phế vua Othon I, và năm 1864 một Ông Hoàng Đan mạch lên làm vua, lấy tên là George I, nước Hy lạp được thịnh vượng, nhưng đến năm 1913 vua George I bị ám sát ; con Ông là Constantin, kế vị đến 1917 thì nhường ngôi cho em thứ là Alexander ; năm 1920 Alexander từ trần và Constantin được mời làm vua lại, đến năm 1922 Ông bị ép nhường ngôi cho con trưởng là George II ; đến năm 1924 Hy lạp trở nên Cộng Hòa, nhà vua sụp đổ ; năm 1935 Cộng Hòa thất bại, và vua George II lui về Athènes năm 1936, cùng Đại tướng Metexas, Ông này giải tán Quốc hội bị cộng sản chi phối. Metexas liền lập một mặt trận chống cộng, đồng thời xây dựng nền kinh tế, và tổ chức quân đội hùng mạnh. Trước sự đe dọa của thế chiến thứ hai, các nước vùng Balkan tự nhiên đoàn kết để chống lại kẻ thù chung là Hitler và Staline.

Chiến tranh kinh khủng

Mussolini tuy rằng thân thiện với Hitler nhưng không tin tưởng ở Hitler. Ông biết cái mộng bá chủ của Hitler là chiếm cả Tây và tiến sang Đông: “Drang uach Osten”. Vậy cái kế duy nhất để chận đứng Hitler là chiếm vùng Balkan trước. Muốn chiếm Balkan thì phải cần một chiếc cầu. Cái cầu ấy là nước Albanie. Mussolini sai binh chiếm Albanie ngày 7-4-1939. Thế chiến thứ hai bắt đầu ngày 2-9-1939. Mười ngày sau, Mussolini long trọng tuyên bố Ông không có ý định đánh Hy lạp, nhưng việc phải đến đã đến: Một năm sau, ngày 28-10-1940 Ông sai binh chiếm Hy lạp. Quân du kích Hy lạp cứ quấy nhiễu hoài, khiến cho 5 tháng sau, bộ đội Đức sang chiếm đóng mới đè bẹp được sự phản công của dân Hy lạp. Tình hình khốn nạn lại thêm khốn nạn hơn, không những một bộ đội ngoại bang, mà một lượt hai bộ đội Đức-Ý chiếm đóng cho đến năm 1914. Nước Hy lạp vừa nghèo đói, vừa tan nát trong mấy tháng chiến đấu anh dũng. Theo bản thống kê độ 60.000 người bị giết, 350.000 bị bắt đưa đi những trại tập trung vô nhân đạo, độ 1.600 thành phố và làng mạc gần như bình địa và độ 1.500.000 dân không nhà ở. Trước tình trạng bi đát nầy Đức Khâm mạng RONCALLI đã cho Chính phủ Hy lạp biết, và họ rất xúc cảm vì những hoạt động của Ngài và của Tòa Thánh nhằm ngăn cản nước Ý chiếm Albanie và Hy lạp.

Dân Công giáo Hy lạp độ 50.000 người rải rác nhiều nơi, ở lục địa cũng như ở ngoài các đảo. Thuộc nghi thức Latinh có một Tổng Giám mục và một Đại diện Tông Tòa, thuộc nghi thức Hy lạp có một Tổng Giám mục từ Thổ trốn sang và thuộc nghi thức Arménie có một Giám mục. Đạo Công giáo gặp rất nhiều khó khăn ở Hy lạp vì từ ngày có cuộc ly giáo, thì dân Hy lạp nuôi nhiều thành kiến đối với Tây phương và riêng với Công giáo. Đạo binh Thánh giá đi giải phóng Mồ Thánh năm 1204 đã nổi tiếng hung dữ, tàn sát và cướp bóc dân họ, cũng như ngày nay hai nước Đức-Ý sang chiếm đóng đất nước họ một cách bất công khiến cho lòng công phẩn sẵn có từ bao thế kỷ trước càng thêm lên, và họ gọi chung dân Tây phương với một danh từ đầy khinh miệt và căm hờn “Frankisk”. Ngoài những lý do lịch sử ấy còn những gì gây ác cảm giữa Chính thống và Công giáo không ? Giáo sĩ Chính thống rất ghét trường Công giáo vì những trường nầy được tổ chức hẳn hoi, có giáo sư tốt, có một số tu sĩ dạy ở đây do các dòng ở Tây Âu cung cấp, trình độ học sinh vượt hẳn các trường của Chính thống khiến cho phụ huynh học sinh đua nhau gởi con đi học trường Công giáo, làm giảm bớt ảnh hưởng của nền giáo dục Chính thống. Hơn thế, học với Công giáo thì cũng có thể bị cám dỗ theo đạo Công giáo, nhất là trong việc Phụng vụ: các giáo sĩ Chính thống cũng như Công giáo thuộc nghi thức Hy lạp đều theo những lễ tiết gần hoàn toàn giống nhau, khiến cho giáo dân Chính thống dễ ngộ nhận.

Cái bầu không khí đầy ác cảm trên kia đã gây nên nhiều hậu quả tai hại cho Công giáo và đào sâu hố chia rẽ.

Chẳng hạn họ có những luật chia rẽ các đạo khác với Chính thống, nên một người Công giáo kết hôn với một người Chính thống, họ buộc chỉ được làm phép hôn phối ở nhà thờ Chính thống.

Ngày 15-8-1938, Chính phủ Hy lạp ra nghị định cấm truyền đạo, ai không tuân sẽ bị hình phạt. Các sách báo công giáo phải được ban kiểm duyệt Chính thống giáo cho phép mới xuất bản, thế mà phép xuất bản còn bị hạn chế nữa. Sự đi lại của các giáo sĩ Công giáo gặp rất nhiều phiền phức, còn đối với giáo sĩ ngoại quốc thì cấm hẳn không cho vào. Ngoài các công việc huấn luyện hàng giáo sĩ, tổ chức cho họ các buổi tĩnh tâm, viếng thăm các xứ đạo, các tu viện xa xăm trên lục địa hay các đảo trong địa trung hải, Đức Khâm mạng RONCALLI đặc biệt chú ý nâng đỡ các giáo sĩ và giáo dân đang lâm cảnh đói khổ. Tấm lòng quảng đại của Ngài khiến Ngài cũng cứu trợ các giáo sĩ và giáo dân chính thống nữa. Ngài đã vận động cho Chính phủ ra nghị định ngày 22-3-1939 sửa đổi luật bài Công giáo. Đang lúc nầy Ngài muốn xây một nhà thờ Chính tòa tại Athènes, nhưng chính phủ Chính thống đâu muốn cho phép. Với tài ngoại giao, Ngài đã vận động cách khôn khéo và ôn hòa, Tòa Thánh liền tuyên bố :Vì Athènes là kinh đô của tất cả mọi người Hy lạp nên Đức Giám mục ở Athènes sẽ quản trị các người Hy lạp ở bên Thổ Nhĩ Kỳ nữa, còn nhà thờ ở Istanbul (Thổ) bấy lâu nay làm chính tòa của Athènes thì nay sẽ là nhà thờ Á chính tòa, lối giải thích ấy làm thỏa mãn các nhà chức trách đạo, đời của Hy lạp, đang lúc tinh thần Quốc gia quá khích lên đến cực độ. Đức Khâm mạng được bình an xây dựng nhà thờ Chánh tòa. Đối với Đức Khâm mạng RONCALLI cái thắng lợi Ngoại giao hình như rất tự nhiên, vì Ngài có một lối làm việc đẹp hơn cả: Ngài thinh lặng làm việc và luôn luôn mỉm cười, khiến ai cũng quí mến Ngài, và không ai cáo Ngài được tội gì, Ngài luôn luôn nhẫn nại và kiếm cái chỗ đáng khen mà khen.

Tông đồ bác ái: Với Giáo chủ Chính thống Damaskinos

Đọc đến đây chúng ta biết Đức Khâm mạng RONCALLI là một tâm hồn siêu nhiên, chỉ biết thinh lặng làm việc và không bao giờ khoe khoang công việc Ngài làm.

Đây là một bằng chứng cụ thể, lúc Ngài lên ngôi Giáo Hoàng, không sách báo nào thuật lại cho chúng ta biết những hoạt động của Ngài để cứu trợ dân Hy lạp trong lúc họ hầu như đã ngã lòng. Những tài liệu chúng tôi thuật lại sau đây là do một sự tình cờ mà sử gia Hy lạp Venesis khám phá ra, trong lúc Ông tổ chức tủ sách và tàng thư của Đức Giáo Chủ Chính thống thành Hy lạp: Đức Cha Damaskinos. Sử gia trứ danh ấy đã tìm thấy trong các thư tín, ghi chú, sổ sách của vị cố Giáo chủ, công việc của Tòa Thánh mà Đức Khâm mạng RONCALLI đại diện và sự tiếp xúc giữa Ngài và cố Giáo chủ Chính thống quan trọng như thế nào.

Như chúng ta đã thấy trên, nước Hy lạp vừa nghèo khó vừa bị Đức-Ý chiếm đóng, sau mấy tháng chiến đấu anh dũng, gia đình họ phải tang sầu, con cái họ phải khốn khổ trong lao tù hoặc những trai giam độc ác. Tình trạng đói khát trong chiến tranh đã sinh dịch tả truyền nhiễm, dân chúng mỗi ngày chết rất nhiều, cả bộ đội chiếm đóng cũng phải liên lụy.

Trong lúc cùng cực như thế, dân Hy lạp chỉ còn tin tưởng ở hai sức mạnh : Chính phủ lưu vong ở Luân Đôn, một ngày kia sẽ giải thoát đất nước, và Đức Tổng Giám mục Damaskinos thuộc Chính thống giáo là tượng trưng của sức mạnh tinh thần. Các nhà ái quốc Hy lạp lúc ấy như Sagias, Luvares và Negropontis đã hội kiến với Giáo chủ Damaskinos. Ngài quyết định phải tiếp xúc với nhà cầm quyền chiếm đóng, và xin phép được chở một số đồ mua ở ngoài về để cứu cấp dân sự. Nhưng Đức-Ý cho phép chưa đủ còn Đồng Minh nữa, chở vật thực vào một nơi địch chiếm đóng là tiếp tế cho địch, có thể những tàu ấy bị chận lại hay đánh đắm.

Phía Đức Khâm mạng RONCALLI, Ngài đã nghĩ đến vấn đề đó. Đồng thời trong kỳ hè Ngài đã gặp và trình bày với hai Đại sứ Đức-Ý ở Ankara, họ cũng chấp thuận đề nghị bác ái của Ngài. Tháng 8-1941, Ngài từ Istanbul đi Sofia rồi đến Athènes, ở đây Ngài lại gặp nhà cầm quyền Đức-Ý và đưa chương trình hoạt động cho họ xem. Sau khi được họ ưng thuận, Ngài liền tổ chức nâng đỡ các bịnh viện, viếng thăm các trại giam, cấp cứu dân chúng, phát thuốc men vật thực và lập văn phòng tin tức tìm những người thất lạc hay bị tù ở xa, giúp họ liên lạc với gia đình. Ngài ôn tồn viếng thăm các trại giam và ân cần săn sóc, vấn an các phạm nhân, Ngài đã gieo một mối thiện cảm sâu xa giữa các phạm nhân Anh và Hy lạp.

Những khó khăn Giáo chủ Damaskinos tiên đoán đã xảy ra. Giáo chủ thân hành xin Đức-Ý, họ liền hỏi Ngài: “Ai sẽ liên lạc với địch” ; ngài đáp: “Chúng tôi sẽ nhờ sự trung gian của một giáo đoàn Thiên Chúa Giáo, trước đây họ với chúng tôi đã hiệp nhất với nhau” - Đức-Ý liền hiểu ngay là Giáo chủ muốn ám chỉ Tòa Thánh La-mã.

Biết thế, nhưng nếu chính vị Giáo chủ của cả một nước phải đích thân cầu cứu một vị Đại diện của Đức Giáo Hoàng mà mình không nhận, thì kể ra cũng tủi nhục. Đức Khâm mạng RONCALLI quảng đại, chính Ngài vận động trước, Ngài đã gửi thư xin gặp Giáo chủ Damaskinos, trong thư Ngài nói rõ nơi hội kiến sẽ tùy Giáo chủ Damaskinos định đoạt. Như thế cuộc gặp gỡ có tính cách tư và khỏi sợ Giáo chủ Damaskinos bị phê bình, hơn thế Đức Khâm mạng RONCALLI tự cầm mình là khách ở trong địa hạt thuộc quyền Giáo chủ Damaskinos. Cuộc hội kiến thứ nhất tại lâu đài Paleophaleron đã diễn ra trong bầu không khí thông cảm ; mấy ngày sau, hai Ngài lại hội kiến với nhau trong tình huynh đệ, Giáo chủ Damaskinos thành thực trình bày, rồi họ bàn cãi với nhau vấn đề cứu giúp dân Hy lạp. Giáo chủ Damaskinos cũng báo tin cho Đức Khâm mạng RONCALLI biết hiện giờ số gạo tối thiểu cần phải có là 370.000 tấn và Giáo hội Chính thống Hy lạp yêu cầu Tòa Thánh can thiệp với Chính phủ Anh để thực hiện được chương trình của Giáo hội Chính thống Hy lạp. Đồng thời Giáo chủ Damaskinos cũng giao cho Đức Khâm mạng RONCALLI đệ lên Đức Piô XII một bức thư có chữ ký của các nhà lãnh đạo tối cao Chính thống giáo, xin Ngài cứu giúp dân Hy lạp. Dù có thành kiến, nhưng Chính thống không quên rằng trong lịch sử hồi thế kỷ 17, lúc bị Thổ áp bức, nhiều Giám mục Chính thống và các tu viện ở núi Athos cũng như ở Chios và Patmos đã kêu cứu Tòa Thánh, và hồi ấy Tòa Thánh có liên lạc ngoại giao với Chính phủ Thổ, nên đã can thiệp rất hiệu quả.

Đức Khâm mạng RONCALLI còn hội kiến với Giáo chủ Damaskinos nhiều lần nữa. Những lúc rỗi, Ngài viếng thăm an ủi dân Hy lạp. Ngài rất được họ quí mến vì Ngài nói thạo tiếng Hy lạp.

Hôm 6-10 Ngài phái thư ký của Ngài đến báo tin cho Giáo chủ Damaskinos biết: ngày mai Ngài sẽ rời Hy lạp, vậy nếu Giáo chủ có muốn gởi thư từ gì thì Ngài sẵn lòng nhận và liệu đưa tới tận nơi. Giáo chủ giao cho thư ký mang về một bức thư không niêm nhờ Đức Khâm mạng RONCALLI gởi cho Semopolous, một yếu nhân trong Chính phủ lưu vong, bạn thân của Damaskinos. Thư đề ngày 6-10 là một tài liệu cảm động nhất của thời chiến tranh, diễn tả tất cả nỗi thống khổ của dân chúng.

Đức Khâm mạng RONCALLI rời Athènes ngày 7-10 mang theo bức thư ấy. Nó đã đến La-mã, rồi từ đó đến Lisbonne và được giao cho Chính phủ lưu vong ở Luân đôn. Sự vận động đã được hiệu quả ngay, chương trình Damaskinos và các nhà ái quốc Hy lạp đã đề nghị được Hoa Kỳ, Tòa Thánh và dân Hy lạp ở ngoại quốc tận lực hưởng ứng. Năm 1944 lúc Đồng Minh sắp đổ bộ lên đất Hy lạp, Ngài đã hết sức vận động để Đức-Ý cũng như Đồng Minh không dội bom xuống Athènes là Kinh đô Hy lạp vì giá trị văn hóa và cổ tích ngàn xưa để lại. Lời thỉnh cầu của Ngài đã được mãn nguyện. Mấy ai biết đến công nghiệp của Ngài !! ...

Luôn luôn ở trên mọi tranh chấp chính trị. Đức Khâm mạng RONCALLI hy sinh vì tất cả các dân tộc. Mỗi dân tộc nhận thấy nơi Ngài vị Đại diện Đức Thánh Cha và tin tưởng ở Ngài, vì thế một đàng yên ủi giúp đỡ dân Hy lạp, đàng khác Ngài cũng viếng thăm kẻ thù của họ là hai bộ đội chiếm đóng Đức-Ý. Đối với nhiều thanh niên Đức-Ý, dịp nầy là cả một khám phá kỳ diệu: chưa bao giờ họ bị cảm kích bởi thái độ của một Đức Khâm mạng hiền hòa vui vẻ như Đức RONCALLI, và trong những dịp viếng thăm ấy Ngài đã ban phép Thêm sức cho từng ngàn người.

Cử chỉ nhã nhặn, đầy bác ái của Đức RONCALLI đã đánh tan sự hiểu lầm đối với La-mã, và trong một buổi kỷ niệm chiến tranh chấm dứt vào năm 1945, Đức Tổng Giám mục Công giáo ở Athènes đã đứng gần bên Đức Tổng Giám mục Chính thống.

Vấn đề hiệp nhất các giáo đoàn

Một công việc tối hệ khác không thấy vang dậy bên ngoài, nhưng kỳ thực đã có ảnh hưởng rất sâu xa là vấn đề hiệp nhất.

Thực thế, Đức Khâm mạng RONCALLI đã quyết thực hiện ý định hiệp nhất của Đức Piô XI, tùy trường hợp cho phép.

Điểm thứ nhất là về phương diện hành chánh: ngày trước các địa phận ở Bảo, Thổ, Hy lạp đều ở dưới sự điều khiển của Thánh bộ Truyền giáo, nhờ sự sắp đặt của Đức Khâm mạng RONCALLI, từ nay cả ba xứ ấy thuộc quyền điều khiển của Thánh bộ Giáo Hội bên Đông. Như thế giáo dân cảm thấy họ được Tòa Thánh chú ý săn sóc và tôn trọng. Đức Piô XI bày tỏ ước nguyện được thấy Giáo Hội hiệp nhất trong hai Thông điệp: “Giáo Hội của Thiên Chúa” (Ecclesiam Dei) năm 1923 và “Đông-sự” (Rerum Orientalium) năm 1928. Đức Piô XI lại có một chương trình hành động để mưu hiệp nhất. Trước hết Ngài thấy giáo dân bên Tây không hiểu rõ bản tính của sự chia rẽ, hồi ấy thiếu giáo sĩ được đào tạo theo nghi thức bên Đông để sai sang truyền đạo; vì thế năm 1917 Ngài lập Giáo Hoàng Đông Phương Học viện. Năm 1929 Ngài lập Chủng viện Nga (Russicum) đào tạo giáo sĩ truyền đạo giữa dân Nga. Cũng năm ấy Ngài lập ủy ban dọn Bộ Giáo luật đặc biệt cho giáo hữu bên Đông. Chương trình hoạt động sáng suốt ấy do bộ óc tổ chức thông minh, cương quyết của Đức Piô XI, nhưng trong thời kỳ nầy, nguồn tin phúc trình cho Đức Thánh Cha biết rõ tình hình chính là do Đức Khâm mạng RONCALLI đưa lại. Từ năm 1925 đến 1944 Ngài là sự liên lạc mật thiết giữa Đông phương và Vatican. Thinh lặng và tự nhiên, Ngài đi viếng các nơi thánh, Ngài vào thăm các tu viện Chính thống, học hỏi và khen ngợi những điểm tốt của Chính thống. Một biến cố quan trọng khác là chính lúc ấy, có những cuộc tiếp xúc, những hội nghị giữa Thệ phản, Công giáo và Chính thống để đi đến hiệp nhất. Một thắng lợi rõ rệt là trong dịp lễ đăng quang của Đức Piô XII, Chính thống giáo đã phái một đại diện sang tham dự.

Sau 20 năm hoạt động đắc lực ở Bảo, Thổ và Hy lạp, mặc dù có tài ngoại giao lỗi lạc nhưng Đức Khâm mạng RONCALLI chỉ xưng mình là Cha là đấng chăn chiên (Pater et Pastor), Ngài là nhà Ngoại giao của Phúc âm.

Một chiến trường khó khăn cần phải có người chiến đấu xứng đáng. Đức Piô XII nghĩ ngay đến Đức Khâm mạng RONCALLI, vì Ngài luôn luôn vâng lời, rồi thinh lặng khiêm tốn lên đường. Trong một bức thư Ngài viết: “Con vui sướng lặp lại trước mặt Thiên Chúa và Đức Thánh Cha lời Phúc âm: Chúng tôi là những nô bộc vô ích” (Servi inutiles sumus).

VI.

Sứ thần Tòa thánh tại Pháp

Một bức điện tín

Đầu tháng 12-1944 Đức Cha RONCALLI nhận một điện tín bằng số “284145 stop 416564 stop 855003 stop 641100 stop” - “Hãy về ngay-đắc-cử sứ thần tại Pháp - Tardini”: Ngài được chọn làm Sứ thần Toà Thánh tại Ba-lê: Ngài ngần ngừ đọc đi đọc lại và nói: “Chắc ở La-mã người ta sơ ý”. Không, người ta không sơ ý. Đức Cha RONCALLI phải từ giả Istanbul về La-mã và vội vàng vào gặp Đức Ông Tardini, Kiểm-sự Quốc Vụ Khanh: “Thưa Đức Ông, ai có thể có ý tưởng đổi tôi khỏi Istanbul ?” - “Xin lỗi Đức Cha, Ngài đừng trách tôi, chính là ý Đức Thánh Cha”. Về sau Ngài thuật lại trong một bức thư: “Ngày 29-12, tôi vào bệ kiến Đức Piô XII, vừa thấy tôi, Đức Thánh Cha nói cách tự nhiên, có lẽ để tôi thêm can đảm: “Đức Cha ạ ! chính tôi đã nghĩ đến Đức Cha, và đã quyết định, không phải ai khác đâu”. Đức Cha RONCALLI viết cách khôi hài: “Tôi cảm thấy bị bắt như tiên tri Habacuch và bị xách đột ngột từ Istanbul qua Ba-lê. Tôi còn nhớ câu văn có lẽ của Merlin Cocai để tự nhủ mình “Đâu không có ngựa thì lừa con nhảy” (Ubi deficiunt equi, trottant aselli).

Ngày 30-12, Ngài đến Ba-lê, ngày 31, Ngài trình Ủy nhiệm thư lên Tổng Thống De Gaulle. Ngày 01-01-1945 Ngài bình thản vào nhận chỗ của vị Chủ tịch Ngoại giao đoàn và đọc diễn văn chúc mừng Tổng Thống De Gaulle. Các nhà Ngoại giao rất ngạc nhiên vì bài diễn văn của Ngài. Họ đang chờ những bài trọng thể, khách sáo, ngược lại Đức Tân Sứ Thần có những lời lẽ đơn sơ, thành thực, nhưng cương quyết và lạc quan, tin tưởng ở sự phục hưng của nước Pháp. Ngài có ngờ đâu mấy giờ sau, trên làn sóng điện, vang dội tiếng của Tổng Thống De Gaulle trong bức thông điệp minh nhiên cho toàn dân, rằng Tổng Thống cùng đồng một quan niệm với Đức Sứ Thần Tòa Thánh. Vẻ mặt tươi cười và lời lẽ thành thật của Sứ thần ngay từ phút đầu làm cho mọi người kính mến Ngài, và đánh tan bầu không khí khó thở giữa Vatican và Chính phủ Pháp.

Thực thế, vì tình hình căng thẳng, nên Đức Thánh Cha Piô XII mới gọi Đức Cha RONCALLI từ Istanbul về và giao cho Ngài trọng trách làm mối bang giao Vatican-Ba-lê ra êm dịu và hòa hảo.

Những khó khăn của bước đầu

Như chúng ta biết, nước Pháp bị sụp đổ trước khí giới tối tân hùng mạnh của Hitler, và bị phân làm hai khu vực. Thống chế Pétain đem hết sức già ra đỡ vác giang sơn. Lúc ấy dân Pháp chia làm ba hạng: Hạng đầu tin tưởng ở sự thắng trận của Hitler nên cộng tác với quân xâm lăng. Hạng thứ hai có một thái độ do dự, vì nghe Hitler mánh khóe tuyên truyền sẽ lập Tân Âu châu. Hạng sau hết là những người quyết sống chết đánh xâm lăng. Một số trong lớp người nầy vượt ra ngoài nước theo Tướng De Gaulle và Đồng Minh, những người ở lại tổ chức kháng chiến tại bưng biền. Giữa lúc chính trị rối beng như thế, thì phe xã hội và cộng sản quyết lợi dụng tình thế tuyên truyền chống giáo sĩ, chống tư bản. Đối lập với họ là phái Công giáo chiến đấu, ở dưới sự điều khiển của Ông Bidault và theo đường lối của triết gia J.Maritain.

Vatican phải công nhận Chính phủ Pétain đang có quyền trên đất Pháp để bênh vực quyền lợi Giáo Hội và cũng để cứu vớt phần nào dân Pháp đang chịu đựng bao bất công và dã man, vì thế Sứ thần Tòa Thánh là Đức Cha Valeri vẫn ở lại bên cạnh Chính phủ Pétain tại Vichy. Các Tổng Giám mục và Giám mục Pháp đã cương quyết ở lại với đoàn chiên giữa cơn phong ba; không một vị nào theo Hitler, ngược lại, họ đã can đảm bênh vực sự thật. Quyển sách “ l'Episcopat Francais dans la mêlée de son temps” của André Deroo cho ta thấy rõ điều ấy.

Lúc Đồng Minh đổ bộ giải phóng đất Pháp xong, tướng De Gaulle cầm đầu Chính phủ, đã kết tội Pétain và cộng sự viên của ông là bọn theo giặc làm nhục nhã tổ quốc. Các lãnh tụ kháng chiến và phái M.R.P. hoài nghi thái độ của vị Đại diện Tòa Thánh cũng như của một ít nhân vật cao cấp trong hàng Giáo phẩm. Năm 1945, Chính phủ De Gaulle yêu cầu Tòa Thánh đổi 33 Giám mục mà họ cho là “thân Pétain”. Thật là nan giải, Đức Cha RONCALLI bình tĩnh và tiếp xúc với ông Bidault, Bộ trưởng Ngoại giao, đồng thời Ngài cũng bảo ông Bidault rằng đó là báo chí tuyên truyền. Ngài yêu cầu Bộ Ngoại giao cho Ngài đủ tài liệu để thi hành. Chính phủ đồng ý, và sau một năm trường tra cứu, chỉ có 3 vị Giám mục phải từ chức.

Đức Sứ thần Tòa Thánh luôn luôn khách quan chứ không kiêng nể. Đây, chúng ta nghe ông Giuseppe Saragat nguyên Đại sứ Ý ở Ba-lê thuật lại : Ở Toulouse có một vị Tổng Giám mục già: Đức Cha Saliège, Ngài bị tê bại đã lâu năm, chỉ đầu Ngài còn cử động được, nhưng trí óc Ngài vẫn sáng suốt và luôn luôn theo dõi thời thế. Vì phận sự đòi buộc ngài không đếm xỉa đến các hình phạt rất nặng của Hitler ra cho những ai chứa chấp người Do thái. Ngài vẫn cho họ ẩn núp. Hơn thế, một hôm Ngài bảo người nhà khiêng Ngài vào nhà thờ, thế rồi một cảnh-tượng cảm động và kinh khủng đã diễn ra làm rúng động cả nhà thờ : Ngài đã giảng một bài như sấm sét, lên án thuyết quốc xã kỳ thị chủng tộc. Toàn dân Pháp còn ghi ơn và kính phục vị Tổng Giám mục bệnh tật mà can đảm ấy. Đức Sứ thần Tòa Thánh đã trình Đức Thánh Cha và trong Cơ-mật-hội, ngày 18-02-1946. Đức Piô XII đã ban chức Hồng Y cho Đức Cha Saliège làm cho toàn dân Pháp Công giáo cũng như nghịch đạo vô cùng hoan hỉ. Nhờ tài ngoại giao của Đức Sứ thần mà tình thân hữu giữa Vatican và Ba-lê được thắt chặt. Giáo dân trong Đảng M.R.P. hết thắc mắc. Các giáo sĩ nhận thấy cần phải ở trên mọi đảng phái. Nói thế không phải bảo rằng suốt đời Đức Cha RONCALLIU ở Ba-lê không gặp khó khăn, nhưng Ngài luôn luôn bình tĩnh và nhẫn nại, cương quyết. Suốt 9 năm làm Sứ thần Tòa Thánh ở Ba-lê, Đức Cha RONCALLI chỉ đệ một ít văn thư ngoại giao lên Chính phủ, chứ không có một lời phản đối nào. Ngài thường nhắc lời Đức Benedictô XV nói, lúc sai Đức Cha Ratti (sau là Đức Piô XI) sang làm Sứ thần Ba-lan: “Chúa dạy chúng ta phải khôn ngoan, nhưng không buộc chúng ta làm tiên tri”. Đức Sứ thần năng có dịp để gặp đủ những hạng người và xem cái ảnh Ngài chụp chung với các Thủ tướng Pháp trong mấy Nội các từ năm 1945 đến 1953 đến thăm từ biệt Ngài, xem cử chỉ của nguyên Tổng Thống Vincent Auriol sang Venise viếng thăm Ngài, cũng đủ biết Ngài được các chính khách Pháp vừa kính phục vừa yêu mến. Ngoài công việc Ngoại giao, Đức Cha RONCALLI tận tụy với công việc Giám mục, Ngài ghét sự hào nhoáng bên ngoài, và muốn xây dựng một tinh thần sâu xa bên trong. Bởi thế, cũng như ở Đông Âu, Ngài viếng các tu viện vì ở đấy, tinh thần đạo đức Đông Âu được bảo tồn toàn vẹn, thì bên Tây Âu, Ngài đã đến cấm phòng tại dòng Solesmes để ôn lại cái tinh thần mộ đạo của Tây Âu.

Viếng thăm địa phận

Giáo dân đủ mọi tầng lớp được Ngài đón tiếp nồng hậu, nhất là họ được thấy mặt Ngài trong các cuộc họp quan trọng như các hội nghị Công giáo trí thức, tuần lễ xã hội, lễ Đức Mẹ ở Le Puy v.v... Nước Pháp có 87 địa phận, Đức Cha RONCALLI cứ tuần tự độ nửa tháng viếng một địa phận, đây chúng tôi xin ghi lại cuộc hành trình của Ngài qua một vài năm :

1945: Le Mans, Toulouse, Besançon, Le Puy,

Orléans, Tours, Clermont.

1945: Angers, Quimper, Valence, Clermont,

Marseille, Viviers, Bourges, Rennes,

Toulouse, Bordeaux, Moulins,

Coutances, Vezelay ...

Ngài cũng sang viếng xứ Tunisie, Maroc, Algérie. Trong một bức thư Ngài thuật lại dịp nầy là Ngài đã đi trong 8 ngày ngót 10.000 cây số bằng xe hơi, và phải diễn thuyết độ 50 lần.

Chúng tôi muốn nhắc cái đặc tính cao thượng của Ngài là Ngài quí mến dân tộc Ngài có phận sự xem sóc; đồng thời không phải vì đó mà khinh miệt hay bỏ quên dân tộc khác. Ở Algérie, Ngài đã thăm viếng dân chúng Công giáo ; nhưng trong các diễn văn Ngài không quên dân Hồi giáo. Ở Pháp, Ngài đã vận động để cho 250.000 tù binh Đức được về quê, 2 năm sau chiến tranh chấm dứt. Các Hồng Y, Giám mục Pháp sau khi can thiệp nhiều lần chưa hiệu quả, liền đặt vấn đề lương tâm nầy ra trước dư luận dân chúng Pháp, và cuộc vận động bác ái của Đức Cha RONCALLI đã đạt đích, các tù binh Đức được hồi hương.

Vấn đề linh mục thợ thuyền

Một trong những vấn đề thắc mắc nhất đời Đức Cha RONCALLI ở Pháp là vấn đề linh mục thợ thuyền. Chúng ta biết rằng sau hai trận thế chiến, dân Âu châu phải điêu đứng, các giá trị thiêng liêng nhất bị lung lạc. Cộng sản thừa cơ tung tiền chinh phục những người đói khổ, đào sâu hố chia rẽ giữa giai cấp cần lao và các cấp khác, khiến cho thế giới lần lần lọt vào bàn tay sắt của chúng.

Theo các bản thống kê, tình hình tôn giáo ở nhiều nước Âu châu rất đáng lo ngại. Chúng tôi không phủ nhận rằng ở nhiều nước, nhất là ở Pháp, phần tinh hoa rất mạnh và hoạt động rất đắc lực ; nhưng các bản thống kê của các nhà xã-hội học Công giáo không cho ta bỏ qua một sự kiện đáng ghê sợ: bản thống kê ấy chia 3.000 xã ở Pháp làm 3 hạng: hạng nhất các xã đạo đức; hạng nhì các xã còn theo tập quán Công giáo; hạng ba các xã được kể như địa hạt truyền giáo, nghĩa là trong một trăm đứa trẻ mới sinh, chỉ có 20 đứa chịu phép rửa tội. Trong nước Pháp có 110 xã thuộc hạng chót nầy, là hạng của tất cả các đô thị, số người đi lễ Chúa nhật ở Ba-lê là 15% , ở Toulouse 13% , ở Lyon 21%, ở Lille 20%. Các vị Hồng Y Gerlier, Suhard đã tổ chức rất gắt gao để gây ảnh hưởng tôn giáo trong giới thợ thuyền như lập một hội gọi là Xứ truyền giáo Pháp (Mission de France) năm 1941, để huấn luyện các linh mục tại Chủng viện đặc biệt ở Lisieux và Limoges hầu sau hy sinh vì thợ thuyền. Đức Hồng Y Feltin lại tiến mạnh hơn. Nhưng tổ chức nầy chỉ là tạm thời để đi đến một giải quyết dứt khoát. Trong lúc thử thách, vì hoàn cảnh và nhiều trường hợp đặc biệt, nên đã có nhiều tiếng đồn vọng đến La-mã. Tòa Thánh ái ngại có những lạm dụng xảy đến chăng. Đức Cha RONCALLI khôn ngoan cân nhắc các sự việc và tâu xin Tòa Thánh đợi chờ trước khi quyết định. Cũng trong năm 1947, Bộ Thánh vụ hỏi Tòa Sứ thần Tòa Thánh tại Ba-lê về đời sống vật chất, luân lý và thiêng liêng của các linh mục thợ thuyền. Đức Sứ thần muốn có những tài liệu chắc chắn, nên Ngài đã thân hành viếng các Giám mục có linh mục thợ thuyền khắp nước Pháp. Sau đó hàng Giáo phẩm đã nhận xét, ngoài những sự lầm lỗi của một vài cá nhân, những điều bất tiện sau đây :

1)- Đã làm thợ thì phải vào nghiệp đoàn và vì có học thức, các linh mục thợ thuyền phải đảm đương những vai quan trọng trong một nghiệp đoàn mà nhiều lần do chính Cộng sản điều khiển.

2)- Nhiều lần phải đi biểu tình với nghiệp đoàn và bị nhà chức trách bắt.

3)- Các linh mục thợ thuyền không đủ thời giờ lo việc thiêng liêng là việc chính của đấng bậc giáo sĩ.

Đức Cha RONCALLI ôn hòa, trình bày với Tòa Thánh và tâu Đức Thánh Cha Piô XII mời 3 Đức Hồng Y Gerlier, Liénart và Feltin sang La-mã. Sau lúc yết kiến Đức Thánh Cha, các Hồng Y Pháp đều thông cảm, và lẽ dĩ nhiên hàng Giáo phẩm Pháp cũng đồng ý. Sau đó, Tòa Thánh đã ra huấn dụ dạy các linh mục thợ thuyền phải nhớ nhiệm vụ của mình là dâng lễ, thờ phượng và cầu nguyện trước hết, mỗi ngày chỉ được làm việc 3 tiếng đồng hồ, không bao giờ được nhận trách nhiệm trong các nghiệp đoàn, vì chức vụ linh mục đòi buộc họ phải thương yêu hết mọi người, dù là kẻ nghịch, và không được căm hờn thù ghét một người hay một đảng phái nào. Huấn dụ vừa ban hành, báo chí Pháp rất sôi nổi, giáo dân xôn xao, nhưng vì hàng Giáo phẩm đã hoàn toàn thông cảm và sẵn sàng vâng lời Tòa Thánh nên những thắc mắc buổi đầu chóng qua. Chỉ còn những tờ báo cộng sản muốn lợi dụng cơ hội ấy để tuyên truyền chia rẽ. Trong 400 linh mục thợ thuyền, đa số đã vâng phục ngay, có ít vị trước còn phản đối, nhưng rồi dần dần cũng thông cảm.

Quan sát viên của Tòa Thánh bên cạnh UNESCO

Vì phương diện ngoại giao cũng như tôn giáo, nói được rằng công việc của một vị Sứ thần Tòa Thánh ở Pháp rất khó khăn và bận rộn. Năm 1951, Tòa Thánh lại đặt Đức Cha RONCALLI bên cạnh tổ chức Văn hóa Quốc tế (UNESCO). Đức Cha RONCALLI cũng xem công việc nầy như một bổn phận chính của Ngài vậy.

Lúc thấy Ngài vào họp lần thứ nhất, các vị Sứ thần đồng thanh hoan hô Ngài, vì họ biết Ngài là người thế nào, và sẽ đem lại những gì cho bầu không khí ở UNESCO.

Người ta để ý rằng trong các buổi tiếp tân của Tòa Sứ Thần Tòa Thánh, Ngài mời tất cả nhân viên UNESCO không trừ một ai, Ngài lại niềm nở tiếp chuyện với từng người một, vì thế mà Ngài là người rất bình dân, rất được kính trọng và gây nhiều ảnh hưởng ở UNESCO.

Những bài diễn văn Ngài đọc tại UNESCO làm cho đại diện 80 nước, kể cả cộng sản phải kính phục.

Điều ích lợi nhất là Ngài làm cho mọi người nhận thấy rõ ràng lập trường của Tòa Thánh, có người đã phải thú: « Mấy lâu nay chúng tôi đã ngộ nhận nhiều, chúng tôi tưởng Tòa Thánh là một chế độ lỗi thời, ngờ đâu Tòa Thánh chiến đấu sáng suốt và hăng hái ở tiền tuyến, hầu đem lại chân lý trong văn hóa và hạnh phúc cho muôn dân”.

Chiếc Mão đỏ

Tháng 11-1952, Đức Ông Montini tin cho Đức Cha RONCALLI biết: tên Ngài đã được ghi vào sổ các Tân Hồng Y. Tin ấy không làm cho Ngài ngạc nhiên, vì Ngài quen sống theo khẩu hiệu “Vâng lời và Bình an”. Tuy nhiên, quanh Ngài mọi người hân hoan, hàng giáo sĩ cũng như giáo dân Pháp, sung sướng đón tin ấy. Ông Pinay, Thủ Tướng Pháp đến mừng Ngài ngày 30-11-1952. Lúc ấy phải một tin rất buồn: em gái Ngài, tên là Ancilla, phải bịnh nặng không mong thoát khỏi. Bà Ancilla là người mà gia đình Ngài quí yêu nhất. Ngài buồn lắm, vì thế suốt ngày Ngài không rời quyển III sách Gương phúc Chúa Giêsu, để bền gan chịu đựng.

Người nào còn nhớ nghi lễ Tổng Thống Lebrun đội mão vuông đỏ cho Đức Hồng Y Maglione năm 1936, giữa sự sang trọng uy nghi, được tham dự không ai ngoài các thượng khách, và cấm chụp hình ... thì thấy nghi lễ đội mão đỏ của Đức Tân Hồng Y RONCALLI khác xa vô cùng. Đại diện Nội các có Ông René Mayer và Georges Bidault, trong Ngoại giao đoàn có Đại sứ Ý, Đại sứ Thổ và Đại sứ Gia Nã Đại, Thứ trưởng Ngoại giao đoàn. Tổng Thống Vincent Auriol hỏi Ngài muốn mời những ai đến dự lễ, Ngài xin phép Tổng Thống mời Ông Xã trưởng và một ít bạn cũ ở Sotte il Monte. Ngày 15-01-1953, tại điện Elysée, Tổng Thống Vincent Auriol đã đội mão đỏ cho Đức Hồng Y RONCALLI trong một bầu không khí trang nghiêm và thân mật. Lúc nhắc lại cuộc lễ nầy, Tổng Thống Vincent Auriol có nói: “Dịp nầy khiến tôi càng thêm cảm phục tình nghĩa đậm đà của Đức Hồng Y RONCALLI ... Tôi rất cảm động khi thấy mấy cụ nhà quê chảy nước mắt ròng ròng vì cảm động và sung sướng”. Để ghi ân Ngài, Chính phủ Pháp đã tặng cho Ngài huy chương Đệ-tam-đẳng Bắc-đẩu bội-tinh.

Ngày 25-02-1953, Đức Hồng Y RONCALLI lên tàu về La-mã, giữa sự luyến tiếc của mọi người. Cố Thủ tướng Edouard Herriot, một chính trị gia nổi tiếng nghịch đạo cũng phải cảm phục tài đức của Đức Hồng Y RONCALLI. Ông đã nói: “Phải mà mọi cha xứ đều như Ngài thì không bao giờ gặp rắc rối với Giáo Hội”.

Nhìn lại suốt 30 năm Đức Hồng Y RONCALLI làm Đại diện Tòa Thánh ở Bảo, Thổ và Hy lạp, Pháp thì lời Đức Piô XI đã nói quả là một lời tiên tri: Mấy hôm trước khi Đức Cha RONCALLI sang Sofia nhậm chức, một đoàn dân Bảo gia lợi vào bệ kiến Đức Thánh Cha (19-4-1925), Đức Piô XI đã nói với họ: “Cha đã sai vị Đại diện của Cha đến với chúng con. Ngài sẽ có tai của Cha để nghe chúng con, môi của Cha để nói với chúng con, và lòng của Cha để chúng con cảm thấy Cha thương chúng con là ngần nào”.

Từ Đông chí Tây Đức Hồng Y RONCALLI đã thực hiện lời tiên tri ấy.

VII.

Thượng phụ giáo chủ Venise

Lời tiên tri của Đức Piô X

Ngày 15-3-1953, Đức Hồng Y RONCALLI vào thành Venise nhận chức Thượng phụ Giáo chủ. Không sao diễn tả được nỗi vui mầng của dân Venise đứng hai bên bờ sông đào, xem thuyền của Đức Giáo chủ đi qua, họ hoan hô, vỗ tay chào mừng.

Tiếng chuông trên tháp Thánh đường Marcô đổ vang lừng, Đức Tân Thượng phụ Giáo chủ khoan thai ban phúc lành cho mọi người và tiến vào thánh đường. Bài giảng đầu tiên của Ngài cũng như ở Sofia, hay Istanbul là một buổi nói chuyện giữa Ngài với thính giả, nói chuyện thân mật làm sao, mà sau có mấy phút, mọi người có cảm tưởng như Ngài là một người Cha quen họ, biết phong tục, lịch sử xứ họ. Đức Hồng Y Thượng phụ Giáo chủ bảo họ biết Ngài sinh ra nơi thôn quê nghèo nàn và Chúa Quan phòng dùng những thử thách vật chât ấy để luyện Ngài, đưa Ngài từ Đông sang Tây để lúc đầy kinh nghiệm lại về giữa thành Venise là thành Ngài quí mến, vì bao kỷ niệm êm đẹp, cao cả thiêng liêng.

Ngài nhắc lại câu chuyện Ngài đã gặp Đức Thánh Cha Piô X sau ngày thụ phong linh mục, Đức Thánh Cha đặt tay lên đầu linh mục trẻ tuổi RONCALLI và bảo: “Tốt lắm, Cha ban phúc lành cho con, và khuyên con làm vinh dự cho những lời dốc quyết của con. Cha chúc cho cuộc đời linh mục của con sẽ yên ủi Giáo Hội Chúa”. Gần 50 năm sau, lời ấy đã ứng nghiệm : Linh mục RONCALLI nay là Đức Hồng Y Thượng phụ Giáo chủ, kế vị Đức Thánh Cha Piô X ở Venise.

Ông Piô Piettagnoli chủ nhiệm tờ báo của địa phận thuật lại rằng: “Trời sẩm tối, sau khi đã tiếp từng nghìn người khách đến chào mừng, Đức Hồng Y ở lại một mình, Ngài bảo cách khôi hài: “Đám cưới đã xong, đưa cô dâu về rồi, quan khách đã tản mác. Đây tôi ở trong một lâu đài tốt đẹp mà không biết đi lối nào đây. Anh dẫn đàng cho tôi được không ?”.

Đức Hồng Y RONCALLI giờ đây được 72 tuổi, Ngài là vị Giám mục thứ 139 và là Thượng phụ Giáo chủ thứ 43 của Thành Venise.

Được thoát khỏi công việc ngoại giao để chăm lo việc Giám mục là một ước nguyện tha thiết của Đức Hồng Y RONCALLI, mặc dù ở đâu Ngài cũng vâng lời và bình an. Nhưng xem bức thư gởi cho một linh mục bạn đề ngày 3-01-1932 từ Sofia mới rõ tâm hồn Ngài: “Cha không bỏ thừa tác vụ linh mục là một điều rất đúng. Ôi ! Tôi phân bì cha về điều đó. Tôi trông cậy ngày kia Chúa sẽ không quên sự hy sinh của tôi, đã 7 năm nay tôi phải chịu đựng điều ấy. Ôi ! đáng thương thay đời một Giám mục hay một linh mục chỉ lo việc ngoại giao hay sống ở văn phòng”.

Cũng như ở Istanbul, cái cử chỉ nhã nhặn đầu tiên của Ngài là đến thăm xã giao ông Thị trưởng thành phố Venise, mấy lời đơn sơ nói ở Tòa Thị chính đã chinh phục được mọi người: “Tôi lấy làm hạnh phúc được đến trong nhà nầy, nhà nầy cũng là nhà của tôi ... Ở đây tôi cảm thấy hạnh phúc ... mặc dù có nhiều người không Công giáo, nhưng bất cứ ai làm việc thiện thì cũng được kể như người Công giáo chân chính”.

Một ngày của Đức Hồng Y RONCALLI

Tuy Ngài đã lớn tuổi, nhưng Ngài còn sức khỏe và không đổi kỷ luật của một đời sống hy sinh hoạt động. Ban mai thức dậy lúc 5 giờ, đọc kinh, nguyện gẫm, rồi dâng Thánh lễ lúc 7 giờ 30, thường Ngài xem lễ Đức Ông Capovilla bí thư làm tiếp theo. Bữa mai Ngài điểm tâm càfê sữa và bánh nướng, rồi làm việc ở văn phòng ; đến 10 giờ 30, Ngài tiếp khách đến 12 giờ 30, Ngài cho lệnh phải để mọi người vào gặp Ngài. Bữa trưa Ngài thường dùng cháo, cá hoặc thịt, hoa quả, phó mát, Ngài thích rượu chát trắng ở Soligo.

Thỉnh thoảng sau bữa trưa Ngài nghỉ một lúc, rồi lại làm việc đến 7 giờ là lúc ăn tối. 7 giờ 45 Ngài lần hạt với các người giúp việc, Ngài đi ngủ lúc 9 giờ 30. Nhiều lần vì công việc khẩn cấp Ngài thức rất khuya, và cũng có lần nửa đêm Ngài thức dậy làm việc. Ngài thích đi dạo đơn sơ ngoài phố, với y phục đen như một linh mục thường, Ngài không sắm thuyền riêng, chỉ mua vé đi thuyền công cộng để có dịp nói chuyện với dân chúng là điều Ngài khoái chí nhất.

Gần 30 năm trong nghề Ngoại giao không làm cho Đức Hồng Y RONCALLI quên việc Giám mục, ngược lại Ngài đã thu góp kinh nghiệm từ Đông sang Tây, Ngài đã thấy những hay, dở, lợi, hại trong việc điều khiển không phải một vài địa phận, mà cả trăm địa phận, nên giờ đây là dịp cho Ngài hoạt động.

Một Giám mục xây dựng

Ngài là một vị Giám mục xây dựng, lúc đến Venise Ngài thấy dinh Thượng phụ Giáo chủ và Giám tòa hư hỏng hòng sụp đổ, Ngài liền lo sửa chữa kỹ càng, nhất là các phòng trước đây Đức Piô X đã dùng, được sửa soạn lại quang ánh, nhưng lối bài trí vẫn y nguyên. Lúc cựu Tổng Thống Vincent Auriol đến thăm Ngài, ngài đưa vị thượng khách xem nhà, cựu Tổng Thống bước vào một phòng đơn sơ, Đức Hồng Y RONCALLI giải thích vắn tắt: “Đây là phòng của Đức Piô X”. Ông Auriol tiếp: “và có khi cũng là phòng của Đấng kế vị Piô X trên ngôi Giáo Hoàng”. Đức Hồng Y không trả lời. Về sau cựu Tổng Thống Auriol thuật lại với các bạn: “Mấy tiếng đơn sơ của Đức Hồng Y RONCALLI khiến tôi suy nghĩ, tôi cảm thấy đang ở một nơi thánh”.

Đức Hồng Y cũng sửa chữa Giám tòa, soạn một nơi mới để Tàng-thư viện của Tòa Giáo chủ. Ngài đã tu bổ nhà ở của các vị Kinh sĩ, nhà thờ Chánh tòa. Thánh đường thánh Marcô cũng được sửa sang quang ánh và sạch sẽ hơn nhiều, Ngài sắp lại ẩn-giáo-đường, dời hài cốt các vị Giáo chủ Venise ngày trước chôn ở Đảo San Michele về ẩn-giáo-đường, ở đó còn một ngôi mộ để trống, và không khắc chữ gì, người ta đoán là để Đức Hồng Y định để dành cho Ngài.

Ngài đã lập 30 xứ đạo mới và xây dựng một tiểu chủng viện mới cho hạp thời. Là Tổng Giám mục và Chủ tịch Hội đồng Giám mục của 9 địa hạt Triveneto, mỗi năm Ngài đi tĩnh tâm chung với hàng Giáo phẩm Triveneto, và hàng tháng Ngài dự cuộc tĩnh tâm với hàng giáo sĩ của Ngài.

Đấng chăn chiên lành

Để tiếng Ngài đến với các người trong địa phận, Đức Hồng Y RONCALLI năng gởi thơ luân lưu mà Ngài gọi là “Lời khuyên nhủ” (Richiami ed Incitamenti). Các bức thư ấy đề cập đến mọi vấn đề trong đời sống giáo sĩ và giáo dân, cách đơn sơ rõ ràng, và có khi khôi hài nữa. Tỉ dụ năm 1955 Ngài viết thơ khuyên ủng hộ chiến dịch bài lao, đến tháng 6 Ngài viết thư dạy về nhân đức vâng lời của giáo sĩ, bức thư tháng 7 thúc giục giáo dân ủng hộ trại hè cho trẻ em, một bức thư khác dạy về y phục ở nhà thờ và ngoài đường. Ngài sửa lỗi cách hiền từ và nhắc cho các phụ nữ nhớ họ sống tại Venise chứ không phải ở Bắc cực hay ở Xích đạo, nên y phục của họ phải được chọn lựa cho xứng hạp.

Một việc quan trọng khác Ngài đã làm là họp Hội đồng địa phận (Synodus) và những ngày 25 đến 27 tháng 11 năm 1957, để sắp đặt và chỉnh đốn đời sống và hoạt động tông đồ của các linh mục, tu sĩ, giáo dân.

Không có một địa hạt văn chương, mỹ thuật nào bị Ngài khinh rẻ. Đức Hồng Y RONCALLI chuộng âm nhạc, Ngài dạy tổ chức những lớp dạy nhạc cho các tu sĩ nam nữ, Ngài tìm tòi khảo cứu lịch sử của thành Venise ngày xưa cũng như ngày nay, Ngài đọc hết tác phẩm của thánh Lorenso Justiniano Vị Thượng phụ Giáo chủ thứ nhất của Venise. Dịp Đại hội Quốc tế điện ảnh ở Venise Ngài đã tổ chức một Thánh lễ, và giảng cho các nhà chuyên môn điện ảnh ; hằng năm Ngài dạy tổ chức những cuộc lễ cho các nhà báo, các nghệ sĩ, thợ thuyền.

Hồi ở Venise cũng có mấy lần Đức Giáo chủ đi ra ngoài địa phận, như năm 1954, Ngài dẫn đầu phái đoàn các địa phận Triveneto đi viếng Lộ Đức, cũng năm ấy, Ngài được đắc cử làm Khâm sai Đặc sứ dịp Đại hội Thánh Mẫu Beyrouth. Năm 1958 Đức Piô XII phái Ngài sang làm phép Vương cung Thánh đường dưới đất dâng kính thánh Piô X tại Lộ Đức với tư cách Đặc sứ.

Tất cả các hoạt động của Ngài đều nhằm cứu vớt các linh hồn, Ngài có cảm tình rất sâu xa đối với con chiên của Ngài. Người ta thuật rằng mỗi sáng mai, lúc 5 giờ, Ngài ra ngồi ở bao lơn, nhìn thành Venise và nguyện ngắm đọc kinh. Bức thư viết cho Ông La Pira một tháng trước khi lên ngôi Giáo Hoàng diễn tả một đấng chăn chiên lành:

“Để tôi nói chuyện tâm sự với ông, là từ ngày Thiên Chúa dẫn dắt tôi bước trên con đường của Thế giới, để gặp những cá nhân, những dân tộc thuộc một cảm hứng hay một nền văn minh khác với nền văn minh Công giáo tôi đã chia các giờ Kinh Nhật tụng hằng ngày cách thế nào cho lời nguyện linh mục của tôi bao trùm cả Đông lẫn Tây. Tôi dâng một phần kinh ấy để cầu nguyện cho dân Hy lạp, dân Thổ và dân Pháp”.

VIII.

Lên ngôi Giáo hoàng

Tòa Thánh trống ngôi

Sáng thứ năm mồng 9 tháng 10 năm 1958, Đức Hồng Y RONCALLI được tin Đức Piô XII băng hà, sau mấy ngày đau nặng như chúng ta đã biết. Đức Hồng Y liền tổ chức một buổi cầu hồn trọng thể cho vị Giáo Hoàng cách đây 5 năm đã chọn Ngài lên tước vị Hồng Y. Sau lễ, Đức Hồng Y Giáo chủ ngồi gần bàn rước lễ đọc bài điếu văn. Bên cột gần tượng Đức Mẹ gọi là Nicopeja, một bà mẹ đang bồng trên tay một đứa bé, nó la lên: “Đức Giáo Hoàng ! Đức Giáo Hoàng !” Cả nhà thờ ngạc nhiên, và liên tưởng đến một trẻ khác cách đây hơn 50 năm cũng đã la lên như vậy báo điềm Đức Hồng Y Sarto làm Giáo Hoàng, mấy ngày sau Ngài đắc cử và đội tên Piô X. Bổn đạo bảo nhau “Đức Thượng phụ Giáo chủ của chúng ta giống Đức Piô X quá, chắc Ngài sẽ làm Giáo Hoàng”.

Đức Hồng Y RONCALLI bình tĩnh xếp đặt hành lý, Ngài để riêng một ít hồ sơ quan trọng mà Ngài muốn đích thân xem xét lúc trở về và đặt chúc thư trên bàn. Trong vali Ngài chỉ đem những đồ rất cần dùng trong một cuộc hành trình vắn. Ngài không quên đem bộ áo capha đỏ, rộng, mà Ngài sẽ cần dùng lúc đi bái yết Đức Tân Giáo Hoàng. Sáng 12-10-1958, Ngài lên xe lửa xuống La-mã. Ở La-mã, Ngài trú tại trụ sở Nữ Công giáo Tiến hành (Domus Mariae), Ngài vội vàng đến đền thờ thánh Phêrô và làm lại các cử chỉ của Đức Hồng Y Baronio ngày trước: “Ngài tiến thẳng đến hôn chơn thánh Phêrô và đọc: Oboedientia et pax” Ngài kính viếng di hài của Đức Piô XII, và mỗi ngày lúc 10 giờ 30 Ngài dự hội đồng Hồng Y để bàn về công việc tống táng Đức Piô XII cũng như bầu tân Giáo Hoàng.

Sau khi dự các nghi lễ tống táng long trọng và tôn nghiêm, Đức Hồng Y RONCALLI cứ tiếp tục họp Hội đồng Hồng Y, và mỗi buổi mai đến đền thờ thánh Phêrô dự tuần cửu nhật, cầu cho linh hồn Đức Cố Giáo Hoàng. Các dinh điện Vatican treo cờ tang, báo Osservatore Romano có viền đen tứ phía để tang cho Đức Thánh Cha.

Các Hồng Y khắp thế giới tựu về La-mã

Trong lúc nầy các vị Hồng Y Giáo chủ từ những miền xa xăm lục tục kéo về La-mã. Đức Hồng Y Stefan Wyszinski ở Balan là vị Hồng Y độc nhất sau bức màn sắt được phép đến dự Mật-tuyển-viện. Đức Hồng Y Alojzije Stépinac, Tổng Giám mục thành Zagreb ở Nam tư, đang bị câu thúc tại Krasic không có hy vọng gì đến La-mã được, phần vì đau, phần vì không có phép Chính phủ Tito. Đức Hồng Y Joseph Mindszenty ở Hung Gia Lợi phải ẩn núp trong tòa Đại sứ Mỹ từ cuộc khởi loạn năm 1956 cũng bị Chính phủ Kadar từ chối không cho phép, mặc dù Tòa Đại sứ Mỹ đã can thiệp. Đức Hồng Y Tien Ken-Sin, Tổng Giám mục Bắc kinh đang sống lưu đày ở Tây Đức vừa bị nạn ô tô, sợ cũng không đến dự được. Các vị già cả nhất trong hội Hồng Y là Elia Dalla Costa Tổng Giám mục Florence, 86 tuổi, Georges Grente Tổng Giám mục Le Mans, 86 tuổi và José Maria Rodriguez Tổng Giám mục Santiago ở Chili, 92 tuổi.

Mỗi sáng mai, lúc 10 giờ 30, các Hồng Y họp hội nghị trong Vatican. Ngoài công việc tống táng và tiếp phái đoàn các Quốc gia đến phân ưu, việc thứ nhất là bầu Đức Hồng Y Sự-vụ-trưởng (Camerlingus) để điều khiển Giáo Hội lúc Tòa Thánh trống ngôi; việc quan trọng thứ nhì là bầu giáo chức sẽ đảm đương công việc ở Mật-tuyển-viện: Đức Ông Alberto di Jorio; Thư ký Mật-tuyển-viện: Đức Ông Federico Calori di Vignale; Đốc-biện Mật-tuyển-viện: Hoàng thân Sigismondi Chigi; Thống-chế Mật-tuyển-viện, chức nầy gia đình Chigi đã giữ từ mấy thế kỷ nay. Ba Ủy ban Hồng Y được đặt lên để cai trị nước Vatican và sửa soạn Mật-tuyển-viện.

Tòa Thánh đã cho ban hành một loại tem và một số bạc đồng để kỷ niệm Tòa Thánh trống ngôi “Sede vacante”. Không tả được thiên hạ chen chúc nhau từ 4 giờ sáng trước đền thờ thánh Phêrô để mua loại tem Tòa Thánh trống ngôi như thế nào!

Đức Hồng Y Constantini, Chưởng-ấn của Tòa Thánh La-mã, đầy công nghiệp với các xứ truyền giáo, cùng một tuổi với Đức Piô XII, đã bị mổ mấy tuần trước. Hôm 17-10, Ngài dậy đi dạo ở vườn, nhưng bỗng Ngài kêu mệt và nói: “Tôi đi theo Đức Thánh Cha !”. Ngài về đến phòng và một lúc sau Ngài từ trần vì tim đứng. Thế là tổng số Hồng Y còn lại 54 vị: 17 vị thuộc Quốc tịch Ý và 34 vị Quốc tịch khác.

Ai sẽ làm Giáo Hoàng ?

Sau lúc Đức Thánh Cha Piô XII qua đời, dân chúng bàn tán ai sẽ kế vị Ngài. Ở tiệm ăn, trên chuyến xe lửa, bên vệ đường, thiên hạ bàn tán rất sôi nổi: ai sẽ làm Giáo Hoàng ?

Báo chí lợi dụng cơ hội nầy để làm tiền hoặc để gieo ảnh hưởng chính trị, đảng phái.

Các báo trên thế giới cũng như ở Ý, hay chia các vị Hồng Y làm hai phái. Phái “Pacelliani” gồm các vị đồng liêu với Đức Piô XII, có tính cách khôn ngoan bảo thủ; phái thứ hai “Montiani” có vẻ tân tiến, theo khuynh hướng của Tổng Giám mục Montini ở Milan. Báo “Epoca” viết: “Mặc dù Đức Cha Montini chưa phải là Hồng Y, nhưng có lẽ Ngài sẽ đắc cử”.

Oggi, tờ báo hằng tuần của Đảng Quân-chủ, chia các Hồng Y theo ba khuynh hướng: “Tả, Trung, Hữu”.

Tờ Giornale d'Italia ngày 21 tháng 10 nêu ý kiến: “Đức Hồng Y RONCALLI là ứng cử viên của các Hồng Y Pháp: Nếu đắc cử, Ngài sẽ chọn tên Piô XIII“. Có báo đề cập đến một vị “Giáo Hoàng giao thời”, vị ấy sẽ là người bảo thủ, tuổi tác, sẽ cai trị Giáo Hội một thời gian ngắn, và làm như cái cầu, nối hai đời Giáo Hoàng dài hơn và hoạt động hơn”.

Những vị năng được nhắc đến là Đức Hồng Y Aloisio Masella và RONCALLI, họ cho Đức RONCALLI là vị trẻ nhất trong số các Hồng Y già nổi tiếng kinh nghiệm về ngoại giao, và rất quen với vấn đề quốc tế ( báo Messaggero).

Báo chí cũng quan tâm đến vấn đề Đức Tân Giáo Hoàng sẽ là người Ý hay là người nước khác. Có dư luận cho rằng nên bầu một Hồng Y không thuộc Quốc tịch Ý, họ nêu tên của Đức Hồng Y Tisserant, thủ-chỉ hội Hồng Y, một trong những vị thông minh nhất, nói được các thứ tiếng Đông Âu và Cận Đông, Ngài thuộc Quốc tịch Pháp. Đức Hồng Y Léger Tổng Giám mục Montréal Gia Nã Đại. Đức Hồng Y Gilroy Tổng Giám mục Sydney Úc Châu là những vị có tiếng đạo đức, thuộc những quốc gia không vào số cường quốc. Đức Hồng Y Spellman Tổng Giám mục Nữu Ước, tuy rất nổi tiếng nhưng cái Quốc tịch Mỹ sẽ làm cho Ngài gặp nhiều khó khăn. Đức Hồng Y Agagianian, Thứ trưởng Thánh bộ Truyền giáo có may mắn hơn cả, sinh ở Nga, thuộc nghi thức Armenia, quốc tịch Liban, đã từng sống lâu năm ở La-mã, vừa thông minh, đạo đức, vừa nối được Đông Tây, vừa được thiện cảm của người Ý. Tuy rằng Ngài là người ngoại quốc nhưng giáo dân Ý kể Ngài như một người Ý, và Ngài là một diễn giả tiếng Ý rất hùng hồn, ít ai sánh kịp. Hơn thế, thuộc một quốc gia nhỏ, Ngài sẽ ở trên ảnh hưởng của các cường quốc, tuổi 63 của Ngài là tuổi lý tưởng của một Giáo Hoàng.

Dư luận nên bầu một vị thuộc quốc tịch Ý, cho rằng: Nước Ý đã từng cống hiến cho Giáo Hội những đại Giáo Hoàng như Lêô XIII, Piô X, Piô XI, Piô XII; vả chăng dân Ý sẵn quen nề nếp ấy, nên Giáo Hoàng Ý ít có thiên kiến quốc gia hơn cả. Họ còn thêm, nếu một vị Giáo Hoàng người Mỹ diễn thuyết cho một triệu dân Ý giữa công trường thánh Phêrô thì dân Ý làm sao hiểu được, vì Ngài sẽ nói tiếng Ý với giọng Mỹ. Họ đề nghị các vị Hồng Y người Ý: Siri, Lercaro, Ottaviani, Aloisio Masella, Ruffini, RONCALLI, Mimmi.

Báo Osservatore Romano, cơ quan bán chính thức của Tòa Thánh đã phải tuyên bố, kêu gọi báo chí phải thận trọng, không nên xem việc bầu vị Đại diện Chúa Kitô như một cuộc vận động bầu cử của các đảng phái.

Ngày 19-10 là ngày cuối cùng trong tuần cửu nhật cầu hồn cho Đức Piô XII. Hôm ấy Đức Hồng Y Thủ-chỉ Tisserant hành lễ trọng, trước sự hiện diện của hội Hồng Y, và phái đoàn của 53 quốc gia đến tham dự, phân ưu cùng Tòa Thánh. Sau lễ, nghi thức làm phép mồ được cử hành long trọng do 4 vị Hồng Y thuộc 4 quốc gia: Đức Hồng Y Tisserant người Pháp, Đức Hồng Y Lercaro người Ý, Đức Hồng Y Frings người Đức, và Đức Hồng Y Spellman người Mỹ.

Vào Mật-tuyển-hội

Chủ nhật 25-10-1958 là ngày khai mạc Mật-tuyển-viện. Ban sáng trong đền thờ thánh Phêrô Đức Hồng Y Thủ-chỉ Tisserant hành lễ trọng thể cầu xin Đức Chúa Thánh Thần ban ơn cho mật-tuyển-viện. Trong buổi lễ, Đức Ông Antonio Bacci (nay là Hồng Y) thuộc văn phòng “đoản sắc gửi cho Quốc trưởng” đã giảng một bài hùng hồn, khuyên bảo các Hồng Y hãy chọn cho Giáo Hội Công giáo La-mã một đấng chăn chiên đầy khả năng, hợp thời và hãy chọn trong một thời gian vắn nhất. Chính Ngài cũng đã giảng khai mạc Mật-tuyển-viện kỳ trước cách đây 19 năm.

Báo chí đã đăng: “Chiều nay 52 vị Hồng Y sẽ vào Mật-tuyển-viện”. Một sự bất ngờ xảy đến, Đức Hồng Y Edward Mooney Tổng Giám mục thành Detroit ở Hoa Kỳ đã dạy Đức Ông J.Breitenbeck bí thư của Ngài đến gọi Ngài lúc 2 giờ 45 để kịp vào Mật-tuyển-viện. 2 giờ 45 điểm, Đức Ông Breitenbeck đến và thấy Đức Hồng Y Mooney đã bất tỉnh. Đức Ông chỉ kịp làm phép xức dầu và 2 vị Hồng Y Mỹ khác đang ở trong Giáo Hoàng chủng viện Hoa Kỳ tại La-mã là Đức Spellman và Đức Mc Intyre với Đức Cha O'Connor Giám đốc trường vội vàng đến ban phép Giải tội trước khi Đức Hồng Y Mooney tắt thở.

3 giờ 30 chiều 25-10-1958, 51 vị Hồng Y khắp thế giới tề tựu tại nhà nguyện Paslina và đi kiệu trọng thể vào Mật-tuyển-viện lần thứ 78 trong lịch sử Giáo Hội. Trong số 51 vị Hồng Y, chỉ có 13 vị đã từng dự Mật-tuyển-viện lần trước vào năm 1939 để bầu Đức Piô XII.

Sau lúc tuyên bố: “Extra omnes” (mọi người phải ra ngoài) cửa Mật-tuyển-viện đã đóng kín. Các Hồng Y hội tại điện Sixtine để nghe Đức Hồng Y Thủ-chỉ đọc Tông hiến “Tòa Thánh trống ngôi” “Vacantis Apostolicae Sedis”, rồi tất cả thề giữ bí mật, đoạn Đức Hồng Y Thủ-chỉ lại khuyên bảo các đấng về nhiệm vụ cao cả của các ngài.

Hẳn không có một nghị viện nào gồm có những người giàu kinh nghiệm và thông minh hơn Hội đồng Hồng Y, và cũng không một nghị viện nào làm một việc cao cả hơn các Hồng Y sắp làm, việc trọng nhất của đời họ: Bầu vị Đại diện Chúa Kitô ở trần gian.

Trong khuôn viên Mật-tuyển-viện có 51 Hồng Y, và 150 người thừa hành, mỗi Hồng Y có thể đem theo một vài người hầu cận, các nhân viên khác gồm có: Bác sĩ, thợ máy, thợ mộc, thợ nề, bếp ...

Mặc dù chỉ có 51 Hồng Y, nhưng dọn sẵn 65 phòng: một giường hẹp, một bàn quỳ, một bàn viết và một chiếc ghế. Các nữ tu dòng thánh Matta lo việc nấu nướng trong 2 bếp, một cho các Hồng Y, cái kia cho các người giúp việc. Các vật thực từ bên ngoài đưa vào, được đặt trên 6 cái bàn xây, rồi quay vào bên trong. Các thức ăn để vào thang máy rồi đưa thẳng lên phòng Borgia là phòng cơm của các Hồng Y.

Các Hồng Y theo một chương trình đơn sơ, ban mai lễ, kinh nguyện, điểm tâm, rồi vào điện Sixtine lúc 9 giờ 30. Ngoài các Hồng Y, chỉ có ít nhân viên được phép hiện diện, nếu bỏ phiếu lần thứ nhất chưa đủ hai phần ba thêm một thì bầu tiếp lần thứ hai. Đoạn các Ngài nghỉ, dùng bữa trưa ... Đến 4 giờ chiều lại vào bầu cử, cho đến 6 giờ chiều.

Không khí cầu nguyện và thinh lặng của Mật-tuyển-viện khác hẳn với sự xôn xao bên ngoài, nhất là ở công trường thánh Phêrô.

Cả thế giới chờ đợi

Chúng ta đếm được 200.000 người sáng chiều tựu nhau trước công trường thánh Phêrô. Ngày 26, 27, 28 tháng 10, mắt họ dán vào ống khói trên mái điện Sixtine. Khói trắng báo tin có tân Giáo Hoàng, nhưng ngày 26, 27 và sáng 28 tháng 10 họ chỉ thấy toàn khói đen rồi thất vọng ra về. Ngoài dân chúng, còn có 735 phóng viên báo chí, hoặc nhiếp ảnh viên chực sẵn, với độ 50 bàn máy quay phim, một máy vô tuyến truyền hình tối tân và một têlê caméra đặt từ mũi Canaveral bên Hoa Kỳ, máy được dùng trong những lúc phóng Hỏa tiễn.

Cả thế giới chú trọng đến bầu cử một vị Giáo Hoàng vì Ngài có một sức mạnh thiêng liêng không lượng được. Giáo Hội bình tĩnh cầu nguyện, các tín đồ không công giáo cũng cầu nguyện như lời vị Tổng Giám mục Anh giáo ở Sydney và tờ “Church Times” của Tinh Lành ở Luân đôn kêu gọi.

Habemus papam ! Chúng ta có Giáo Hoàng rồi !

Lúc từ giả Venise, lòng Đức Hồng Y RONCALLI đã khỉ sự run sợ, nhưng sau những buổi họp thường ngày, thấy các vị Hồng Y khác hướng về mình, đầy thiện cảm và cung kính, thì Ngài càng thêm băn khoăn, vì thế, trước khi vào Mật-tuyển-viện, Ngài đã vào nhà thờ Chiesa Nuova, và cầu nguyện trên một tiếng đồng hồ bên mồ Đức Hồng Y Baronio, mà Ngài vẫn sùng kính.

Sau lúc bầu phiếu lần thứ sáu, Đức Hồng Y Thủ-chỉ tiến đến trước Tòa của Đức Hồng Y RONCALLI, các Đức Hồng Y khác cũng hướng về đó, Đức Hồng Y Thủ-chỉ cung kính hỏi: “Ngài có nhận làm Giáo Hoàng không ?”. Đức Giáo chủ Venise, 76 tuổi, với vẻ mặt trầm ngâm suy nghĩ, đáp lại: “Tôi run rẩy và khiếp sợ. Sự thiếu thốn và yếu hèn của tôi làm tôi xấu hổ. Nhưng tôi thấy Thánh ý Chúa trong sự bỏ phiếu của quí vị Hồng Y chư huynh khả kính của tôi. Vì thế tôi xin nhận. Tôi cúi đầu và nghiêng mình vác Thánh giá”. Đồng hồ trên tháp đền thờ thánh Phêrô đổ 6 giờ 45.

Lúc nói tiếng “Tôi nhận”, Đức Hồng Y RONCALLI trở thành Giáo Hoàng, kế vị thánh Phêrô, Đại diện Chúa Kitô. Nhìn quanh, Ngài thấy các vị đồng liêu mấy phút trước đây, bây giờ xuống khỏi Tòa, bấm nút cho 50 Tòa của họ sụp xuống, chỉ còn Tòa của Ngài đứng vững.

Đức Hồng Y Thủ-chỉ tiếp: “Tâu Đức Thánh Cha, Ngài muốn chọn tên gì ?”

- “Tôi chọn tên Gioan, tôi quí trọng tên ấy vì là tên của cụ thân sinh tôi, tên của nhà thờ nhỏ hẹp nơi tôi đã chịu phép rửa tội. Đó là tên trọng của vô số nhà thờ trên thế giới, nhất là của Vương Cung Thánh đường Latran, là mẹ và là đầu của tất cả các nhà thờ. Gioan là tên của Thánh Marcô, quan thầy của nhà thờ Chánh tòa Venise: đó là tên đã được vinh dự vì hai thánh Gioan trong Cựu ước và Tân ước : Thánh Gioan Batista và thánh Gioan Tông đồ...”.

Lịch sử để lại cho ta một câu chuyện lạ lùng: lúc Hồng Y Sarto, Giáo chủ Venise đi dự Mật-tuyển-viện năm 1903, có người hỏi Ngài: “Nếu được chọn làm Giáo Hoàng, Đức Hồng Y sẽ lấy tên gì ?” - “Gioan XXIII”, Ngài đáp: không rõ vì lý do gì Ngài đã không lấy tên Gioan XXIII như Ngài đã nói, và để tên ấy cho đấng kế vị Người.

Đức Thánh Cha bước xuống, tiến lại bàn thờ, quỳ gối cầu nguyện. Đoạn Ngài đứng quay mặt xuống, hai hàng Hồng Y đứng hai bên. Đức Ông Di Jorio thư ký Mật-tuyển-viện quì gối dâng mão sọ trắng. Đức Thánh Cha cất mão đỏ, và đội mão trắng, đoạn cầm mão đỏ đặt trên đầu Đức Ông Di Jorio, đó là một dấu công khai chỉ Ngài sẽ đặt Đức Ông Di Jorio làm Hồng Y trong cơ-mật-hội sắp đến.

Đức Thánh Cha vào phòng tư thánh mặc phẩm phục đoạn ra ngồi trên tòa cho các Hồng Y đến bái kính. Lúc bái kính lần thứ nhất xong, Đức Thánh Cha mời các Hồng Y tối hôm đó ở lại trong Mật-tuyển-viện và để các nghi thức khác lại ngày sau. Người ta đoán có lẽ tối ấy Ngài đã bàn ít điều quan trọng khẩn cấp với các Hồng Y.

Dân chúng ngoài công trường thánh Phêrô đã thấy khói trắng và họ nao nức ngóng trông cho biết Tân Giáo Hoàng là ai?

Bỗng từ bao lơn trên cao, ở mặt tiền đền thờ thánh Phêrô cửa mở ra, ánh đèn sáng chói. Đức Hồng Y Canali chủ đoàn phục tế tiến đến, dân chúng vỗ tay vang lừng. Ngài thủng thẳng đọc: “Annuntiamus vobis gaudium magnum: Habemus Papam ! (vỗ tay...) Eminentissimum ad Reverendissimum Dominum, (mọi người lắng tai, nín thở, Ngài tiếp Dominum Angelum Josephum, Santoe Romanae Ecclesiae Cardiaalem (lại vỗ tay) RONCALLI (vỗ tay thật dài) qui sibi nomen imposuit Joannem Vigesimum tertium”.

“Tôi báo cho anh em một tin rất đáng mừng. Chúng ta có Giáo Hoàng rồi, đó là Đức Hồng Y Angelo Giuse RONCALLI, Ngài đội tên là Gioan XXIII”.

Đức Hồng Y Canali đi vào một lúc, rồi Đức Thánh Cha Gioan XXIII đến với tất cả 50 Hồng Y, Ngài ban phép lành cho La-mã và cho toàn thế giới. Dân chúng hoan hô nhiệt liệt. Đức Thánh Cha vẫy tay chào, rồi mau mắn đi về phòng tạm dọn ở Tòa Quốc Vụ Khanh. Ngài liền dạy đánh điện tín cho một ít người thân thuộc. Thế giới vui mầng, nhưng vì có người chưa nghe tên RONCALLI nên tọc mạch muốn biết ngay thân thế và sự nghiệp Đức Tân Giáo Hoàng. Riêng với Venise, Bergamo, Sotto il Monte ... tên RONCALLI là một kỷ niệm êm đềm, quí mến. Tối ở trong làng Sotto il Monte, dân chúng đốt pháo bông, họ sung sướng vì một người con của Sotto il Monte lên chức trọng nhất trong nhân loại.

Các báo đã in sẵn những số báo với Tiểu sử các vị Hồng Y có thể làm Giáo Hoàng, họ để sẵn đó, nếu có Giáo Hoàng mới, họ chỉ in thêm ảnh vào thôi để bán cho sớm.

Nhà nhiếp ảnh nào cũng muốn cho mình bán bức ảnh của Đức Tân Giáo Hoàng trước ai hết, nên họ đã lấy sẵn hình Đức Giáo Hoàng Piô XII, và cắt đầu đi, vừa được tin Đức Hồng Y RONCALLI làm Giáo Hoàng, họ liền đem dán đầu Ngài lên ảnh Đức Piô XII, rồi chụp bóng in ra vô số. Thế là nửa giờ sau, các đường phố đều có người bán ảnh Đức Gioan XXIII. Nhưng ai biết mưu họ thì thấy ngay: đầu thì của Đức Tân Giáo Hoàng, mà thân hình và tay chân lại mảnh khảnh như thể xác Đức Piô XII. Dù sao báo và ảnh đã ra sớm, và bán chạy vô cùng, họ đã thu được món lợi khá, vì ai ai cũng muốn biết tiểu sử của Đức Tân Giáo Hoàng, thấy chân dung Ngài và gửi ít bức cho bạn hữu ở xa. Sáng ngày sau, Đức Thánh Cha ra điện Sixtine cho các Hồng Y bái kính lần thứ ba và đọc một bài diễn văn, mà đài phát thanh Vatican tung ra khắp thế giới : Ngài kêu gọi những người cầm vận mệnh các dân tộc giải quyết các trở ngại để đi đến Hòa bình thật.

Phản ứng của thế giới

Điện văn khắp cả thế giới dồn dập bay về Vatican tỏ lòng tôn kính và tin tưởng ở sứ mệnh Công bình, Bác ái của Đức Giáo Hoàng.

Họ chúc Ngài thành công trong việc làm cho các dân tộc thương yêu nhau. Nói được rằng gần tất cả các Quốc Trưởng và và Giáo phái trưởng trên thế giới đều có điện văn về, trừ các nước sau bức màn sắt. Từ Tổng Thống Mỹ Dwight D. Eisenhower, đến Anh hoàng Elisabeth, Nữ hoàng Hòa lan, từ vị Trưởng Mục sư Do thái ở Israel Dr. Isaac Herzog đến Tổng Giám mục Anh giáo Geoffrey ở Luân đôn, và Giáo chủ Alexius Trưởng Giáo hội Chính thống Nga. Nước nào, Giáo phái nào cũng phải tin tưởng ở cái thế lực tinh thần, cái sức mạnh thiêng liêng của chức vị Giáo Hoàng.

Những ngày đầu tiên trong đời sống Giáo Hoàng Đức Gioan XXIII đã làm gì và có cảm tưởng gì ?

Điều Ngài làm trước tiên là xem các hồ sơ quan trọng Đức Piô XII còn để lại. Mỗi ngày sáng, chiều Ngài gặp các Hồng Y, để cho họ trình bày công việc, bảo họ góp ý kiến. Ngài thuật lại: “Ban đêm có lúc tôi không ngủ được, tôi dậy bật đèn đọc báo, xem họ nói về Mật-tuyển-viện và về tôi thế nào; thực họ biết lắm chuyện, hơn chính tôi, hơn cả Hội Hồng Y, những chuyện không có ! - Có bữa trong chiêm bao tôi thấy nhiều việc quan trọng trong Giáo Hội, tôi liền nghĩ, tôi phải trình với Đức Thánh Cha, tôi bật đèn vùng dậy, đồng thời sực tỉnh mới biết chính tôi là Đức Thánh Cha !”. Ngày 30 tháng 10, ngài về phòng của Đức Piô XII.

Lễ Đăng Quang

Chọn ngày Đăng quang vào ngày 4 tháng 11 là dấu đầu tiên cho thiên hạ thấy Đức Gioan XXIII là một người cương quyết, Ngài quyết định khác thường, ngày Đăng quang của Ngài không phải là một ngày Chủ nhật như thường lệ, nhưng lại là lễ thánh Carolo Boromeo mà Ngài vốn sùng kính, cũng là ngày Quốc lễ (lễ thắng trận).

Lễ Đăng quang uy nghi và đầy đủ ý nghĩa đã được diễn ra trước mắt 56 phái đoàn các nước và 5 tổ chức Quốc tế. Nhiều phái đoàn do vị Ngọai Trưởng trong Chính phủ hoặc một Hoàng thân cầm đầu, đầy đủ hội Hồng Y và 280 Tổng Giám mục và Giám mục đến dự. Một sự bất ngờ trong lễ Đăng quang là Đức Gioan XXIII đã ngự Tòa, giảng một bài hùng hồn, Ngài đề cập đến vấn đề hiệp nhất, Ngài bảo: “Đó là vấn đề truyền giáo trong tất cả sự rộng rãi và tốt đẹp của nó ... Đó là mối lo âu hạng nhất mặc dầu không phải là độc nhất của Giáo Hoàng La-mã”.

Không tả hết sự nguy nga lộng lẫy của đền thờ thánh Phêrô trong ngày lễ Đăng quang. Các Đài vô tuyến truyền hình đã dùng 7 cây số dây điện, với một đoàn 200 chuyên viên và 5 giáo sĩ cố vấn. Đài Vô tuyến Truyền hình Ý và 14 đài Vô tuyến truyền hình Âu châu đã xếp đặt để tung ra thế giới một chương trình tuyệt hảo. Đài Radiotelevisione Italiana đã cho biết hôm ấy ở Ý có 3 triệu và khắp Âu châu có 30 triệu khán giả theo dõi chương trình. Tại Luân đôn, chương trình được lập tức quay phim và gửi sang Nữu ước bằng máy bay siêu thanh. Từ ngày Đức Piô XII thọ bệnh cho đến ngày Đức Gioan XXIII Đăng quang, Đài BBC ở Anh đã dành riêng 70 giờ phát thanh và vô tuyến truyền hình để thông báo các công việc xảy ra ở Kinh đô Giáo Hội. Chính ngày Đăng quang, suốt 8 tiếng rưỡi đồng hồ, đài BBC đã giúp toàn dân tham dự các nghi lễ tôn nghiêm ở Giáo đô. Chiều ấy tính được 8 đến 9 triệu thính giả và khán giả nơm nớp theo dõi chương trình.

Báo chí đã rất lưu ý đến lễ Đăng quang. Tờ New-York Herald Tribune, tờ Evening Star, tờ Philadelphia Inquirer, tờ New-York telegram, hứa hẹn và đồng thời kêu gọi người Công giáo cũng như không Công giáo cầu nguyện cho Đức Tân Giáo Hoàng. Báo chí Tunisie khen ngợi sự thông minh, tài ngoại giao và lòng nhiệt huyết tông đồ của Ngài. Ở La-mã, các cơ quan báo chí cứ tiếp gởi tin tức về từ 66 đến 67 trang, khiến một trong những nhà điều khiển Associated Press tại Roma đã nói: “Chưa bao giờ chúng tôi gởi ngần ấy tài liệu trong một thời gian vắn như thế”.

Những buổi triều yết

Sau ngày Đăng quang, Đức Gioan XXIII lại bắt đầu vào công việc, Ngài tiếp Hội Hồng Y, Ngoại giao đoàn, các Giám mục. Ngày 18-11 Ngài ban triều yết chung lần thứ nhất, và ngày 10-12 Ngài mới ban triều yết ban mai.

Trong những buổi triều yết chung, Ngài thường nói tiếng Pháp và tiếng Ý mặc dù Ngài đã nói được tiếng Hy lạp, tiếng Bảo, tiếng Thổ, Nga, Ngài cũng biết tiếng Anh, Đức và Tây Ban Nha. Những vấn đề Ngài thích đề cập trong các buổi triều yết là: lạc quan cần cho thanh niên ngày nay, hiệp nhất Giáo Hội, ăn ở khiêm tốn và đời sống gia đình. Lúc cần, Ngài mới đọc các bài diễn văn dài. Thường lúc triều yết Ngài nói chuyện như cha con, thân mật, sốt sắng, có lúc khôi hài và điểm thêm vài chuyện vui. Con cái ở xa xôi đến, thấy nét mặt Đức Gioan XXIII trong buổi triều yết đều cảm động và bảo nhau: “Thực là Cha Chung”. - Ôi! Bình an ! - “Tất cả tình yêu và tâm hồn trong trắng lộ trên nét mặt Ngài“. Ở Istanbul, Ngài dạy khắc nổi trên cửa Tòa Khâm mạng 2 chữ: “Pater et Pastor” (Cha và chăn chiên). Ta nói được hai chữ ấy đã được ghi trên chân dung dịu hiền của Ngài.

IX.

Cha cũng là người như chúng con

“Hiền lành và Khiêm nhượng trong lòng”

Lời ấy Đức Thánh Cha đã nói trong diễn văn từ biệt giáo dân Sofia. Thấy cuộc đời tông đồ hoạt động của Đức Gioan XXIII cũng chưa đủ, nếu chúng ta không thấy Ngài sống thân mật trong đời tư như thế nào.

Một tâm hồn cao thượng, một bộ óc thông minh, một nhà ngoại giao lỗi lạc càng thêm cao quí, nếu trong đời tư họ không tự cao tự đại, mà vẫn là một con người hiếu thảo, một người bạn trung thành, một “người như chúng ta”.

Vatican đã mất một vị Giáo Hoàng cao cả, Đức Piô XII, thân vóc cao, thẳng và gầy, với đôi mắt sáng sau cặp kính gọng vàng khiến cho ai thấy Ngài liền cảm phục ngay con người thánh thiện, nhà lãnh đạo cương quyết, nhà trí thức uyên thâm. Chúng ta dễ thấy nơi Ngài sự sang trọng của dòng dõi quí phái Pacelli hòa lẫn với tánh đơn sơ của Phúc âm.

Đấng kế vị của Đức Piô XII cũng là một vị thánh thiện. Ngài không cao lắm, ngược với bộ mặt xương xương của Đức Piô XII, Đức Gioan XXIII phì mập, với vành trán rộng với đôi tai rất thọ, và cặp mắt hiền từ, miệng Ngài như luôn luôn mỉm cười, khiến cho người đau khổ lo âu mấy, thấy Ngài liền cảm thấy bình an. Ngài thích đi bách bộ, và nhìn thấy bước đi nặng nặng nhưng nhanh nhẹn của Ngài, ta không khỏi nghĩ đến cậu bé chăn chiên ở Sotto il Monte, cậu học trò đi học đường xa, hay Trung sĩ RONCALLI, thanh niên vạm vỡ trong trận thế chiến thứ hai.

Nếu đứng trước Đức Piô XII ta có cảm tưởng Ngài đang triền miên liên lạc với Chúa để cầu bầu cho nhân loại, thì đứng trước Đức Gioan XXIII ta lại có cảm tưởng Ngài đang âu yếm nhìn nhân loại để đưa họ lên với Chúa. Cả hai đều chu toàn phận sự bắc cầu nối nhân loại với Thiên Chúa (Pontifex).

Ông Piô Pietragnoli viết trong quyển (pastor et nauta): “Nói đến khuôn mặt Ngài, tôi nghĩ ngay đến sự dịu hiền. Cử chỉ của Ngài đã được đo đắn kỹ càng trước có lần dường như không trông thấy được, nhưng luôn luôn đầy ý nghĩa. Họa hiếm mới thấy ngài hăng hái sống động để rồi bỗng chốc lui lại điều hòa và dè dặt”.

“Tiếng nói sốt sắng của Ngài có âm thanh trong trẻo, rõ ràng như tiếng thanh niên, thỉnh thoảng giọng Ngài có đổi là vì quá cảm động. Nhưng cái nhìn cũng như cử chỉ và ngôn ngữ hòa lẫn nhau để diễn tả những đức tính : Khiêm tốn, hiền lành, quảng đại và bình tĩnh”.

“Trong 5 năm được hạnh phúc gần Ngài, chưa bao giờ tôi thấy Ngài hung hăng, không bao giờ nghe giọng nói Ngài tức giận hay phàn nàn. Trong nhiều đức tính mà tôi quí trọng nơi Ngài, thì có một đức tính mà tôi quí nhất : Ngài thành thật, kính trọng mọi người bất phân giai cấp. Không những thế Ngài còn trọng tư tưởng và dư luận của người khác.

“Ngài thường bảo: Thiển ý của tôi như thế nầy”, chứ không bao giờ bảo: Đây là ý của tôi”.

Ngài là một đấng vị vọng trong Giáo Hội, nhưng không bao giờ thấy nơi Ngài một cử chỉ, hay lời nói có vẻ kiêu hãnh. Ngài năng ban khen hơn là chê, và Ngài biết rằng những người có thiện chí, về sau sẽ tránh những gì Ngài không tán thành và hăng hái làm những gì Ngài ban khen, nhờ thế, Ngài đã làm gương sáng và xây dựng nhiều tâm hồn.

Ai đã đến kính viếng Vương cung thánh đường Thánh Marcô ở Venise, thì không quên được một hàng tượng các Thánh đặt ở bàn rước lễ, Đức Hồng Y muốn cho những người có phận sự bảo tồn cổ tích (cơ quan của Chính phủ) cất các pho tượng ấy đi ít là lúc có lễ để giáo hữu có thể thấy bàn thờ và vị chánh tế. Nhưng họ không chịu, Ngài bảo: “Tôi không muốn bắt buộc, tôi chỉ muốn cho những kẻ nghĩ cách khác thấy ý kiến của tôi tốt lành. Nếu ai bảo rằng chỉ giết một con kiến để ý kiến của tôi thắng thì tôi cũng không giết”.

Lúc đến Venise được ít lâu, Ngài bị tang buồn, một bà em của Ngài qua đời lúc Ngài đang giảng tam nhật, Ngài bình tĩnh không để lộ một vẻ lo lắng phiền muộn bên ngoài, cũng không nói ra cho ai; đến ngày thứ ba sau bài giảng cuối cùng, Ngài mới đưa tin cho giáo hữu, xin mọi người giúp lời cầu nguyện.

Rất bảo thủ mà rất tân tiến

Ngài rất bảo thủ, mà cũng rất tân tiến, ngay lúc đắc cử Giáo Hoàng, Ngài lập lại tục lấy mão sọ đỏ đặt trên đầu thư ký Mật-tuyển-viện, dấu chỉ sẽ nên Hồng Y, trong Cơ-mật-hội sắp đến. Ngài đi viếng bệnh viện như các Giáo Hoàng đã làm cách một thế kỷ trước đây. Ta không ngại nhiều lúc thấy Ngài rất bảo thủ, vì ta biết Ngài là một sử gia lỗi lạc, cái gì tốt trong lịch sử đều đáng giữ: Chẳng hạn Ngài đi kiệu với bổn đạo trong Mùa Chay, và giảng cho họ như các Giáo Hoàng trong mấy thế kỷ đầu.

Trong các đức tính, người Mỹ, người Pháp mến chuộng ở Đức Gioan XXIII họ thích óc tân tiến của cụ già 77 tuổi nầy nhất: Vừa lên ngôi Giáo Hoàng, Ngài bỏ hẳn thói quen từ đời Đức Sixtô V, 400 năm về trước, Ngài không để số 70 Hồng Y, Ngài đã đặt đến số 75 rồi 85 vị. Một hôm Ngài dạy mời một Đức Ông, bạn học ngày xưa của Ngài đến dùng cơm đồng bàn với Ngài, người ta trình: “Tâu Đức Thánh Cha thường Đức Giáo Hoàng chỉ dùng cơm một mình thôi”. Đức Thánh Cha đáp: “Lúc lên ngôi Giáo Hoàng, tôi cũng tự hỏi: Tại sao Đức Giáo Hoàng lại dùng cơm một mình ? Rồi tôi tìm tòi lý do, rốt cùng không thấy ở đâu Giáo Hội ra luật cấm Đức Giáo Hoàng dùng cơm với kẻ khác, nên tôi cũng bãi thói quen ấy”.

Đặt thêm số Hồng Y, bãi bỏ tập tục cũ nếu cần, nhưng Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII không tuyên bố gì trước, cũng như Hội Công đồng Chung, Hội đồng địa phận La-mã, Ngài chỉ nói lúc phải nói, và câu nói của Ngài là kết quả của một sự suy nghĩ lâu dài về trước. Thế giới đi từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác, vì cụ già 78 tuổi nầy có vẻ bình tĩnh và đơn sơ, nhưng hoạt động vô cùng trong thinh lặng.

Thực tế Ngài không thích lời lẽ khách sáo; một hôm trong buổi triều yết Ngài ban cho các tuyên úy và cựu tuyên úy quân đội Ý trong vườn Vatican, gần hang đá Lộ-đức mà Đức Piô X đã dạy xây, người ta giao cho Đức Thánh Cha bài diễn văn đã dọn sẵn. Đức Thánh Cha mỉm cười, cầm lấy bỏ vào túi và nói: “bài nầy để cho người ta đăng báo, bây giờ chúng ta nói chuyện thân mật với nhau”.

Ngài cũng dạy lúc nào đăng trong báo Osservatore Romano những lời của Ngài thì không được viết: “Đây là lời vàng ngọc ... Đây là lời cao quí của Đức Thánh Cha” chỉ viết: “Đức Thánh Cha nói” ... Thế là đủ rồi”.

Câu chuyện bác sĩ Angelo Spanio, Giám đốc bệnh viện ở Venise thuật sau đây, cho ta biết Đức Thánh Cha là người tao nhã, lịch sự đến độ nào: một hôm bác sĩ Spanio mời Đức Hồng Y RONCALLI đến dùng cơm ở trại hè của bác sĩ ở đồng quê, thuộc địa phận Concordia. Đức Hồng Y RONCALLI nhã nhặn xin phép Đức Giám mục sở tại trước khi đến dùng cơm trong địa phận Concordia.

Một Giáo Hoàng bình dân

Nói đến đức tính bình dân của Đức Gioan XXIII, ta không sao thuật hết mẩu chuyện dân Ý trong mấy tháng đã truyền từ miệng nầy sang miệng khác. Ngay mấy tháng đầu Ngài đã đi ra ngoài nước Tòa Thánh nhiều lần: Ngài đi viếng trường Tấn-giáo, nơi chủng sinh thuộc Thánh bộ Truyền giáo từ 47 quốc gia trên thế giới được gởi đến học. Ngài thăm Đại học Gregoriana của Dòng Tên. Ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm năm 1958, Ngài ra đặt vòng hoa nơi tượng Đức Mẹ ở Piazza di Spagna. Ngài đi viếng bệnh viện Gerù Bambinô : thăm từng giường bệnh, hỏi han, yên ủi chúc lành cho từng người một. Ngài lên Monte Mario, thăm nhà dưỡng lão của các linh mục già yếu. Ngài đi viếng Đại Chủng viện La-mã, và luôn tiện ghé thăm Đức Ông Paschini, một bạn già ốm, liệt giường từ lâu. Những sự đi lại bất ngờ của Đức Thánh Cha nhiều lần khiến Cảnh binh Ý hồi hộp tối mắt, vì theo Hòa ước giữa Ý và Vatican, mỗi lần Đức Thánh Cha ra khỏi nước Tòa Thánh, thì nước Ý phải tôn trọng bảo vệ Ngài như một Quốc Trưởng. Vậy mà có nhiều lần Đức Gioan XXIII muốn đi thinh lặng không báo trước, nên Cảnh binh, Công an không trở tay kịp, mấy tháng đầu người ta vô cùng ngạc nhiên, có lần các Đức Ông trong Vatican tới tấp hỏi nhau “Đức Thánh Cha biến đâu mất rồi ?” Và họ chỉ biết Ngài đã ra đi những chỗ nào, lúc Ngài đã trở về phòng và nhờ đài phát thanh Vatican loan truyền các tin ấy. Dân La-mã dần dần quen cái thói bình dân của Đức Gioan XXIII và vì thế họ mến Ngài như người Cha lành. Và Ngài cũng yêu mến giáo dân vô hạn, Ngài làm những gì tâm hồn một người Cha bảo Ngài làm. Ngài không cần báo tin lâu trước cách trọng thể. 6 giờ chiều 31 tháng 12 năm 1958 Đài phát thanh Vatican báo tin : 8 giờ tối nay, Đức Thánh Cha mở cửa phòng chúc năm mới cho giáo dân, vừa nghe tin ấy, thiên hạ đua nhau chạy đến công trường thánh Phêrô. Đúng 8 giờ cửa phòng Đức Thánh Cha mở, Ngài vẫy tay chào mấy mươi vạn con cái đang đứng dưới công trường thánh Phêrô, và tiếng Ngài vang lên trên máy phát thanh: “Cha chúc lành cho chúng con một năm mới...”. Dân chúng quá cảm động quì cúi đầu, lãnh phép lành, rồi vỗ tay reo lên Viva il Papa ! Quên hẳn cả luật pháp, từng trăm xe hơi ở công trường rú còi chào mầng Cha hay tha lỗi cho con cái.

Có lần Ngài xách gậy, xuống bỏ thư tại bưu điện Vatican, có lần Ngài ghé nói chuyện với chú thợ làm việc ở góc lầu. Nghe bạn nói chuyện, một chú thợ ở bên góc kia hỏi: “Thằng kia mầy nói chuyện với ai đàng ấy mầy ?” Anh nầy quá sung sướng la lên -- “Tao nói chuyện với Đức Thánh Cha” -- Đức Thánh Cha mỉm cười cho chú ta hôn nhẫn rồi lại đi.

Dân Ý vui vẻ bặt thiệp, thích các mẩu truyện ấy, và họ năng đùa với nhau: “Biết đâu, có ngày gặp Đức Thánh Cha Gioan XXIII đi xe buýt với tụi mình !”.

Những câu chuyện trên đây giúp chúng ta thấy tâm hồn hiền hậu thánh thiện của Đức Gioan XXIII, nhưng thiết tưởng nhìn vào Ngài, chúng ta không cảm kích rõ rệt bằng xem chính Ngài nói, các tâm tình của Ngài trong các bức thư. Qua các bức thư sau đây ta sẽ thấy Ngài là một con người hiếu thảo, một người bạn trung thành, là một tâm hồn thánh thiện, chỉ biết tìm thánh ý Chúa và thấy thánh ý Chúa trong mọi sự.

Một tâm hồn qua các bức thư

Vang âm của gia đình vào thời măng sữa.

Constantinopoli, ngày 23 tháng 01 năm 1927.

Cha mẹ quí mến,

Cách đây năm mươi năm, lúc cha mẹ còn là đôi tân hôn, từ Thánh đường nghèo khó Santa Maria ở Sotto il Monte bước ra, chắc cha mẹ chưa nghĩ rằng nửa thế kỷ sau, từ thành Constantinopoli kia, một trong các con của cha mẹ, đứa con trai đầu, sẽ gởi thơ mầng lễ cưới vàng của cha mẹ. Nhưng trong tình thương vô hạn của Ngài, Chúa đã sắp đặt như thế, và con hiệp với cha mẹ để cám ơn Chúa ; không những con hiệp với anh chị em còn sống mà còn hiệp với ba, bốn thiên thần nhỏ, nhất là em Enrica yêu quí, giờ đây đã vào thiên đàng, quê hương thật của chúng ta, để ngợi khen Chúa và dọn chỗ cho chúng ta.

Con thấy một lý do đặc biệt để cảm tạ Chúa, không những vì Ngài đã gìn giữ cha mẹ sức khỏe thể ấy sau 50 năm vất vả, mà nhất là vì gia đình của cha mẹ còn giữ cái tinh thần đơn sơ, khó nghèo, nhưng đầy vinh dự không tầm thường, tinh thần kính sợ Chúa, không có tham vọng gì trước mặt thế gian, tất cả cái ấy làm cho ta yên hàn, bình an, bao lâu ta còn sống dưới thế nầy và bảo đảm cho ta được hạnh phúc ngày sau muôn đời.

Con vui sướng lúc nghĩ rằng anh em chúng con đã quyết theo con đường cha mẹ đã đi và đã dạy dỗ các cháu như cha mẹ đã dạy anh em chúng con.

Con hết lòng kính chúc cha mẹ, và xin Chúa gìn giữ cha mẹ còn sống lâu để được trông thấy nhiều năm nữa cái tinh thần tốt đẹp ấy kéo dài trong cả gia đình ta.

Tháng 9 sắp đến, nếu được về nhà nghỉ, như con trông cậy, con sẽ làm lễ trọng thể hơn để mầng ngày cưới vàng của cha mẹ. Giờ đây cha mẹ có thể tưởng tượng con nhớ đến cha mẹ trong mấy ngày nầy và cầu xin cho cha mẹ được hưởng những ơn thiêng liêng như cha mẹ cần thiết. Con lấy làm phấn khởi lúc nghĩ rằng một trong các sự yên ủi cha mẹ có trong trường hợp nầy là đứa con của cha mẹ trở nên Giám mục đang chúc phúc lành Chúa cho cha mẹ như cách đây 50 năm cha mẹ đã lãnh phép lành do tay cha xứ Rebuzzini. Thực thế, phúc lành cha xứ Rebuzzini, đã ban cho cha mẹ trong lễ hôn phối, ngày nay hiệp với phúc lành của một người con, và cũng là của một Giám mục, sẽ theo dõi cha mẹ nhiều năm nữa, để chúng con được hoan hỷ luôn luôn.

Mấy ngày nầy trong lúc cầu nguyện, con thích nhớ đến linh hồn bà con ta thuộc họ RONCALLI (nội) và Mazola (ngoại), họ cũng thông phần vui mầng lễ cưới vàng của cha mẹ một cách kia, giờ đây trên thiên đàng họ nhìn xuống ta, ta trông cậy thiên đàng đã trở nên cho tất cả bà con ta nơi nghỉ ngơi bình an.

Sofia -- Uliza Mussala, ngày 26 tháng 11 năm 1930

Cha mẹ quí mến,

Con không muốn để ngày nầy trôi qua, ngày đầu tiên con đủ 50 tuổi mà không nói riêng một vài lời với cha mẹ là kẻ đã ban sự sống cho con.

Mai nay, lúc cầu nguyện con đã rất đặc biệt nhớ đến cha mẹ, con phải cám ơn Chúa một lần nữa, vì Ngài đã ban cho con suốt 50 năm hưởng sự giúp đỡ của song thân tốt lành và kính sợ Chúa như cha mẹ. Con còn đội ơn Chúa hơn nữa vì Ngài đã gìn giữ cha mẹ sức khỏe đến ngày nay, và con hy vọng cha mẹ còn sống lâu nữa.

Ta hãy cùng nhau ngợi khen Chúa quan phòng, và dù sống, dù chết ta hãy luôn luôn phú mình trong tay Ngài.

Đó là cách sống đẹp nhất : tin cậy Thiên Chúa, bảo tồn sự bình an trong lòng, nhìn xem mọi sự bên khía cạnh tốt, biết chịu đựng và làm lành cho mọi người đừng bao giờ làm ác.

Hồi lên mười con ra khỏi nhà cha mẹ, con đã đọc nhiều sách và học nhiều điều cha mẹ không thể dạy con. Nhưng mấy điều đơn sơ cha mẹ đã dạy con ở nhà vẫn là những điều quí báu và quan trọng nhất : nó nâng đỡ và đem sự sống hăng hái đến cho bao nhiêu điều con học hỏi suốt bao năm đèn sách và dạy dỗ.

Con hết lòng cầu Chúa cho tất cả gia đình ta luôn luôn trung thành với lời dạy dỗ và gương sáng của kẻ già cả. Nếu với các điều đó gia đình ta không có tiền muôn bạc triệu, thì vẫn giàu có về các của quí thiêng liêng, các của ấy là vinh hiển thực sự của một gia đình cả trước mặt thế gian nữa, và bảo đảm cho cả gia đình, không trừ một ai, được sum họp ngày sau vui vẻ trên trời.

Yên ủi kẻ đau khổ vì chiến tranh

Quân y-viện Bergamo, 12 tháng 3 năm 1916

Kính thăm bà G.

Mấy lâu nay vắng tin gia đình bà, tôi lo sợ. Than ôi ! Chính điều tôi lo sợ đã xảy ra.

Lìa những người thân yêu, lìa nơi ở, lìa những vật ta yêu thích nhất, tất cả những chia ly ấy chính tôi cũng chịu đựng trong hai năm nay. Đời sống thinh lặng và ẩn dật không cất những sự đau đớn xấu hổ mà tinh thần tôi phải chịu mỗi ngày. Nhiều yếu tố phức tạp khác đã biến đổi con người tôi cách lạ, và tôi thiết tưởng rằng tôi có thể thông cảm đặc biệt với sự đau khổ của bà, và để vào đó một vài an ủi của nguồn mạch đức tin Công giáo.

Không bao giờ bằng lúc nầy tôi hiểu rằng đời ta không có giá trị gì, nó chỉ có giá trị khi chúng ta sống như một lời ngợi khen Thiên Chúa, là Đấng đã ban cho ta sự sống để làm sáng danh Người.

Chúng ta quá yêu thương những người thân yêu của ta và vì thế đôi lúc giảm bớt sự trong sạch của lòng kính mến Chúa, do đó Chúa đã cất họ khỏi mắt ta, Chúa không cất họ khỏi lòng ta, họ vẫn ở lại trong lòng ta như kẻ ta kính phục. Ta sốt sắng bắt chước họ, họ như luôn luôn kêu gọi ta nhớ đến quê hương, họ đang đợi chờ ta, để cùng nhau hưởng nguồn an lạc.

Còn Giuse quí mến của Bà ! Ôi ! Ông hạnh phúc dường nào ! Ông được Chúa chúc lành là ngần nào ! Tôi chỉ nhớ vẻ mặt dịu dàng của Ông, luôn luôn mỉm cười và bình tĩnh, vừa đến gần Ông là tự nhiên có một cái gì nó bắt người ta phải thiện cảm và tôn kính. Tôi luôn tưởng nghĩ rằng Ông dấu ẩn trong tâm hồn một kho tàng trong trắng và tốt lành, khiến cho ông nên một luật trừ giữa những người đồng tuổi, và khiến cho trong giới Ông sống, Ông nên một mô phạm như Contardo Ferrini hay Frederico Ozanam. Vì thế mà Chúa muốn cho Ông thuộc về Ngài lúc còn trẻ như vậy, chẳng khác nào hái một cành hoa xuân tươi tốt.

Thưa Bà, tôi xin nhắc lại, tôi thông cảm và cúi đầu cung kính sự đau khổ của Bà, đau khổ của một người vợ Công giáo ; nhưng tôi nghĩ ngày hôm nay Bà phải tìm và chắc ngày mai Bà sẽ tìm thấy trong sự đau khổ một lý do để được bình an hoàn toàn và được yên ủi dịu dàng. Bà nên nhớ rằng người Chồng của Bà đã nên dễ mến, dễ yêu như thế, là nhờ Bà đã làm một người Vợ thật xứng đáng theo tinh thần Phúc âm.

“Hạnh phúc cho người chồng có một người vợ tốt! “Mulieris bonae beatus vir”. Ông Giuse của Bà giờ đây thật là hạnh phúc: chính tôi, tôi muốn ở nơi Ông đang ở, và tôi muốn được vinh dự chết như Ông, một cái chết quí báu.

Thưa Bà, chúng ta hãy can đảm tiến lên. Với tư cách linh mục, tôi cho phép Bà trong những giây phút bi thảm nầy được đau khổ ưu sầu như Chúa đã đổ mồ hôi máu trong vườn Giêtsêmani.

Vậy trong những giây phút thân mật gần Chúa, tôi sẽ hết lòng cầu nguyện xin Chúa ban cho Bà tất cả can đảm để “theo thánh ý Chúa” (Fait voluntas tua). Tôi chắc chắn Bà sẽ được ơn Chúa như tôi đã được ngày trước. Sau lúc bị xao động, ta bình tĩnh, ta phó mình trong tay Chúa, ta ước mong chỉ còn sống vì Chúa, ta tin chắc rằng trong Chúa ta sẽ thấy Giuse thân mến của Bà từ thiên đàng đang yên ủi và chúc lành cho Bà.

Fiat voluntas tua.

Sofia, ngày 15 tháng 01 năm 1931

Cha C. thân mến,

Vài hàng để nói cho cha hiểu tôi thông cảm chừng nào đối với tất cả gì liên can đến cha và cám ơn cha đã chúc mầng tôi.

Địa vị mới của cha có thể cám dỗ cha than phiền, vì cha nghĩ rằng trước kia cha năng tiếp xúc với các tâm hồn hơn, nên làm ích cho họ nhiều hơn. Đó là một cám dỗ, nó sẽ bị xua đuổi như bao lần khác. Adveniat regnum tuum, fiat voluntas tua: ( nước Cha trị đến, vâng ý Cha) thế là đủ. Giá Chúa chỉ đòi cha một điều đơn sơ: dâng Thánh lễ mỗi ngày, rồi đi quanh đếm các gốc cây, thì cha cứ làm ngần ấy cũng đủ.

Giáo Hội Công giáo là một xưởng lớn, Chúa đã đặt ta làm việc ở đó. Không có công việc nào hơn công việc nào, miễn là ta làm dưới mắt ông Chủ là người biết mọi sự, và để ý đến mọi sự rất kỹ càng. Tôi nghĩ một cái dấu đặc biệt của các tôi tá thực của Chúa, là cảm thấy, tuy việc nầy hạp với mình hơn, mà phải làm một việc khác.

Người bạn thân đang biên thư cho cha đây cũng ở trong trường hợp ấy.

Làm một kinh sĩ hiền hậu ở nhà thờ Chánh tòa : tận lực giúp đỡ các chú bé ở chủng viện, dạy giáo lý đôi chút, nhẫn nại một tí với mấy tâm hồn khiêm tốn, không đòi hỏi gì, tôi không làm thế được sao ? Đời tôi đã có thể xẩy ra như vậy. Ngược lại, cha xem, tôi phải làm những gì ? Tôi được một địa vị cao trọng mặc dù bất xứng, tôi có một quyền chức mà tôi không được dùng như một linh mục thường nữa kia, rất ít khi tôi được dịp khuyên bảo ít lời về việc thiêng liêng, tôi không giải tội được khi nào, cả ngày bận việc -- Bây giờ tôi sung sướng trong một dinh thự đẹp đẽ ngồi trước bàn máy chữ, hay nói những chuyện lạt lẽo, ở giữa bao khó khăn trở ngại: sống giữa những dân, mặc dầu thuộc về Chúa Giêsu Kitô và Giáo Hội, mà không có một chút gì là sensus Christi (tinh thần Chúa Kitô), càng có ít sensus Ecclesiae (tinh thần Giáo Hội) hơn nữa. Tôi phải luôn luôn tiếp xúc với những người cao trọng quyền thế ở đời, nhưng tôi phải phiền sầu, vì đối với siêu nhiên họ là tâm hồn bé nhỏ. Tôi chuẩn bị rất kỹ để làm những việc mà tôi hy vọng sẽ làm ích nhiều cho các linh hồn, mà rồi hy vọng ấy tan biến vì đó là ý của loài người.

Với tất cả điều ấy, Cha C. thân mến, ta sống trong bình an : Vì kết quả cuối cùng là của ai tận tâm (corde magno) làm theo ý Chúa, luôn luôn thấy điểm hay, và vui vẻ vâng lời! Tôi mạn phép nói với cha điều đó, vì tôi biết cha hiểu tôi, và cũng vì những lời hèn mọn của tôi có thể khiến cha thêm can đảm và vui mầng.

Chúa Quan phòng sắp đặt cho cha trở về khung cảnh của Citta Alta, nơi cha đã qua tuổi thanh niên. Nhưng đó là một khung cảnh thích thú nhất, nếu ta nhìn nó dưới một ánh sáng không hẹp hòi, nếu ở ngoài khí trời quang đãng, ta nói được nó hiến cho ta nhiều yếu tố để sống vui tính luôn, và làm cho đời sống thiêng liêng thêm tốt đẹp. Cha có nghĩ thế không ?

Ôi ! Biết bao lần để tự yên ủi, trí tôi lui về đó, tôi gợi lại những nét mặt đã qua đi, tôi nhận thấy ở đó một khung cảnh tiện hạp để thi hành các nhân đức cao rộng của linh mục, với những hình thức khiêm tốn, nhưng không kém những điều các thánh lớn đã tập !

Kết luận: bao giờ cũng vậy, cha C. thân ái. Cha hãy luôn can đảm, luôn luôn hiền lành và dễ thương, luôn luôn là linh mục đạo đức, sốt sắng chăm chỉ thu nhặt những gì tốt đẹp hơn cả, vì những mục đích cao cả của đời sống.

Và trong những kinh đọc, những lời nguyện đơn sơ khiêm tốn mà sốt sắng của bà chị tốt lành của cha, cha hãy giữ cái kỷ niệm của một người hằng tiếp tục thương yêu cha, mặc dù ở xa xuôi, và hết lòng chúc cha hoàn toàn vui vẻ, xin Chúa ban phúc lành cho cha.

Sofia - Uliza II

Ngày 6 tháng 8 năm 1934

Cha P. thân mến,

Tôi đã đi trốn ở Roustchouk 4, 5 ngày để thinh lặng làm một việc mà tôi muốn làm cho xong, lúc về tôi nhận thư cha đề ngày 26 tháng 4.

Tôi không ngạc nhiên vì những điều cha viết cho tôi. Thú thực với cha, mấy bữa rày tôi đã nghĩ đến điều ấy, vì tôi năng nghĩ đến cha và công việc của cha, tôi đoán nó sẽ kết liễu như thế. Đó là sự khôn ngoan theo lẽ công bình của loài người ; và chúng ta cũng phải chịu đựng nó để tránh những sự dữ lớn lao hơn và hậu quả khốc hại hơn. Do đó tôi công nhận các điều mà giáo quyền sắp đặt về cha và các công việc của cha vì ích chung địa phận là hợp lý và đã được suy nghĩ kỹ càng. Trong trường hợp cha, còn có các hoàn cảnh khác, như cha đã nhấn mạnh, vì vậy nếu cha tuyệt đối muốn phản đối bất cứ ai thì tôi không khuyên cha điều ấy đâu.

Rồi nếu tôi cầm trí để đến gần cha, sát tâm hồn cha. Cha P. thân mến, tôi muốn nhìn cha, nhất là trong giây phút nầy, dưới khía cạnh và ánh sáng đời đời. Cha cho phép tôi lấy tấm lòng của một người anh để nói với cha, giờ đây hơn lúc nào cả là trường hợp phải nhắm mắt, khoanh tay, phải vứt đi những gì là “cái tôi” của cha -- Cha hãy bỏ những cái gì cha cảm xúc như kẻ khác, và gieo mình trong biển bình an và chắc chắn của thánh ý Chúa, chỉ ở đó cha mới tìm thấy bình an thật.

Cha nhắc lại với tôi, và tôi cũng biết từ lâu rằng Đức Giám mục địa phận, cũng như Đức Ông C. và cha Kinh sĩ C ở Giám tòa thương mến cha và trọng đãi cha như thế nào, các Ngài quí các tài đức của cha, họ hiểu biết các khuyết điểm của cha, và cha không sao ghét họ được. Nhưng cha P. thân mến, đó là sức mạnh của cha, là sức mạnh lớn lao, điều ấy phải là sự an ủi của cha. Các bề trên của cha xử đãi như thế, cha không thấy sao ? Chúa Giêsu đang mở rộng hai tay yêu mến và kêu gọi cha, Ngài muốn cho cha không muốn thuộc về cha mà thuộc về Ngài trong sự thắng trận của Thánh ý Ngài, thắng trận hoàn toàn và tuyệt đối, sự thắng trận ấy sẽ là yên nghỉ và vui mầng của cha đời nầy và đời sau.

Vậy tôi muốn nói với cha: Cha đừng nghĩ đến chuyện khác, cái nầy được, cái kia không, cái nầy tôi thích, cái kia tôi ưa: Sao vậy ? Đã 57 tuổi rồi, mà chúng ta còn ở đoạn đầu của đàng thiêng liêng sao ? Cha tưởng tôi cũng thích ở mãi tại Bảo gia lợi sao ? Nhưng tôi sẵn lòng ở vì tôi biết đó là ý Chúa dạy tôi, ngoài ý Chúa bất cứ ở đâu tôi cũng khổ ; ngược lại với ý Chúa tôi vui mừng và được một sự bình an đáng mọi người ghen tương, tôi không bao giờ chịu nhường sự bằng an ấy để được thăng chức hay thêm vinh dự trên trần gian. Đây là một dấu: Chúa muốn luôn luôn hướng dẫn ta làm đôi việc khác hẳn việc ta tưởng làm được ; cha cứ muốn coi xứ hoài, nhưng cha nhận thấy mọi xứ đều là xứ Granata, nghĩa là thánh giá cả, như người ta nói trong hạnh Thánh Gioan Thánh giá.

... Cha hãy nhận bất cứ điều gì Đức Cha đề nghị với cha, cha đừng làm chương trình, nhưng hãy nhận lấy cách đơn sơ những gì Chúa quan phòng gởi đến cho cha mỗi ngày.

... Chúng ta hãy luôn luôn bận việc, dù sống dù chết, bận làm theo thánh ý Chúa trong đau khổ cũng như trong vui mầng. Nhưng thế mới tốt và ta được dịp để nên thánh, để tập sống sung sướng ở chỗ nầy cũng như ở chỗ kia.

Thư gửi Đại sứ Von Papen

(Sứ thần Đức ở Thổ)

Bugii Kada, ngày 4 tháng 8 năm 1944

Kính thưa Đại sứ,

Đại sứ rất có thể hiểu được Đại sứ rời đất Thổ khiến lòng tôi buồn phiền như thế nào. Vì tinh thần nhiệm vụ, tôi luôn luôn cố gắng ở trên tất cả các phe đối lập. Vì thế, tôi không xét đoán các hoàn cảnh hiện tại. Tôi thích tin tưởng rằng chính các hoàn cảnh ấy đều do Chúa quan phòng sắp đặt để chúng ta được ích nhiều hơn.

Suốt thời gian Đại sứ ở trên đất nầy tôi đã luôn luôn sung sướng, vì hoặc chính mình tôi nhận thấy, hoặc nghe người ta đồng thanh ca ngợi tài ngoại giao đặc biệt của Ngài và lòng đạo đức của một người Công giáo gương mẫu. Làm thế, Đại sứ đã chu toàn một sứ mệnh đầy vinh dự cho Quí Quốc, và mưu ích rất quí hóa cho Giáo Hội Công giáo.

Đại sứ cho phép tôi cám ơn Đại sứ một lần nữa vì những đặc ân liên lỉ và nhẫn nại mà Đại sứ đã thi thố cho Tòa Khâm mạng Tòa Thánh trong mấy năm nay ; tôi muốn đặc biệt nhắc đến công của vị Khâm mạng Tòa Thánh tại Hy lạp, Ngài đã giúp ích về phương diện Tôn giáo cho các người Công giáo nói tiếng Đức đang ở tại Thổ. Cũng vì đó mà kỷ niệm của Đại Sứ luôn luôn được quí mến và khen ngợi.

Qua cơn giông tố đang đảo điên thời cuộc, tôi tin chắc ngày quang đãng sẽ đến, chúng ta cùng nhau sẽ sống những ngày đầy an ủi ấy; vì quả sẽ chín sau cơn thử thách nung đốt. Đối với Đại sứ, tôi mong sẽ là một người bạn chân thành, khiêm tốn, có một tâm tình không thay trắng đổi đen, vì là tâm tình của một Giám mục trong Giáo Hội Chúa. Lời cầu nguyện và phúc lành của tôi, sẽ bao phủ Đại sứ, gia đình yêu quí của Đại sứ và tất cả gì gần tâm hồn Đại sứ nhất. Tôi muốn đặc biệt nhắc đến bà Marta, Đại sứ phu nhân, một người vợ rất xứng đáng, các cô gái tao nhã lịch sự của bà và cậu trai yêu quí của Đại sứ. Cậu Franz là người đáng kính nhất, vì cậu còn mang ở trên chân cậu cái dấu của sự hy sinh, cậu xứng đáng làm một người con cao thượng của nước Đfc.

Thưa Đại sứ, tôi muốn nhắc lại một lần nữa: ta hãy can đảm và tin tưởng. Muôn nghìn tiếng tôn trọng, kính phục và chào mừng, bao phủ lấy Đại sứ trong mấy ngày nay. Đó là cách biểu lộ đứng đắn lòng tri ân của loài người. Ước gì những lời rất đơn sơ của tôi được Đại sứ nhận lấy, khác nào lời của Thiên Chúa, nó có sức xoa dịu và bảo đảm sự thân mật thiêng liêng nhất của tâm hồn Đại sứ, tâm hồn đạo đức hằng nuôi hai chí hướng: Phụng sự nước Đức, nước luôn luôn cao cả; phụng sự hòa bình và thịnh vượng của Giáo Hội Công giáo, mẹ chung của các tâm hồn và các dân tộc.

Xin Chúa gìn giữ Đại sứ và các người thân yêu của Ngài, cho khỏi mọi điều dữ, và ban cho Đại sứ một công việc mới (pro aris et focis) để phục vụ Thiên Chúa và gia đình. Tôi không nói với Ngài “vĩnh biệt”, nhưng tôi xin nhắc lại đầy cảm động và tin tưởng tiếng “Tái ngộ” ( arrivederci).

Câu lạc bộ

Sofia - Ulitza Mussala 2, ngày 24 tháng 6 năm 1927

Con thân mến,

Con khó tưởng tượng được lúc thơ và kỷ niệm của con về đến tay Cha, Cha lấy làm quí hóa ngần nào !

Cha sung sướng vì con học xong và đã thi đậu kỹ sư cách vinh dự, Cha cũng vui mầng vì con đang đi quân dịch. Cha cũng đã đi hồi 20 tuổi. Cha sợ quân dịch quá, ngược lại nó đã làm ích cho cha rất nhiều. Đời sống ấy nó làm cho ta có thói quen không khinh rẻ một cái gì, dù là những việc nhỏ mọn, nó bắt tinh thần và thể xác theo kỷ luật ; nó tập ta tự cai trị lấy mình và cho ta nhiều dịp để làm việc tông đồ.

Nhắc đến câu lạc bộ ở đường S. Salvatore và nhắc đến nhóm S.Alessandro làm cho cha cảm xúc rất nhiều.

Không bao giờ cha phải lo lắng và cực khổ như trong mấy năm ấy. Cha phải vất vả vì công việc đó. Nhưng cha cảm thấy yêu thương thanh niên và nếu phải luôn luôn lo lắng cho một mình họ đến hết đời thì cha cũng đành.

Thiên Chúa đã sắp đặt thế khác. Có bao giờ ai tưởng tượng được thế không ? Từ Bergamo xuống La-mã, và từ La-mã qua Balkan để phụng sự Thiên Chúa và các linh hồn! Ta hãy ngợi khen Thiên Chúa tốt lành và quan phòng, trong công việc chắc hẳn khó khăn và bận rộn của cha, Ngài không để cha thiếu ơn Ngài, là sự vui vẻ trong tâm hồn. Ngài ban cho cha được bình an và nhanh nhẹn, hai đức tính ấy giúp đỡ cha thoát khỏi nhiều khó khăn là của ăn hằng ngày của Cha.

Cha không quên đời sống cha giữa các sinh viên tí nào, và nếu một đàng cha phiền muộn lúc nghĩ rằng, cha đã đi nhặt từng cọng rơm hầu xây cái tổ ấm ấy là câu lạc bộ S. Salvatore, hy vọng nó sẽ bênh vực và dọn nhiều Tâm Hồn thanh niên biết ra sống ở đời, để rồi ngày nay dù cái tấm đá khắc tên của nhà ấy cũng không còn bên cửa lớn; nhưng đàng khác thỉnh thoảng nỗi vui mừng của cha được thêm lên vì hình ảnh yêu quí của các thanh niên cha đã quen ở đó hiện ra trong trí óc cha, giây phút nầy hơn lúc nào hết, cha hiểu cha đã làm ích cho họ.

Hỡi con thân mến, trong các hình ảnh ấy, cha quí yêu hình ảnh con, và hình ảnh của anh em con hơn cả. Chúa đã thương ban cho con nhiều đức tính : đặc biệt nhất, là đối xử nhã nhặn và tư tưởng sắc sảo, chắc tính đó sẽ giúp con thu nhặt những triều thiên tốt đẹp và vinh dự trong đời sống con sau lúc quân dịch.

Để làm cho hình ảnh ấy sống trong đôi mắt và trong quả tim cha, con đã gởi tấm hình nhỏ của con cho cha. Tốt lắm ! Cha cám ơn con lần nữa, cha sẽ giữ gìn nó cách quí báu và mến yêu. Nó sẽ nhắc cha cầu xin Chúa cho con và những sự cần thiết của con.

Rồi con hãy biên thư cho cha luôn, nếu cha chậm trả lời, điều ấy không phải tại cha. Bao giờ con cũng đạt được mục đích của lời lẽ con, của tâm tình con, của ước vọng con, của những trở ngại và các cuộc chiến đấu con. Cha không để cái gì trôi qua. Cha không bỏ quên gì đâu. Thế rồi - hễ lúc nào viết được thì cha sẽ trả lời cho con luôn.

Can đảm lên ! Con thân mến của cha. Lo giữ sự vui vẻ trong lòng luôn. Nếu lúc nào con vấp ngã, nếu cuộc chiến đấu thiêng liêng luôn luôn vây phủ con cách dữ dội, đừng bao giờ con chịu sống đê tiện. Con hãy hạ mình khiêm tốn, và trong sự yếu đuối của con, con hãy tin tưởng phó mình trong tay Chúa, bên Thánh Tâm Chúa Giêsu, con hãy tắm mình trong nguồn mạch không bao giờ cạn của ơn thánh. Mạch ấy rửa sạch con, nâng đỡ con, ban sức mạnh cho con, thông cho con sự vui mừng, vui mầng cao cả vì sống, vì hy sinh cho lý tưởng Công giáo.

Cha không biết chừng nào mới gặp con lại được. Nếu trong kỳ hè con có thể đến, con biết cha ở đâu con cứ đến. Ngày ấy sẽ là ngày lễ của cha.

Độ nào mãn quân dịch và quyết định xong về tương lai, con hãy tin cho cha biết. Nếu ngày kia con xin Giáo Hội ban phúc lành để thánh hóa trong một bí tích những lời thề hứa và vận mệnh tương lai của con, con thân mến của cha, con biết cha rất vui lòng ban phúc lành ấy cho con cách long trọng. Cha đã ban phúc lành ấy nhiều lần. Nếu cha có thể ban thêm, cha sẽ rất sẵn lòng làm như con ước ao, phúc lành ấy sẽ làm ích và nâng đỡ con.

Con có nói với cha về Masconi thân mến của ta. Phải, nó thật đáng thương ! Cha cũng thương nó, vì cha tin nó tốt lắm, cha luôn luôn theo dõi nó với thiện cảm và trông mong cho nó thành công.

Bây giờ biết chỗ nó ở, cha cũng biên thư thăm nó. Con hãy an ủi nó can đảm. Tình bạn giữa các tâm hồn thanh niên tốt đẹp là một trong những của quí nhất trên đời, là một nâng đỡ dịu ngọt: như Thánh Kinh nói: bạn trung tín là cả một cuộc sống được bảo vệ chắc chắn. “Amicus fidelis, protectio fortis”.

Lần nữa cha cám ơn con, con thân mến của cha ...

Đây là bức thư đơn sơ nhất của một vị Giáo Hoàng, báo Catholic Digest tháng 3 năm 1959 thuật: “Linh mục Philippe Roncon một linh mục trẻ tuổi phục vụ tại nhà thờ Đức Bà thành Dole (Pháp), đã quên cái áo mưa trong điện Sixtine, lúc đến dự một nghi thức dịp lễ Đăng quang Đức Thánh Cha Gioan XXIII, mấy hôm sau cha Roncon nhận được mấy hàng sau đây từ Vatican gởi đến:

“Con thân mến,

Cha sẽ gởi sang cho con chiếc áo mưa con quên trong Điện Sixtine, lúc đi dự các nghi thức dịp lễ Đăng quang.

Chắc con cần áo ấy hơn cha, vì khí trời ở núi Jura rét buốt hơn ở La-mã”.

Ký tên,

Giáo Hoàng Gioan XXIII

X.

Pater et Pastor

“Tôi là Cha và là Đấng Chăn chiên”

Thầy dạy muôn dân

Vừa lên ngôi Giáo Hoàng, Đức Gioan XXIII phải sửa lại huy chương của Ngài. Theo tục lệ, huy chương của Đức Giáo Hoàng không có đề khẩu hiệu, nên Ngài dạy xóa câu “Obedientia et pax”. Huy chương của Ngài có cái tháp là biểu hiệu của gia đình RONCALLI, 2 hoa huệ biểu hiệu của thánh Alexandro tử đạo, quan thầy địa phận Bergamo, con sư tử xòe cánh, đỡ quyển sách có đề. “Bằng an cho con, Marco, thánh sử của ta” (Pax tibi Marce, Evangelista meus), nhắc lại Ngài đã làm Thượng phụ Giáo chủ tại Venise. Người ta đã sửa chữa theo ý Ngài rồi đem bức vẽ vào trình Ngài. Đức Thánh Cha nhìn đi nhìn lại và bảo: “Cái gì cũng đẹp nhưng con sư tử trông sao dữ quá, Cha muốn sửa cho nó hiền kia !”

Phải, Đức Thánh Cha Gioan XXIII là một vị Cha hiền, Ngài muốn cho cả con sư tử nơi huy chương của Ngài cũng hiền. Công việc của một vị Cha hiền là dạy dỗ con cái. Ngài đã dùng tất cả mọi dịp để ban bố lời chân thật hằng sống, nào là những buổi triều yết, nào những bài diễn văn cho các phái đoàn trí thức, thợ thuyền, khoa học, chính trị, mà nhất là trong những bức Thông điệp gởi cho toàn thể giáo dân khắp thế giới để giáo huấn họ một vấn đề quan trọng.

Để lấy một tỉ dụ, ta chỉ dở báo Osservatore Romano xem Đức Thánh Cha đã đọc những diễn văn nào mỗi tuần :

1-8-1959 Đức Thánh Cha ban Thông điệp

“Sacerdotii nostri Primordia” kỷ niệm

bách chu niên Thánh Gioan Maria

Vianney từ trần.

10, 11-8-1950 Diễn văn cho các Chủ tịch Công

giáo Tiến hành các địa phận

nước Ý.

17, 18-8-1959 Điện văn cho dân tộc Honduras.

19-8-1959 Sắc ngữ gởi hàng Giáo phẩm, giáo sĩ

và dân Balan dịp lễ Đức Mẹ Mông

triệu.

23-8-1959 Điện văn cho Hội nghị Quốc tế Hiệp

hội Thánh Mẫu lần thứ II.

Vâng lời Chúa Giêsu dạy: “Chúng con hãy đi dạy dỗ muôn dân”. Đức Thánh Cha luôn luôn chú trọng đến việc giảng dạy lời Thiên Chúa.

Thông điệp “Lên ngôi Thánh Phêrô”

Bức Thông điệp thứ nhất của Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã ban ngày 29-6-1959, khởi đầu bằng mấy tiếng “Lên ngôi thánh Phêrô” (Ad Petri cathedram) dưới ba đề tài: Chân lý, Hợp nhất và Hòa bình trong tinh thần Bác ái.

Mở đầu bức Thông điệp, Đức Thánh Cha nêu cao sứ mệnh của Giáo Hội, là cơ quan tiêu biểu để liên kết các dân tộc. Ngài phác họa các công việc sắp làm là Hội Công đồng Chung, tu bổ bộ Giáo luật cho Giáo Hội Đông phương, Hội đồng Địa phận La-mã. Tiếp đến Đức Thánh giới thiệu ba đề tài chính của Thông điệp: Chân lý, Hiệp nhất và Hòa bình trong tinh thần Bác ái.

Phần I: Chân lý.

Sự xuyên tạc Chân lý, khinh miệt chân lý, không biết đến chân lý nhất là chân lý mặc khải là nguyên nhân sinh mọi đồi bại của xã hội hiện thời.

Phần II: Hợp nhất và Hòa bình.

Trở về với chân lý, người ta sẽ nhận ra mối tình huynh đệ giữa loài người với nhau, giữa các dân tộc, giữa các giai cấp xã hội, gia đình, và như thế sẽ dễ dàng đi đến hào bình thực sự.

Phần III: Sự duy nhất của Giáo Hội.

Lúc sáng lập Giáo Hội, Chúa Giêsu chỉ muốn có một đoàn chiên và một Đấng chăn chiên, nên hiện nay Đức Giáo Hoàng tha thiết kêu gọi các Giáo đoàn ly khai hãy nghe lời Chúa phán mà trở về cùng Giáo Hội La-mã, để tất cả hợp nhất trong một đức tin, một quyền bính, một phụng tự. Muốn được hiệp nhất, ta hãy cầu nguyện theo lời Chúa đã cầu xưa: “Xin cho chúng nó hợp nhất” (Ut unum sint !)

Phần IV: Những lời huấn dụ.

Đức Thánh Cha ngỏ lời với từng giới và về từng vấn đề, để hoặc chỉ dẫn, khuyên giục, dạy bảo hoặc an ủi trong công việc tông đồ... Ngài ngỏ lời với các Giám mục, các Linh mục, các Tu sĩ nam nữ, những người đau khổ nghèo túng, di cư tị nạn, những người bị bách hại vì đạo thánh, với tất cả mọi người. Cuối cùng Đức Thánh Cha khuyên tất cả hãy sống một cuộc đời đạo đức.

Thông điệp “Buổi đầu đời linh mục của ta”

Thông điệp thứ hai, Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã ban tên là “Buổi đầu đời linh mục của Ta” (Sacerdotii nostri primordia). Bức Thông điệp nầy được công bố vào ngày 31-7-1959 vào dịp bách chu niên thánh Gioan Maria Vianney từ trần. Đức Thánh Cha đã nêu cao gương sáng của cha xứ nghèo khó nầy. Đức Thánh Cha nhấn mạnh vào sự quan trọng và hiệu lực của các nhân đức khó nghèo, hãm mình, trinh khiết, vâng lời. Ngài đặc biệt kêu gọi các linh mục mến yêu sự cầu nguyện và phép Thánh Thể, nhất là Thánh lễ. Đức Thánh Cha dạy bắt chước gương tông đồ sốt sắng của thánh Vianney, trong việc giảng dạy và nhất là ngồi tòa cáo giải. Đức Thánh Cha không quên lưu ý các Giám mục và giáo dân về sự giúp đỡ họ có thể làm và phải làm cho các linh mục để tránh hai điều khổ các vị ấy thường phải chịu đựng là sống cô quạnh và nghèo túng.

Thông điệp “Một kỷ niệm tốt đẹp”

Ngày 26-9-1959, Đức Thánh Cha Gioan XXIII ban một bức Thông điệp vắn, chữ đầu bức Thông điệp nầy là “Một kỷ niệm tốt đẹp” (Grata Recordatio). Đây là một lời kêu gọi toàn thể Giáo Hội cầu nguyện, nhất là trong tháng Mân Côi. Đức Thánh Cha chỉ những ý chính của lời cầu nguyện: Kỷ niệm Đức Thánh Cha Piô XII băng hà, và Đấng kế vị Ngài đắc cử (9-28 tháng 10 năm 1958). Tiếp đó Đức Thánh Cha nhắc đến các Địa phận Truyền giáo, đến công bình và hòa bình giữa các dân tộc, đến sự cần thiết phải công nhận Thiên Chúa là Đấng ban sự sống, ban lề luật, là Đấng bênh các quyền lợi của con người, Ngài cũng nhắc đến Hội đồng địa phận La-mã và Công Đồng Chung.

Thông điệp “Thủ lĩnh các Chúa chiên”

Thông điệp thứ tư của Đức Thánh Cha Gioan XXIII được công bố ngày 29-11-1959, chữ đầu là “Thủ lĩnh các Chúa chiên” (Princeps Pastorum) để kỷ niệm 40 năm ngày Đức Benedictô ban Thông điệp “Maximum illud”, ngày 30-11-1959. Thông điệp Thủ lĩnh Chúa chiên nầy là một Hiến chương quan trọng về vấn đề truyền giáo, vì trong đó Đức Thánh Cha vạch cách tỉ mỉ rõ ràng tất cả những nguyên tắc và tôn chỉ ta phải theo để làm tông đồ cách hữu hiệu. Thông điệp nầy quan trọng vì nó giúp giải quyết những vấn đề khẩn thiết thời đại mới đã đặt ra.

Ngài nhắc lại vị Giám mục Á châu trước tiên được tấn phong vào năm 1923 và vị Giám mục Phi châu trước tiên được tấn phong vào năm 1939. Đến năm 1959 ta đếm được 68 Giám mục Á châu và 25 Giám mục Phi châu. Giáo sĩ bản quốc Á châu năm 1918 được 919 và năm 1957 lên đến 5.553 vị ; cũng trong thời gian ấy giáo sĩ bản quốc Phi châu đi từ con số 90 đến 1.811 vị.

Bức Thông điệp Truyền giáo nầy chia làm hai phần:

Phần I: Bàn về hàng Giáo phẩm và Linh mục bản quốc.

Đức Thánh Cha dạy: nếu muốn thiết lập Giáo Hội bền vững khắp nơi thì phải giao phó việc điều khiển cho hàng giáo phẩm bản quốc. Nhưng muốn được thế, phải chú trọng đến việc đào tạo chủng sinh về đời sống thiêng liêng : huấn luyện cho chủng sinh sống thích hợp với hoàn cảnh, có tinh thần trách nhiệm và óc sáng kiến, biết quí trọng giá trị truyền thống của địa phương, hầu lúc làm linh mục họ có thể giao thiệp ngang hàng với giới trí thức, hoạt động Giáo Hội theo chỉ thị của Tòa Thánh, và luôn luôn nghĩ đến quyền lợi của Giáo Hội phổ quát trên tất cả.

Phần II: Bàn về giáo dân.

Họ có một vai trò quan trọng trong đời sống Giáo Hội, họ phải là chứng nhân hùng mạnh của chân lý bằng đức Bác ái, họ phải cộng tác và giúp đỡ Giáo Hội về tinh thần cũng như vật chất. Hàng linh mục có phận sự huấn luyện giáo dân thành những tông đồ sốt sắng tham gia công việc truyền giáo. Đức Thánh Cha bàn đến việc đào tạo cấp chỉ huy tông đồ giáo dân, phận sự của các phần tử ưu tú trong giáo dân đang nắm giữ những địa vị quan trọng trong xã hội, Ngài cũng tỏ nỗi lo lắng của Giáo Hội đối với các sinh viên Á Phi du học tại Âu châu.

Hội đồng địa phận La-mã

Đức Thánh Cha là Giáo Hoàng chung của cả Giáo Hội, nhưng Ngài lại còn là Giám mục cai quản địa phận La-mã. Để giúp Ngài xem sóc địa phận đặc biệt nầy, có một Đức Hồng Y quản lý và 3 Giám mục phó quản lý Đại diện Đức Thánh Cha. Chúng tôi gọi La-mã là một địa phận đặc biệt vì nó đồng thời là Kinh đô của Giáo Hội. Tuy nó không rộng lắm, nhưng các Tòa Bộ của Tòa Thánh, các Giáo Hoàng Đại học, Giáo Hoàng Chủng viện, các nhà mẹ của các Dòng tu Nam Nữ đều ở trong địa hạt của nó. Suốt ngày, ta gặp các vị Hồng Y, Tổng Giám mục, Giám mục, Đức Ông, Linh mục, Tu sĩ, Nữ tu, đủ mọi màu da, ngôn ngữ, vận y phục đủ màu sắc. Thành La-mã lại là một đô thị có hai triệu dân, Kinh đô nước Ý, thành thử vấn đề luân lý, xã hội phải được chú trọng.

Đức Thánh Cha đã triệu tập Hội Đồng Địa phận La-mã vì dĩ nhiên theo Giáo luật, Hội đồng là việc cần thiết và giúp ích cho đời sống Công giáo của giáo sĩ cũng như giáo dân. Ta cần phải xem lịch sử để biết tại sao Đức Thánh Cha khẩn cấp triệu tập Hội đồng Địa phận như thế.

Từ 5 thế kỷ nay, nghĩa là từ Công đồng Trente chưa có Hội đồng Địa phận La-mã lần nào. Mặc dù sự hiện diện của Đức Thánh Cha tại La-mã có thể giải quyết rất nhanh chóng nhiều điều thắc mắc, nhưng còn nhiều khía cạnh khó khăn đòi buộc Đức Thánh Cha phải áp dụng giải pháp Giáo luật đã ấn định : Hội đồng Địa phận.

Ngày trước, 3 Hội đồng La-mã đã được triệu tập trong những hoàn cảnh gay cấn và quan trọng nhất của lịch sử Giáo Hội : 2 Hội đồng đầu tiên vào thời các Giáo Hoàng lưu đày ở Avignon (Pháp) mới trở về La-mã. Hội đồng thứ ba họp tại nhà thờ thánh Eustachio năm 1461 đời Đức Piô II để tìm những giải pháp thích ứng với Phong trào Phục hưng đang sôi nổi ở Âu châu. Ngày nay trong thời đại nguyên tử, địa phận La-mã cũng cần có biện pháp thích ứng để thánh hóa giáo dân đang bị đời sống vật chất vô thần chi phối.

Bộ Giáo luật có tính cách vừa quân chủ vừa dân chủ : Đức Giám mục là vị lập pháp độc nhất trong địa phận, nhưng các dự án do các tiểu ban dự thảo đệ trình lên, để một ủy ban Trung ương thảo luận rồi chính mình Đức Giám mục quyết định.

Trong một buổi họp báo, Đức Hồng Y Traglia (Hồi đó làm Giám mục phó Quản lý Địa phận La-mã) đã cho biết: Hội đồng đã đặt 6 tiểu ban, các tiểu ban đã họp mất 124 buổi, cộng tất cả là 400 giờ; Ủy ban Trung ương họp mất 41 buổi, cộng tất cả là 115 giờ.

Họ đã soạn tất cả 800 khoản luật, chia làm 3 sách : quyển nhất nói về các luật chung ; quyển hai nói về các Giáo sĩ, tu sĩ Nam Nữ, Giáo dân ; quyển ba nói về việc quản trị tài sản của Giáo Hội.

Sau lúc tra cứu bàn luận kỹ càng, 800 khoản luật trên được sửa chữa và sắp thành 770 khoản, trong 3 quyển.

Ngày 25 tháng 01 năm 1960, tại đền thờ thánh Gioan Lateranô, Đức Thánh Cha Gioan XXIII họp khóa nhất của hội đồng Địa phận La-mã: ngày 26 và 27 Ngài tiếp tục họp khóa 2 và khóa 3.

Trong khóa nhất, sau khi cử hành các lễ nghi thường lệ, Đức Thánh Cha đã giảng một bài bằng tiếng Latinh, hai ngày sau Ngài giảng bằng tiếng Ý. Đại ý bài giảng ngày đầu là linh mục phải nên thánh vì địa vị cao cả của họ đòi buộc. Ngày thứ hai Đức Thánh Cha giảng về đời sống Tông đồ, linh mục phải tu luyện 3 điều: đầu óc, quả tim và cái lưỡi: đầu óc linh mục phải có chân lý và giáo lý đầy đủ, đồng thời có một nền văn hóa cao; quả tim linh mục phải kính mến Thiên Chúa và yêu thương các linh hồn. Đến đây Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến đức trinh khiết cần thiết và quí trọng thế nào cho các linh mục; cái lưỡi của linh mục “phải biết làm thinh và phải biết nói đúng đắn lúc cần, đó là dấu chỉ người khôn ngoan và trọn lành”.

Trong khóa 3 Đức Thánh Cha đã giảng về vấn đề : Linh mục là Đấng chăn chiên.

Mỗi ngày, sau lúc Đức Thánh Cha giảng thì một giáo sĩ đọc một số các khoản luật. Lẽ đáng nghe đọc xong thì bàn cãi tiếp theo, nhưng vì số người tham dự đông quá (1.000 vị), nên Đức Thánh Cha dạy: mỗi người viết ý kiến của mình, trình lại với ủy ban Trung ương, các đề nghị của họ sẽ được chú trọng thẩm xét trước khi công bố thực thọ bản hiến pháp của Hội đồng Địa phận.

Mặc dù Hiến pháp ấy chỉ có hiệu lực đối với địa phận La-mã, nhưng Đức Thánh Cha mong nó cũng ảnh hưởng đến cả Giáo Hội.

Công Đồng Vatican II

Ngày 24 tháng 01 năm 1960, tờ nhật báo Công giáo tại Bologna tên là L'Avenire d'Italia đã đăng một tài liệu rất quí giá. Đó là bức thư đề năm 1927 của Đức Cha RONCALLI, Kinh lược Tông tòa tại Bảo gia Lợi, gởi cho Đức Hồng Y Nasalli-Rocca, Tổng Giám mục thành Bologna, dịp Đại Hội Thánh Thể toàn quốc tại thành nầy:

“Tôi cảm thấy một điều thôi thúc tôi, là khiêm tốn và sốt sắng cầu xin Đức Hồng Y làm sao cho trong cuộc Hội nghị Thánh Thể Toàn quốc sắp đến, liền với ý cầu nguyện truyền giáo, mà thế nào cũng được nhắc đến, người ta phải quan tâm đến việc tông đồ cho các giáo đoàn Hiệp nhất.

“Nếu với một kinh nghiệm ngày nay, tôi có đủ thời giờ để nói và viết, tôi rất có thể trình bày tất cả sự quan trọng của vấn đề ấy, vấn đề mà Đức Thánh Cha cứ nhắc đi nhắc lại. Không bao lâu nữa vấn đề ấy sẽ đánh động trí óc và con tim của giáo dân Ý hơn ngày nay...”.

Theo lời Đức Cha RONCALLI trong bài điếu văn dịp đọc Đức Piô XI thăng hà, thì giữa Ngài và Đức Piô XI có những niềm tâm sự, những chương trình hoạch định, những bí nhiệm mà vì hoàn cảnh, Ngài chưa có thể tiết lộ ra được.

Ngài đã cầu nguyện, đã nuôi ý nguyện ấy trong tâm hồn, đã suy nghĩ liên hồi. Ngày 25 tháng Giêng năm 1959, sau lúc ngự tòa dự lễ trọng tại đền thờ thánh Phaolô Ngoại thành để bế mạc tuần cầu nguyện hiệp nhất, Đức Thánh Cha Gioan XXIII đi vào Tư thánh với 17 vị Hồng Y. Giáo dân tản mác ra về, hay đứng sau lưng đền thờ bên cạnh chiếc xe Đức Thánh Cha để hoan hô Ngài khi bước lên xe. Tại Tư thánh, Đức Thánh Cha cho Đức viện phụ và các Tu sĩ dòng Benedictô cai quản đền thờ bái kính, đoạn trước mặt 17 vị Hồng Y, Ngài tuyên bố :

- Hội Công Đồng chung cả Giáo Hội:

- Hội Đồng địa phận La-mã

- Tu bổ Giáo luật;

- Sắp công bố bộ Giáo luật riêng cho Giáo Hội Đông phương.

Mười một giờ trưa, Đài phát thanh Vatican loan báo các điều Đức Thánh Cha vừa tuyên bố. Lúc ấy dân chúng La-mã mới biết: mọi người ngơ ngác nhìn nhau, vừa vui mừng vừa kinh khủng. Vị Giáo Hoàng 78 tuổi nầy, sau 3 tháng trên ngôi thánh Phêrô đã quyết làm những điều cả thể lớn lao nhất của lịch sử Giáo Hội thế kỷ 20. Sau lúc tuyên bố, Đức Thánh Cha vẫn mỉm cười vui vẻ, vẫy tay chào và chúc lành cho Giáo dân hoan hô Ngài hai bên đường. Ngài không biết Ngài vừa làm một công việc khiến cả thế giới rúng động sao ? Ngài biết lắm chứ ! nhưng Ngài không ngạc nhiên vì Chúa quan phòng đã cho Ngài nghiền ngẫm vấn đề nầy trên 30 năm nay rồi.

Tin Công đồng chung vừa phát ra, vang âm từ khắp thế giới vọng lại. Ta hãy xem phản ứng của mọi tầng lớp, mọi khuynh hướng trên thế giới:

Đức Hồng Y Montini đã tuyên bố: “Công đồng chung là biến cố quan trọng nhất của Giáo Hội trong thế kỷ 20 nầy”.

171 Giáo đoàn phân ly khỏi Giáo Hội La-mã đã tỏ vẻ hân hoan đón tiếp tin Công đồng chung sắp mở, họ thuộc các giáo đoàn: Chính Thống, Thệ phản, Anh giáo ở 83 nước.

Chúng ta có thể chia ý kiến hoặc riêng từng Giáo đoàn, hoặc một số trưởng Giáo đoàn làm hai hạng. Cả hai bên đều tán dương công việc của Đức Thánh Cha Gioan XXIII, họ cũng công nhận chỉ có mình Ngài đủ uy tín đứng lên kêu gọi Hợp nhất. Nhưng một bên chỉ ủng hộ theo nguyên tắc như Giáo chủ Chính thống thành Constantinople: Đức Cha Siméon, Bác sĩ Joost de Blank, Tổng Giám mục Thệ phản ở Cap; Mục sư Boegner Trưởng Giáo hội cải tân ở Pháp.

Dư luận thứ hai cũng tán thành, nhưng họ nghĩ rằng Công đồng chung sẽ là bước đầu dẫn đến Hiệp nhất thôi. Sự chia rẽ đã quá lâu, nên cần phải dọn đàng lâu ngày, ấy là ý kiến của các Đức Cha Iakovos, Tổng Giám mục Chính thống Hy lạp, xem sóc tín đồ ở Mỹ; Đức Cha Bashir Tổng Giám mục Chính thống theo nghi thức Syria, xem sóc các tín đồ ở Bắc Mỹ.

Dĩ nhiên Công đồng chung sẽ gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại cho sự Hiệp nhất, tỉ dụ: lòng tự ái không muốn nhận mình đã sai lạc ; không muốn nhận các chức mình đã chịu đều bất thành vì không do Giám mục tấn phong. Một điểm khó khăn khác là đa số tín đồ Chính thống ở sau bức màn sắt sẽ lấy ai Đại diện có quyền ăn nói thay cho tất cả Chính thống hoặc Thệ phản? Một điểm khó khăn nữa là phân ra nhiều giáo đoàn quá không lệ thuộc nhau, tỉ dụ nguyên nước Mỹ đã có độ 300 giáo đoàn Thệ phản.

Ngày 17-5-1959 báo Osservatore Romano đã công bố tin Đức Thánh Cha thành lập Ủy ban tiền dự bị Công đồng chung. Trưởng ban là Đức Hồng Y Tardini, Quốc Vụ Khanh. Thư ký ủy ban Trung ương là Đức Ông Felici, thuộc Tòa Thượng Thẩm của Tòa Thánh. Ủy ban Trung ương điều khiển 10 tiểu ban, mỗi tiểu ban lại đặt dưới quyền của một vị có trọng trách trong một Thánh Bộ, thường là các Tổng Giám mục, Giám mục hay Đức Ông thư ký của Thánh bộ. Như thế các vị chuyên môn nầy sẽ sắp đặt kỹ càng trước những điều phải làm. Họ cũng hiểu biết tình hình, các biến chuyển và các khó khăn mỗi vấn đề nêu lên khắp thế giới. Trong 12 Thánh Bộ đã có 10 Bộ quan trọng trong 10 ủy ban ; 2 Bộ kia chuyên về việc quản trị và lễ nghi ở đền thờ thánh Phêrô, nên không có tính cách phổ quát và không liên can đến Công đồng chung.

Có thể tóm tắt công việc của ủy ban tiền dự bị Công đồng chung trong 4 điểm:

1- Tiếp xúc với hàng Giáo Phẩm khắp thế giới để nghe họ bàn cãi và đề nghị;

2- Nhận các đề nghị của các Tòa bộ của Tòa Thánh;

3- Nhận các đề nghị của các khoa Thần học, Giáo luật trong các Đại học Công giáo đệ trình lên; vạch chương trình chung để theo đó mà thảo luận trong Công đồng chung;

4- Đề nghị thành phần của các ủy ban sẽ hoạt động trong giai đoạn dự bị Công đồng chung.

Sau lúc Ủy ban tiền dự bị thành lập, họ đã bắt tay vào công việc ngay. Việc trước hết là gởi thông cáo cho các Giám mục khắp thế giới, trong đó có sẵn các câu hỏi. Hạn trả lời cuối cùng là ngày 30-4-1960. Ủy ban Trung ương đã đặt 9 vị chuyên môn nhận các câu trả lời, giúp các tiểu ban khảo sát và xếp đặt các phúc trình. Những bản phúc trình quan trọng được đệ lên Đức Thánh Cha. Trong một số báo Osservatore Romano, chúng tôi đã thấy in hình 2 bản phúc trình đã được Đức Thánh Cha xem xét và phê bình ở dưới: “Đã xem kỹ, có những điều rất hay và rất hữu ích”. Xem đó đủ biết Đức Thánh Cha rất chú trọng trực tiếp hoạt động điều khiển công việc ủy ban Trung ương.

Kỳ hè năm 1960, sau lúc nhận đủ phúc trình của hàng Giáo phẩm cũng như của các Đại học Công giáo khắp thế giới Đức Thánh Cha tuyên bố chấm dứt giai đoạn tiền dự bị Công đồng chung.

Theo sự khảo sát của ủy ban tiền dự bị và lời họ đề nghị, Đức Thánh Cha liền đặt Ủy ban dự bị. Ủy ban nầy trước hết gồm các Hồng Y điều khiển các tiểu ban; sau các Hồng Y là các Giám mục lỗi lạc trên thế giới, vì đã từng chuyên môn, hoặc đã từng sống trong các trường hợp liên can đến vấn đề phải bàn cải. Đức Thánh Cha cũng chọn vào Ủy ban các nhà Thần học, Giáo luật học danh tiếng khắp thế giới. Ngài cũng chọn mỗi xứ một Giám mục Đại diện trong Ủy ban dự bị. Hiện giờ thành phần các Ủy ban ấy cũng chưa đủ, vì Đức Thánh Cha còn tiếp tục chọn Đấng nầy, vị kia vào các tiểu ban.

Vì Công đồng chung đang ở giai đoạn dự bị, nên chúng tôi chỉ tóm tắt công việc cao cả của Đức Thánh Cha trên mấy trang giấy nầy, mong có những sách khác sẽ trình bày rõ ràng lúc Công đồng chung hoàn thành.

Dưới đây là một ít điểm chúng ta tạm biết được theo lời Đức Hồng Y Tardini tuyên bố với các nhà báo ngày 30-10-1959:

Tên: Công Đồng Vatican II

Địa điểm: Đền thờ thánh Phêrô.

Thời giờ: Có lẽ sẽ khai mạc và ngày mồng 8-12 (lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm) chưa định vào năm nào, đoán là năm 1962.

Thời hạn: Hy vọng sẽ vắn, vì đã dứt khoát được trước nhiều vấn đề, nhờ sự hoạt động của các ủy ban.

Tiếng nói: Chắc chắn sẽ dùng Latinh, mặc dù không khỏi khó khăn, nhưng Latinh là tiếng chung của Giáo Hội, lại rõ ràng, gọn ghẽ.

Bảo trợ: Đặt dưới sự bảo trợ của Đức Mẹ.

Tham dự: a)- có quyền bàn định: 2700 Hồng Y, Tổng Giám mục, Giám mục Chính tòa, các Tu viện trưởng biệt hạt, các Tu viện trưởng của các liên tu viện: các Bề trên Cả các dòng Giáo sĩ không thuộc quyền Giám mục, các Giám mục tước hiệu.

b)- có quyền tư vấn: các nhà Thần học, Giáo luật học v.v...

c)- Quan sát viên: Các Đại diện của các Giáo đoàn Ly khai có thể được mời với tư cách quan sát viên.

Mục đích: Theo ý Đức Thánh Cha Công đồng chung sắp đến không thiên về vấn đề Tín lý. Mục đích chính của Công đồng chung là giúp giáo dân thêm đức tin, cải thiện đời sống, thích nghi kỷ luật của giáo sĩ và giáo dân với nhu cầu và phương pháp của thời đại ta, đồng thời kêu mời các giáo đoàn ly khai hợp nhất, thành một đoàn chiên và một Chủ chiên, đó là điều mọi dân tộc mong ước.

Ngày lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào đền thánh ( 02-02-1960) trước lúc nhận những cây nến quí, mà các đại diện chủng sinh và tu sĩ đến dâng, Đức Thánh Cha đã đọc một diễn văn vắn tắt: “Các cây nến quí nầy sẽ được gởi cho các đền thờ danh tiếng khắp thế giới, để kêu gọi giáo dân cầu nguyện cho Công đồng chung có kết quả”. Ngài cũng tỏ ra cho họ biết: “Sáng mai nay lúc dâng Thánh lễ, Cha đã hiến dâng mạng sống Cha cho Chúa, hầu Công đồng chung được kết quả”. (Năm nay Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã gửi một trong những cây nến quý ấy dâng kính Đức Mẹ Lavang).

Tăng số các Hồng Y

Năm 1586 Đức Sixtô V đã ban một sắc chỉ định số Hồng Y là 70 vị. Suốt 4 thế kỷ, Giáo Hội vẫn theo lối ấy. Năm 1946 Đức Thánh Cha Piô XII đã bảo rằng có thể sửa chữa Sắc chỉ ấy, nhưng năm 1953, lúc cử các Hồng Y mới, Ngài cũng không đi quá con số 70.

Sáng 17-11-1958, Đức Thánh Cha vào phòng Quốc Vụ Khanh và tuyên bố đặt Đức Ông Tardini làm Quốc Vụ khanh của Ngài (chức nầy giống chức Bộ Trưởng Ngoại giao), ban trưa báo chí đang sôi nổ loan tin ấy, thì lúc 2 giờ chiều Đài phát thanh Vatican báo tin Đức Thánh Cha đặt thêm 23 vị Hồng Y! Thực là đột ngột, hơn thế, số Hồng Y bây giờ 75 vị, không còn là 70 như trước nữa.

Chúng ta nhận thấy ở đây tất cả con người của Đức Gioan XXIII. Ngài thinh lặng và hoạt động. Không cần tuyên bố hay ban một qui chế Giáo Hoàng nào. Đặt số Hồng Y lên 75, tự nhiên luật hạn định số 70 kia bị bãi bỏ.

Một năm sau, ngày 15-11-1959, Ngài đặt thêm 8 vị Hồng Y mới; đến ngày 3-3-1960 Ngài đặt thêm 7 vị Hồng Y mới nữa. Ngài cũng tuyên bố là Ngài đặt thêm 3 vị nữa mà Ngài chưa rao tên (in petto). Tên những vị nầy sẽ được công bố lúc nào Đức Thánh Cha muốn. Chừng ấy họ sẽ được liệt ngang hàng với những đấng đã được công bố ngày 3-3-1960. Nếu Đức Thánh Cha thăng hà trước khi công bố, thì không có luật nào buộc Đức Giáo Hoàng kế vị phải đặt họ lên chức Hồng Y.

Sau ngày 3-3-1960, số Hồng Y lên đến 85 vị, thuộc 28 quốc tịch khác nhau.

Âu châu 60 vị: Ý 33; Pháp 8; Tây Ban Nha 4; Đức 3; Bồ Đào Nha 2; Anh 2; Các nước Áo, Bỉ, Hung, Ái Nhĩ Lan, Ba lan, Hòa Lan mỗi nước một vị.

Bắc Mỹ 8 vị: Hoa Kỳ 6 ; Gia Nã Đại 2.

Năm Mỹ 9 vị: Ba Tây 3; Á Căn Đình 2; các nước Cuba, Equateur, Mễ Tây cơ, Uraguay mỗi nước 1 vị.

Phi châu: 1 vị ở Tananyika.

Á châu 6 vị: Syrie; Arménie; Ấn độ; Trung hoa; Nhật bản; Phi luật tân mỗi nước một vị.

Úc Châu: 1 vị

Xét theo tuổi, thì hiện giờ tuổi trung bình của các Hồng Y là 69, vị niên trưởng là Đức Hồng Y Dalla Costa ( Florence) thọ 87 tuổi; vị trẻ nhất là Đức Hồng Y Doepfner ( Bá Linh) 46 tuổi.

Xét theo phẩm, trong 85 vị, có 6 vị thuộc phẩm Giám mục, 68 vị thuộc phẩm linh mục; và 11 vị thuộc phẩm phụ tế.

Trong số 85 Hồng Y, có 12 vị do Đức Piô XI đặt; 35 vị do Đức Piô XII; Đức Gioan XXIII đặt 38 vị.

Các Hồng Y thuộc hàng Giáo sĩ triều, chỉ có 5 vị thuộc Giáo sĩ dòng.

33 Hồng Y làm việc bên cạnh Giáo triều La-mã, các vị khác quản trị địa phận.

Tại sao Đức Thánh Cha đặt thêm nhiều Hồng Y như thế ?

Theo thiển ý chúng tôi, Đức Thánh Cha muốn cho Hội Hồng Y tượng trưng cho tất cả các dân tộc, đúng theo tính cách phổ quát của Giáo Hội. Ngài muốn thêm số Hồng Y làm việc tại Tòa Giáo triều, để giảm bớt công việc cho các vị lớn tuổi, mấy lâu nay phải gánh nhiều công việc, đảm đương trách nhiệm nặng nề ở 2, 3 Thánh bộ một lượt. Đức Thánh Cha cũng muốn thêm số Hồng Y không thuộc quốc tịch Ý tại Giáo triều, hiện giờ ta thấy 1 vị Á Căn đình, 1 vị Mỹ, 1 vị Đức, 2 vị Pháp và 1 vị Arménia.

Với 33 Hồng Y hiện diện tại La-mã, Đức Thánh Cha mong công việc các Ủy ban dự bị Công đồng chung sẽ kết quả mỹ mãn hơn và nhanh chóng hơn, vì do những Đấng chuyên môn và giàu kinh nghiệm phụ trách.

Các vị Hồng Y ở cạnh Giáo triều đã chuyên môn những gì ? Đã hay rằng một lúc được Đức Thánh Cha tôn lên địa vị ấy, các Hồng Y phải là những đấng thông minh, thánh thiện, xuất sắc trong hàng Giáo phẩm. Nhưng muốn thấy cách cụ thể, ta hãy xem vào các vị ở Giáo triều: các Hồng Y Tisserant, Morano, Bea là những nhà bác học. Những vị sau đây là những nhân vật lão luyện trong các vấn đề giáo lý, Giáo luật, vì họ đã thâm niên đảm nhận những chức vụ quan trọng trong các Thánh bộ, như Đức Roberti, thư ký Thánh bộ Công đồng từ năm 1946, Đức Bracci, thư ký Thánh bộ Bí tích từ năm 1935; Đức Tardini đã làm việc ở Văn phòng Quốc vụ khanh mãi từ năm 1929; Đức Confalonieri, thư ký Thánh bộ Đại học và Chủng viện từ năm 1946, Ngài cũng đã làm bí thư cho Đức Piô XI suốt mười mấy năm; Đức A. Cicognani làm việc ở Cơ-mật-viện từ 1910-1914, ở Thánh bộ Giáo Hội Đông phương từ 1923-1928, Khâm sứ Tòa thánh ở Hoa Kỳ từ 1933-1958. Những vị khác từng sống trong trường ngoại giao là Đức Chiarlo đã ở Pérou, Balan, Bolivie, Costarica, Ba tây ; Đức Cento đã ở Venezuela, Pérou, Bỉ, Bồ đào nha ; Đức Fietta đã ở Haiti, Domingo, Á căn đình và Ý ... Đây chỉ là một ít tỉ dụ.

Các Đức Hồng Y là những vị lão thành mà còn sáng suốt khỏe mạnh, đã dày công nghiệp với Tòa thánh. Các Ngài sẽ mang theo sự hiểu biết, lòng yêu mến các dân tộc các Ngài đã quen. Các Ngài sẽ bênh vực các dân tộc ấy cũng như được Giáo phẩm, giáo sĩ và giáo dân các nước ấy ghi sâu những kỷ niệm đầy thiện cảm, mà lúc làm Đại diện Tòa Thánh các Ngài đã để lại. Các Hồng Y nầy là những vị Cố vấn sáng suốt của Đức Thánh Cha, đồng thời là tiếng nói của nhiều dân tộc xa xăm giữa giáo triều.

XI.

Một ngày

của Đức Thánh Cha Gioan XXIII

Đức Thánh Cha Benedictô XV hay bảo Đức Ông Angeli, bí thư của Ngài: “Đức Ông hãy đọc báo để tôi nghe bữa nay Đức Thánh Cha sức khỏe thế nào và hoạt động ra sao”. Ngài nói thế vì các báo năng bịa đặt nhiều truyện thất thiệt về Ngài, miễn là báo bán chạy.

Sáu giờ sáng, công trường thánh Phêrô vắng bóng người và lặng lẽ. Từng nghìn phòng của lâu đài Vatican còn chìm trong bóng tối. Các cửa đều khóa, các văn phòng vắng lạnh. Từ công trường nhìn lên góc lầu từng thứ ba, một ngọn đèn đã bật sáng cho ta thấy bóng người qua lại nhanh chóng: 3 nữ tu và một linh mục tiến lên một nhà nguyện nhỏ. Đức Thánh Cha sắp làm lễ ở đó !

Ngài đã dậy từ sáng sớm để giữ đúng cái thời biểu mà André Froissard trong quyển Les Greniers du Vatican đã gọi là “Thời khắc biểu của một tù nhân tôn giáo”.

Đọc kinh nguyện ngắm xong, Ngài dâng lễ, không hát, không đàn, một lễ như lễ của hàng vạn linh mục khác trên khắp thế giới đang dâng trong ngày ấy. Ngài cũng đọc mấy câu kinh latinh ấy. Ngài cúi mình nhận sự yếu hèn tội lỗi, mặc dù Ngài là Đấng cao cả nhất ở trần gian: “Tôi đã phạm tội ... lỗi tại tôi ... lỗi tại tôi mọi đàng”. Đức Thánh Cha nói lên trước sự hiện diện của 3 nữ tu và một linh mục trẻ tuổi.

Ngài chấp tay, cúi đầu, khiêm tốn cầu nguyện, như một linh mục ở chốn rừng núi xa xăm. ngài cầu cho ai ? - Cho 500 triệu con cái, cho cả nhân loại ...

Cám ơn xong, người giúp việc Guido Gusso bưng bát càfê sữa các nữ tu vừa pha cho Ngài dùng.

Báo chí đã sắp sẵn trên bàn, từ 35 năm nay, Ngài đã thiện nghệ bóc báo và xem báo rất nhanh. Ngài lưu ý đến cột có gạch bằng bút chì màu; thường có nhiều cột như thế. Đó là tất cả các vấn đề: Kinh tế, xã hội, chính trị, tôn giáo có những mối liên quan mật thiết và quan trọng. Đối với Giáo Hội và đối với Ngài cái gì cũng quan trọng.

Tám giờ điểm tâm, ngài vào thang máy xuống Văn phòng ở tầng thứ hai để bắt tay vào việc. Hằng ngày, lúc 9 giờ sáng, Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Domenico Tardini, theo chiếc thang máy đặc biệt bước vào thư viện Đức Thánh Cha. Tiếp theo Ngài, các Đức Hồng Y Tổng trưởng các Thánh Bộ, các Đấng phụ trách các Giáo vụ tông-phòng, các Tòa án, các Giám mục phương xa về giáo yết, bề trên các dòng, Sứ thần các nước, các phái đoàn của một giới, một quốc gia, một tổ chức văn hóa, chính trị hay quốc tế ...

Ngài ân cần đón tiếp mọi người, nghe phúc trình mọi vấn đề và luôn luôn mỉm cười, khích lệ, ủi an.

Sau lúc đắc cử Giáo Hoàng, người ta trù định lễ Đăng quang sẽ cử hành ngày 9-11-1958. Nhưng Đức Thánh Cha muốn làm vào ngày 4, nghĩa là sớm hơn 5 hôm. Vị Giám lễ trình cho Ngài hay, sợ sắp đặt không kịp, Đức Thánh Cha mỉm cười và bảo: “Tôi biết Đức Ông giỏi lắm: Đức Ông sẽ liệu kịp”. Nụ cười và lời ban khen của Đức Thánh Cha là một mệnh lệnh khiến người ta vui vẻ, hăng hái thắng hết mọi trở lực. Trước đây người ta thuật rằng: một vị Đặc sứ Ai cập vào trình Ủy nhiệm thư, Ông đọc một bài diễn văn rất dài, Đức Thánh Cha liền bảo: “Thôi chúng ta giảm cái mệt cho nhau, ngài khỏi đọc, tôi khỏi nghe, hãy dành việc ấy cho Văn phòng Quốc vụ khanh, bây giờ chúng ta nói chuyện thân mật...”

Hai mẩu chuyện trên đây nói cho chúng ta biết Đức Thánh Cha Gioan XXIII là vị Giáo Hoàng luôn luôn tươi cười: “Ê il Papa che sorride”. Với câu nói “Io sono sicuro che lei fara benissimo” (Tôi chắc Ngài sẽ làm rất tử tế). Người đứng trước mặt Ngài cảm thấy công việc khó khăn và căm go mấy đi nữa cũng gánh vác và lướt thắng cách dễ dàng.

Nếu là ngày thứ ba hay Chủ nhật, Đức Thánh Cha ban triều yết chung cho giáo dân vào lối 12 giờ. Các ngày khác ban trưa lúc đồng hồ từ trên tháp đền thờ thánh Phêrô điểm 12 giờ Đức Thánh Cha mở cửa phòng, đọc kinh nhật một và ban phúc lành cho giáo dân tựu ở trước công trường thánh Phêrô.

Bữa cơm trưa của Ngài rất thanh đạm không khác gì lúc còn giữ chức Thượng phụ Giáo chủ Venise: Thịt hoặc cá, rau, cháo, trái cây, phò-mát với chút rượu chát trắng. Bữa trưa xong, nếu mệt, Ngài nghỉ một lúc. Nếu khỏe, Ngài làm việc tại thư viện. Ban chiều tuy thường ít có triều yết, nhưng Ngài cũng tiếp các Hồng Y và Giám mục. Ngoài các hồ sơ sắp trên bàn, còn có hồ sơ về vấn đề Công đồng chung đang tiến hành, hồ sơ về công việc của Thánh Bộ mà ngày mai vị Hồng Y Tổng trưởng hay thư ký sẽ vào yết kiến Ngài, theo phiên đã ấn định rõ ràng trong một cuốn lịch riêng của Tòa Thánh.

Có lần Ngài ghi chú những điều cần thiết, có lần Ngài đứng dậy cầm điện thoại gọi và dặn trước, ngày mai trong buổi triều yết Ngài muốn trình bày rõ hơn về vấn đề nào thuộc thẩm quyền của quí Thánh bộ ... Vào lối 4 giờ chiều, nếu Ngài không muốn đi dạo trong vườn Vatican thì Ngài vào thư viện đọc các sách rất giá trị mà Đức Thánh Cha Piô XII đã để lại. Ngài đọc sách, luyện và học thêm sinh ngữ, Ngài dọn các diễn văn sẽ đọc ngày mai. Trong các diễn văn, Ngài thường đề cập đến mọi vấn đề: Với 7.000 lực sĩ Thế vận hội La-mã, Ngài thuyết trình về vấn đề thể thao; với 1 triệu rưởi người dự Hội nghị Thánh Thể Quốc tế Munich, Ngài đã nhấn mạnh đến lòng yêu thương của Chúa Giêsu Thánh Thể với Hòa bình nhân loại; với một nhóm học sinh Phi châu Ngài nói về tương lai của họ là Thủ lĩnh của các nước Phi châu ...

Là vị Giáo Hoàng tươi cười, Đức Thánh Cha muốn đi sâu vào vấn đề ngay.

Sau cơm tối, Đức Thánh Cha nghe vô tuyến điện hoặc xem vô tuyến truyền hình. Thỉnh thoảng Ngài xem chiếu bóng: Vừa rồi Ngài đã dạy soạn riêng một phòng gần văn phòng để Ngài sắp các dụng cụ máy móc, phim ảnh. Vì có nhiều cuốn phim Ngài muốn đích thân xem để phê bình, để hiểu tình hình tâm lý và luân lý của xã hội ngày nay như thế nào.

Trước lúc vào giường, sau chín giờ rưỡi, ngài vào nhà nguyện lần hạt Mân côi chung với các người giúp việc. Tuy vào giường sớm, nhưng thỉnh thoảng Ngài thức dậy làm việc vài giờ rồi đi nghỉ lại cho đến sáng.

Muốn biết một ngày của Đức Thánh Cha Gioan XXIII như thế nào, chúng ta hãy xem cuốn phim của điện ảnh gia đã được phép vào quay trong Vatican. Theo phim đó, chúng ta sẽ thấy tường tận đời sống của Đức Gioan XXIII từ sáng đến tối.

Mấy thợ chuyên môn thuật lại: “Đức Thánh Cha làm lại các cử chỉ thường nhật cho chúng tôi quay; đã đến giai đoạn cuối cùng, chúng tôi lính-quýnh không biết chấm dứt như thế nào, thì Đức Thánh Cha vào phòng, soạn cái giường sắt cũ kỹ và xấu xí của Ngài, rồi thủng thẳng tiến đến cửa sổ nhìn xuống công trường thánh Phêrô đang chìm trong bóng tối và vắng lặng, chỉ nghe tiếng hai vòi nước phun ... Vẻ mặt Ngài trầm ngâm, và uy nghi, tựa vào cửa, Đức Thánh Cha nhìn ra vòm trời đen tối; đưa tay ban phúc lành cho La-mã và toàn thế giới, rồi đóng cửa tắt đèn. Chúng tôi đã quay tất cả và tưởng không có cách nào kết thúc cuốn phim một cách mỹ thuật hơn”.

Cái cử chỉ nhìn đêm tối và ban phúc lành không phải đây mới là lần đầu tiên, nhưng nó đã diễn ra bao lần trong âm thầm lặng lẽ. Ngài nhớ đến bao triệu giáo dân, Ngài thấy cả nhân loại trước mắt. Tuy Ngài luôn luôn lạc quan, những nụ cười liên tiếp nở trên môi, nhưng những mối sầu khổ lo lắng đã đào những nếp sâu trên khuôn mặt hiền hậu của Ngài.

Ngài tin chắc sẽ chiến thắng vì Ngài không hoạt động một cách cô lập, đã có Chúa Thánh Linh làm việc trong Ngài, dẫn dắt, soi sáng, khiến Ngài làm những việc vĩ đại nhất trong Giáo Hội.

Chúa đã gọi Ngài từ thuở ấu thơ và dìu dắt các chặng đường Ngài đi :

- Bergamo đạo đức gương mẫu, người dân chất phác hiền lành.

- La-mã kinh thành muôn thuở, nơi tàng tích các chân lý ngàn đời của Giáo Hội, đã đem lại cho Ngài những kiến thức mới mẻ và sâu xa.

- Những năm tòng quân: Ngài đã an ủi, săn sóc binh sĩ xông pha trên các chiến trường ngùn ngụt khói lửa chất chứa máu xương. Chính trong thời tao loạn ấy, nhờ các kiến thức sâu rộng đã lãnh hội được lúc ở La-mã mà Ngài đã trở nên một quân nhân anh dũng, xuất sắc trong mọi lãnh vực. Ngài đã đem hết tài năng sẵn có để phụng sự tổ quốc, để đem an ninh và trật tự cho xứ sở, cho quê hương thân yêu của Ngài.

- Bên cạnh vị Thủ lĩnh Radini Tedeschi, Ngài đã hấp thụ một căn bản về chính trị, ngoại giao và nhiệm vụ một Giám mục.

- Kinh nghiệm khi ở Thánh Bộ Truyền giáo đã làm cho Ngài trở nên “Tông đồ dân ngoại”.

Các tài ba lỗi lạc của Ngài tiếp diễn xuất hiện để mưu ích cho các linh hồn lúc ở Bảo, Thổ Nhi Kỳ, Hy lạp, Balê, Venise. Tất cả các yếu tố ấy đã hun đúc nên con người ngày nay làm rạng danh Giáo Hội và khiến cả thế giới khâm phục.

Lúc Ngài mới lên ngôi, nhiều báo chí đã dư luận cho Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII một Giáo Hoàng giao thời : Ngài là cái gạch nối giữa hai đời Giáo Hoàng lâu dài hơn và làm việc nhiều hơn. Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã đọc báo Ý và nghe các dư luận ấy.

Một hôm Ngài vừa mỉm cười vừa nói: “Người ta bảo Cha là một Giáo Hoàng giao thời, có lẽ thế, nhưng biết đâu cái buổi giao thời ấy lại kéo dài”.

Ngài là một Giáo Hoàng giao thời hay Đại Giáo Hoàng ? Lịch sử đã bảo, đang bảo và sẽ bảo cho ta biết. Ta tin Ngài là Phêrô, là vị Đại diện Chúa Cứu Thế ở trần gian và ở đâu có Phêrô, ở đó có Giáo Hội.

Nhân dịp bát tuần Đức Thánh Cha Gioan XXIII, toàn thể giáo dân Việt Nam dâng lên Ngài tất cả tấm lòng hiếu thảo và nguyện xin Chúa gìn giữ Ngài sống lâu hạnh phúc.

“Oremus Pro Pontifice Nostro Joanne !”

Hết

Các Sách Tham khảo

- Acta Apostolicae Sedis, (1925-1960)

- Annuario Pontificio 1925, 1934, 1935, 1944,

1953, 1958, 1960.

- Documentations Catholiques

- Herder Korrespondenz, Orbis Catholicus (1947-

1958)

- Fides, Agenzia Internazionale (1929-1958)

- L'Osservatore Romano (1903-1960)

- Informations Catholiques internationales.

- Pope John XXIII an authoritative biography by

Zsolt, Rev. James I Tucek, James C. O'Neill.

- Gioavanni XXIII Leone Algisi

- Jean XXIII Sa vie, sa personnalité Angré Lazzarini

- La Papauté anecdotique - Meyer

- Un siècle sous la tiare - Charles Ledré

- Pie X - René Bazin

- Pie XII - Walther

- Les Greniers du Vatican - André Frossard

- Histoire du Vatican - Pichon

- Pastor et Nauta

- Das Fenster Zur Welt

- Pius XII, Ein Leben fùr Gerechtigkeit und Frieden -

Paul Dahm.

- L'attivita della Santa Sede (1950-1959)

- The story of Pope John XXIII by Joseph A. Breig.

Báo Chí

- La Croix

- La Figaro

- Le Monde - Paris Match.

- Il Polopo

- L'Epoca, Orizzonti, Il Quotidiano.

- Il Messagero

- Il Giornale d'Italia

- Il Tempo

- The Universe

- The Catholic digest.

- Ecclesia (Città del Vaticano).

Vài nét chấm phá

về

Đức Tân Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận

Sinh tại Phủ Cam, Huế ngày 17 tháng 4 năm 1928; ngài theo học tại tiểu chủng viện An Ninh, Quảng Trị và đại chủng viện Kim Long, Huế.

Ngày 11 tháng 6 năm 1953, ngài thụ phong linh mục và được bổ nhiệm làm cha phó xứ tại họ đạo Phanxicô.

Năm 1956 ngài được cử đi học giáo luật tại Roma. Trong thời gian học tại ngoại quốc nầy, ngài có dịp tiếp xúc, sinh hoạt với các phong trào Đạo Binh Đức Mẹ, Hướng Đạo, Cursillos, Focalare. Các phong trào nầy ảnh huởng đến đường lối hoạt động của ngài sau nầy: một đường lối vừa siêu nhiên vừa nhân bản.

Năm 1959, ngài đậu bằng tiến sĩ giáo luật và trở về dạy tại tiểu chủng viện Huế ( lúc bấy giờ đặt tại đại chủng viện Kim Long). Một năm sau ngài được cử làm bề trên tiểu chủng viện. Trong thời gian ngắn, ngài khởi công xây cất cơ sở mới và thành lập tiểu chủng viện Hoan Thiện ở ngay thành phố Huế, cạnh trường Thiên Hữu. Không lâu sau, ngài vừa là bề trên tiểu chủng viện Hoan Thiện vừa đảm nhận chức vụ tổng đại diện tổng giáo phận Huế.

Ngày 24 tháng 6 năm 1967, ngài được tấn phong giám mục Nha-Trang. Khẩu hiệu của ngài lấy lại tên của Hiến Chế (Gaudium et Spes) Vui Mừng và Hy Vọng của Công Đồng Vaticanô, diển tả hết sức trung thực nếp sống và đường lối mục vụ của ngài. Suốt thời gian làm mục tử giáo phận Nha-Trang , ngài còn được trao các chức vụ:

- Chủ tịch UB truyền thông xã hội HĐGMVN ( 1967-1975)

- Chủ tịch UB phát triển HĐGMVN ( 1967-1975)

- Cố vấn UB giáo hoàng về giáo dân ( 1971-1978)

Ngày 23 tháng 4 năm 1975, ngài được bổ nhiệm làm tổng giám mục hiệu tòa Vadesi, tổng giám mục phó tổng giáo phận Sài-Gòn với quyền kế vị.

Ngày 15 tháng 8 năm 1975 , UB Quân quản TP Sài-Gòn bắt giam ngài theo lệnh của chính quyền trung ương. Ngài bị giam giữ nhiều nơi khác nhau, cho đến ngày 23 tháng 11 năm 1988, nghĩa là hơn 13 năm tù đày, ngài được thả tự do. Trong thời gian bị giam giữ, có lúc ngài được nới rộng một chút như ở Cây Vông (Nha Trang), Giang Xá (Hà Nội), nhờ vậy ngài đã có thể viết lên một số kinh nghiệm sống đức tin, mục vụ, tu đức của ngài qua ba tập sách :

· Đường hy vọng (1975)

· Đường hy vọng dưới ánh sáng Lời Chúa và Công Đồng Vaticanô II (1979)

· Những người lữ hành trên Đường Hy Vọng (1980)

Tuy đươc thả tự do trên giấy tờ, nhưng ngài còn bị quản chế và không được thi hành chức vụ giám mục của mình. Năm 1989, ngài được phép qua Roma chữa bệnh và được mời làm thành viên UB quốc tế về Di trú và Di dân.

Ngày 09 tháng 04 năm 1994, Tòa Thánh bổ nhiệm ngài làm Phó chủ tịch Hội đồng giáo hoàng Công Lý và Hòa Bình.

Và ngày 24 tháng 6 năm 1998, ngài được bổ nhiệm là chủ tịch Hội đồng GH Công lý Hòa bình.

Trong những ngày tháng ra khỏi tù, trước và sau khi nhận các chức vụ trong Giáo Triều Roma, TGM Nguyễn Văn Thuận đã liên tục (hầu như hằng tuần) đi đến các cộng đoàn các nước, các đại học, các cơ quan quốc tế cũng như các cộng đoàn đặc sủng để giúp tĩnh tâm, đào tạo và đôi lúc xây dựng tân cộng đoàn. Trong thời gian nầy ngài nhận nhiều bằng cấp danh dự của các đại học, các huy chương quốc gia và quốc tế về cổ súy và chứng nhân nhân quyền và hòa bình.

Tuy công việc bề bộn, ngài đã cho xuất bản một số sách không những bằng Việt ngữ mà được chuyển ra nhiều thứ tiếng khác nhau trên thế giới, như :

· Năm chiếc bánh và hai con cá

· Cầu nguyện

· Hãy trao tặng tuổi trẻ nụ cười

· Niềm vui sống đạo

· Sứ Điệp Đức Mẹ La-Vang

· Chứng nhân hy vọng

Ngày 20 tháng 8 năm 1998, tại Hoa Thịnh Đốn nhân dịp kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra tại La-Vang, ngài tuyên bố sáng lập Cộng Đoàn Đức Mẹ La-Vang.

Đặc biệt, vào mùa xuân năm thánh 2000, ngài được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chỉ định giảng phòng Mùa Chay Thánh cho giáo triều Roma.

Và ngày 21 tháng 02 năm 2001, ngài được Tòa Thánh phong tước vị hồng y.

Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận