Hội Đoàn

HỘI CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁO
I. NGUỒN GỐC :
I. Hội các Bà Mẹ Công Giáo do một nữ Giáo Dân người Pháp, bà Bilhem khởi xứng từ năm 1850 tại Thủ Phủ lille miền bắc nước Pháp. Hội quy tụ một số bà mẹ để cùng nhau hết long sung kính Đức Trinh Nữ Maria và dâng con cái mình cho Đức Mẹ, xin Mẹ bảo trợ. Tinh thần này được lan rộng ra từ Lille đến Paris, Đức Giáo Hoàng Pio IX đã ký Sắc Chỉ ngày 11.03.1856 cho phép thành lập Tổng Hội CBMCG trên toàn thế giới. Trụ sở chính đặt tại Dòng Đức Mẹ Sion số 21 Rue Notre Dame des Champs, Quận 6 Paris, Cộng Hòa Pháp.
Tại Việt Nam, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo được phát triển tại các Giáo Xứ trên toàn quốc, nhất là những năm gần đây, Hội qui tụ tất cả các phụ nữ đã lập gia đình, mục đích để thánh hóa bản than và giáo dục con cái theo tinh thần Phúc Âm, noi gương các Thánh nữ tiêu biểu như : Thánh Mônica, Thánh Tử Đạo VN Anê Lê Thị Thành ….
II. KHÁI QUÁT :
Chi Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, Giáo Xứ Tân Việt được thành lập ngày 17.05.2000
• BỔN MẠNG :
Nhận Thánh Nữ Tử Đạo Việt Nam Anê Lê Thị Thành làm bổn mạng của Hội và Lễ kính ngày 12/07 hàng năm.
• MỤC ĐÍCH :
Noi gương Thánh Monica, Thánh Nữ Anê Lê Thị Thành, thánh hóa bản than và gia đình.
III. LƯỢC SỬ :
Để thực hiện chủ trương của Tổng Giáo Phận Tp. Hồ Chí Minh, đoàn ngũ hóa các giới trong Giáo Xứ, đồng thời đáp ứng sự mong ước của những bậc hiền mẫu chưa nhập đoàn thể nào trong Giáo Xứ. Cha Chánh Xứ chấp thuận cho thành lập Hội Các Bà Mẹ Công Giáo trong Giáo Xứ, Ngài viết thư ngỏ kêu mời các bà đang sinh hoạt trong Chi Hội ở các nơi, đặc biệt là Đắc Lộ trở về Giáo Xứ mình. Hưởng ứng lời kêu gọi của Cha Xứ, một số các bà đã trở về sát cánh với những chị em mới gia nhập Hội tại Xứ Nhà.
Ngày 07.06.2000 Cha TGĐ. HCBMCG của Giáo Phận về chủ sự lễ ra mắt Chi Hội.
Ngày 12.07.2000 nhân dịp Lễ kính Thánh Nữ Anê Lê Thị Thành, bổn mạng của Chi Hội. Cha JB. Võ Văn Ánh, TGĐ.HCBMCG Giáo Phận đã về dâng lễ tạ ơn và tiếp nhận nghi thức tuyên hứa của 75 chị em cũ và 52 chị em mới gia nhập Hội. Đồng thời Cha TGĐ cũng đã trao Ủy Nhiệm Thư cho Ban Chấp Hành và trao Phép Lành Tòa Thánh cho Chi Hội.
IV. CƠ CẤU TỔ CHỨC :
Như các Đoàn thể khác trong Giáo Xứ, mọi sinh hoạt của Chi Hội đều được Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ sắp xếp vào nề nếp quy củ, theo hệ thống tổ chức của Giáo Xứ.
• NHÂN SỰ CỦA CHI HỘI :
Ban Chấp hành lâm thời Nhiệm Kỳ 1 : 2000 – 2004
- Chi Hội Trưởng : Bà Maria NGUYỄN THỊ NGHĨA
- Chi Hội Phó 1 : Bà Catarina TRẦN THỊ THAY
- Chi Hội Phó 2 : Bà Maria NGUYỄN THỊ NHUỘM
- Thư ký : Bà Maria VŨ THỊ HUỆ
- Thủ Quỹ : Bà Têrêsa VŨ THỊ NGOÃN
Số Hội viên ngày một thêm đông nên các Bà được chia thành 5 Tổ cho dễ điều hành và nhận các danh hiệu :
- Tồ 1 Đức Mẹ Vô Nhiễm
- Tồ 2 Bà Thánh Anna
- Tổ 3 Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu
- Tổ 4 Đức Mẹ Lên Trời
- Tổ 5 Đức Mẹ Mân Côi.
Ban Chấp Hành Nhiệm Kỳ II : 2004 – 2007
Ban Chấp Hành chính thức được bầu lại gồm các Bà :
- Chi Hội Trưởng : Bà Têrêsa VŨ THỊ NGOÃN
- Chi Hội Phó 1 : Bà Maria NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NAM
- Chi Hội Phó 2 : Bà Maria NGUYỄN THỊ KIM LIÊN
- Thư ký 1 : Bà Maria VŨ THỊ HUỆ
- Thư ký 2 : Bà Maria NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NAM
- Thủ Quỹ : Bà Maria Madalena ĐINH THỊ KIM NHẠN
- Số Hội Viên của Chi Hội hiện có 292 người .
V. NẾP SINH HOẠT :
Mỗi thứ tư đầu tháng có Thánh Lễ dành riêng cầu nguyện cho các thành viên còn sống cũng như đã qua đời và cầu nguyện cho các vị ân nhân của Hội.
Hội cũng được Giáo Xứ phân công kết hợp với các Đoàn Thể CGTH trong Giáo Xứ, đến các gia đình cầu nguyện trong chiến dịch Năm Thánh Truyền Giáo, và những khi có nhu cầu như thăm viếng bệnh nhân, viếng xác v.v… ngoài ra còn tham gia các việc bác ái ở gần cũng như đi xa.
Được sự nâng đỡ của Cha Chánh Xứ và HĐMVGX , số chị em trong Hội ngày một phát triển. Hằng năm Hội có tổ chức tĩnh tâm và mời các Cha, Thầy và các Sơ những người có kinh nghiệm hướng dẫn chị em vào các dịp Lễ Bổn mạng, Mùa Chay và những ngày đặc biệt của Hội, để giúp cho các Bà trở thành hiền mẫu theo gương Thánh Nữ Anê Lê Thị Thành.
GIA ĐÌNH PHẠT TẠ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU
I. NGUỒN GỐC :
Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu bắt nguồn từ Hội Liên Minh Thánh Tâm . là một Hội Đoàn được thành lập từ năm 1883 tại Canada do sang kiến của Linh Mục Edouard Hamnon S.J ( Dòng Tên) để chuyên chăm cầu nguyện và làm việc tông đồ, hợp nhất với Thánh Tâm Chúa Giêsu. Hội đã được Đức Giáo Hoàng Piô XII khen ngợi là Đoàn Thể xuất chúng trong số các phong trào CGTH. Hội qui tụ tất cả những Giáo dân trưởng thành và đặt dưới sự bảo trợ của Thánh Tâm Chúa Giêsu, để trở nên những tông đồ hoạt động đắc lực mở mang Nước Chúa.
II. KHÁI QUÁT :
Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm Giáo Xứ Tân Việt được thành lập vào dịp lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu năm 1965, do sáng kiến của Cha Cố Đaminh Vũ Đức Triêm, lúc đầu gọi là Hội Phạt Tạ. Hội qui tụ tất cả anh chị em thanh niên, thiếu nữ và các ông bà có lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa, sinh hoạt theo nội qui và tôn chỉ trực thuộc trung ương theo hệ thống hàng dọc, từ Giáo Hạt Chí Hòa lên Giáo Phận Sài Gòn.
III. TÔN CHỈ VÀ MỤC ĐÍCH :
- Thánh Hóa bản than và gia đình.
- Cổ võ việc tôn sung và đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu từ Giáo Xứ và đến các gia đình làm giờ cầu nguyện tôn vương Thánh Tâm Chúa.
- Thể hiện tình yêu thương, bác a1ui dưới ánh sang Tin Mừng, kết hợp và tận hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu.
-
IV. THỜI KỲ PHÁT TRIỂN :
Từ giữa thập niên 1965 – 1975. Đoàn Phạt Tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu tại Giáo Xứ Tân Việt phát triển them các phân đoàn mới các nơi : Giáo Xứ Văn Côi – Giáo Xứ Tân Châu – Giáo Xứ Tân Thành – Giáo Xứ Tân Thái Sơn – Giáo Xứ Bình Thuận Hạt Tân Sơn Nhì Quận Tân Bình.
Chuyển sang thập niên 1975 – 1985 các Phan Đoàn phải sinh hoạt tự quản, nên phát triển chậm. Riêng tại Giáo Xứ Tân Việt anh chị em vẫn âm thầm sinh hoạt, nhờ vậy số hội viên ngày một gia tăng .
Để đi vào nề nếp chung của Tổng Giáo Phận, các Hội Đoàn CGTH sắp xếp theo từng nghành và có danh xưng thống nhất. Từ đó Gia Đình Thánh Tâm Tân Việt được đổi thành Đoàn Phạt Tạ Thánh Tâm theo quyết định của Đức TGM JB. Phạm Minh Mẫn ngày 14.04.1999.
V. TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ :
VI. CÁC CHA LINH HƯỚNG :
- Cha Cố Đaminh Vũ Đức Triêm 1965 – 1962
- Cha Giuse Mai Thành Hân 1962 - 1969
- Cha Phanxicô Assidi Lê Quang Đăng 1969 – 1972
- Cha Giuse Nguyễn Văn Thư 1974 – 1978
- Cha Giuse Nguyễn Văn Lục 1979 -
- Cha Antôn Nguyễn Đình Thục 1989 – 1991
- Cha Phanxicô Xavie Trần Mạnh Hùng 1992 – 1994
- Cha Giuse Đinh Hiền Tiến 1998 – 2001
- Cha Giuse Phạm Hoàng Lương 2001 – 2005
Số hội viên ban đầu ( không rõ) do lớp già đi lớp trẻ nối tiếp và số Đồng Tâm hiện nay là 51 người.
VII. SINH HOẠT :
Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm phụ trách các lễ chiều ngày thứ sáu trong tuần, và phụ trách Giờ Chầu Thánh Thể tối thứ sáu đầu tháng, riêng ngày thứ sáu đầu tháng anh chị em sinh hoạt sau lễ chiều và được Cha Linh Hướng huấn đức và học hỏi, Cha giúp cho những điều cần biết về việc Tôn Sùng Thánh Tâm Chúa và Thánh Thể, về Tu Đức, Thánh Kinh và Nhân Bản Kitô Giáo .
Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm cũng được Giáo Xứ phân chia công tác như những Đoàn Thể khác, anh chị em mau mắn thi hành rất tích cực .
Trên đây là một vài nét tiêu biểu của Gia Đình PTTT Chúa Giêsu như một bông hoa nhỏ trong vườn hoa của Giáo Xứ nhân dịp kỷ niệm mừng Ngân Khánh Giáo Xứ .
Lịch sử, nguồn gốc và hoạt động của Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể
Lịch sử Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam
Lời Mở Đầu
Trong lần gặp gỡ ở Denver tháng 8 năm 1993, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã mời gọi các bạn trẻ thế giới làm tông đồ rao giảng Tin Mừng. Ngài nói: "Sứ mạng rao truyền Tin Mừng là một trách nhiệm thiêng liêng, và nếu cần phải đứng trên mái nhà để loan truyền Tin Mừng, các bạn cũng không ngần ngại làm việc đó". Nhưng cũng như ngày xưa, Chúa Giêsu đã ân cần dạy dỗ dặn bảo các tông đồ trước khi các ngài được sai đi, ngày nay, công việc tông đồ cũng cần phải được chuẩn bị và tập luyện để bước chân người đi gieo Lời Chúa chắc chắn thu gặt được hoa mầu tốt tươi. Nhìn vào giới trẻ Việt Nam tại quê nhà cũng như hải ngoại, Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam là một trong những đoàn thể trẻ có sức sống mãnh liệt và lòng nhiệt thành cao độ trong cuộc sống chứng nhân Tin Mừng, một trong những đoàn thể trẻ có chương trình huấn luyện kỹ lưỡng về nội tâm cũng như năng khiếu chuyên môn, kết hợp hài hòa đời sống siêu nhiên và tự nhiên. Bài viết này xin được giới thiệu tổng quát về Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam, đi từ nguồn gốc, bước tiến đến các nét đặc thù và đường lối sinh hoạt, huấn luyện.
Nguồn Gốc và Bước Tiến
Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam bắt nguồn từ Hội Cầu Nguyện bên Pháp do các linh mục Léonard Cros và Ramadière khởi xướng giữa thế kỷ 19. Lấy tinh thần Đạo Binh Thánh Giá, nhưng thay vì dùng vũ khí vật chất là gươm giáo, Phong Trào dùng vũ khí tinh thần là 4 khẩu hiệu truyền thống: Cầu Nguyện, Rước Lễ, Hy Sinh và Làm Việc Tông Đồ, thay vì bảo vệ Thánh Địa vật chất, Phong Trào bảo vệ Đền Thờ thiêng liêng là tâm hồn của các em thiếu nhi, tâm hồn của giới trẻ. Bên Pháp thời đó, các em trong Hội Cầu Nguyện được mệnh danh là Đạo Quân riêng của Đức Giáo Hoàng tự nguyện tuân giữ các điều sau:
• Mỗi ngày, thinh lặng một giờ dâng cho Chúa, làm việc một giờ, chơi một lần ngay thẳng hoàn toàn... để cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng.
• Rước lễ mỗi Chúa Nhật để cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng.
• Mỗi tối, ghi vào sổ tay những việc đã làm như cầu nguyện hãm mình, dự lễ, rước lễ, giúp đỡ cha mẹ.
Đến đầu thế kỷ 20, nhờ linh mục Bessière dòng Tên, Hội Tông Đồ Cầu Nguyện dành cho giới trẻ chính thức được thành lập tại Pháp năm 1915, với đường lối căn bản: nhắm vào trẻ em (năng rước lễ theo Thông Điệp của Đức Giáo Hoàng Piô X cổ võ và ban phép cho trẻ em chịu lễ sớm), có tính cách quốc tế theo ý Hội Thánh Thể ở Lộ Đức, và nhấn mạnh tính cách truyền giáo.
Khi vào Việt Nam, Phong Trào được thành lập đầu tiên tại Hà Nội năm 1929 do hai linh mục dòng Xuân Bích, mang tên NGHĨA BINH THÁNH THỂ, được hàng giáo phẩm và giáo dân nhiệt liệt hưởng ứng đã phát triển mau chóng khắp nơi trên toàn quốc trong suốt thập niên 30: Huế (1931), Sài Gòn (1931), Phát Diệm (1932), Thanh Hóa (1932), Vinh (1935), Quy Nhơn (1936), Bùi Chu (1937), Thái Bình (1937), Bắc Ninh (1938). Tùy theo lứa tuổi từ nhỏ tới lớn, Nghĩa Binh được chia ra làm Tiền Binh, Trung Binh, và Hậu Binh. Nhận định về Nghĩa Binh thời kỳ này, các vị giám mục trong Công Đồng Đông Dương năm 1934 đã hết lòng khen ngợi: "Riêng đối với trẻ con nam nữ, chúng tôi giới thiệu Hội Nghĩa Binh Thánh Thể, vì không có gì có sức hơn để đốt nóng lên trong các tâm hồn thiếu niên, tinh thần và lòng mộ mến việc tông đồ".
Biến cố di cư 1954 đã làm phát triển rộng lớn hơn nữa Nghĩa Binh Thánh Thể ở miền Nam. Năm 1957, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã bổ nhiệm linh mục Micae Nguyễn Khắc Ngữ làm Tổng Tuyên Úy đầu tiên. Sinh hoạt Nghĩa Binh bắt đầu đòi hỏi đổi mới cho phù hợp với tâm lý giới trẻ. Mười năm sau biến cố 54, khi linh mục Tổng Tuyên Úy Nguyễn Khắc Ngữ được bổ nhiệm làm Giám Mục Giáo Phận Long Xuyên năm 1964, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã cử linh mục Phaolô Nguyễn Văn Thảnh lên thay thế. Với tâm tư yêu mến giới trẻ sâu xa, vị tân Tổng Tuyên Úy đã tổ chức Đại Hội Tuyên Úy để nghiên cứu và thảo luận vạch hướng đi cho Nghĩa Binh Thánh Thể. Cùng lúc với tinh thần đổi mới của Công Đồng Vaticanô II, Phong Trào đã thêm vào sinh hoạt cầu nguyện thuần túy của Nghĩa Binh Thánh Thể một đường lối mới: Giáo dục trẻ, và dùng phương thức sinh hoạt trẻ vào trong các hoạt động. Vì thế, bản Nội Quy Thống Nhất được ra đời và đổi tên Nghĩa Binh Thánh Thể thành Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam.
Mười năm sau đó, năm 1974, linh mục Phaolô Nguyễn Văn Thảnh vì lý do sức khỏe đã từ chức, và linh mục Giuse Vũ Đức Thông lên thay thế. Trong thập niên 70, nhiều biến cố khác đáng được ghi nhớ: Hội Đồng Giám Mục phê chuẩn Bản Nội Quy Mới (1971), Đại Hội Toàn Quốc VỀ ĐẤT HỨA I tổ chức tại Bình Triệu quy tụ khoảng 2 ngàn Huynh Trưởng (1972), Phong Trào đình chỉ mọi hoạt động bên ngoài sau biến cố 1975, nhưng bắt đầu nhen nhúm nẩy mầm theo bước chân người Công Giáo di tản tại Hoa Kỳ.
Cũng mười năm sau, năm 1984, nhân dịp Đại Hội Liên Đoàn Công Giáo tại Hoa Kỳ tại New Orleans, Đại Hội Tuyên Úy và Huynh Trưởng đã bầu linh mục Đaminh Vũ Thanh Tường làm Tổng Tuyên Úy Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ. Nhưng chỉ ít ngày sau, cha Tường đã đột ngột từ trần để lại cho cả Phong Trào niềm thương tiếc. Linh mục Francis Phạm Văn Phương được mời làm Tổng Tuyên Úy thay thế cha Tường năm 1985. Thập niên 80 có nhiều sinh hoạt đáng nhớ: Sa Mạc Huấn Luyện Huynh Trưởng đầu tiên ở Orange County do linh mục Gioakim Vũ Tuấn Tú tổ chức (1980), ở San Jose do các Huynh Trưởng (1980), ở New Orleans do linh mục Nguyễn Đức Huyên (1981), linh mục Giuse Vũ Đức Thông từ Úc sang Hoa Kỳ huấn luyện (1983), Bầu Ban Chấp Hành Trung Ương đầu tiên với chủ tịch là trưởng Phêrô Nguyễn Văn Liêm (1984), Báo Về Đất Hứa bắt đầu phát hành (1987), Sa Mạc Huấn Luyện Viên Sinai I ở Missouri (1989), cuộc diễn hành lịch sử của 1500 em Thiếu Nhi Thánh Thể Miền Tây Nam trong Đại Hội Liên Đoàn Công Giáo Kỳ III tại Orange (1989).
Tháng 7 năm 1992, Đại Hội Toàn Quốc VỀ ĐẤT HỨA II đã được tổ chức tại nhà dòng Dominguez, Los Angeles, quy tụ khoảng 800 người gồm các tuyên úy, trợ úy, trợ tá, huynh trưởng toàn quốc Hoa Kỳ và đại biểu của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Canada và Tổng Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Úc Châu. Các biến cố khác cần ghi nhớ trong bán thập niên 90: Bán Sa Mạc Trợ Tá Samaritanô đầu tiên tại Miền Tây Nam (1990), Sa Mạc Huấn Luyện Huynh Trưởng đầu tiên tại Winnipeg - Canada (1990), Sa mạc Huấn Luyện Viên Cao Cấp Sinai II, Trung Cấp Sinai III và Sơ Cấp Sinai IV được tổ chức tại Missouri (1991), Sa Mạc Huấn Luyện Huynh Trưởng đầu tiên tại Paris - Pháp (1993), Bản Nội Quy Mới cho Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể tại Hoa Kỳ (1993).
Hiện nay, Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Hoa Kỳ (PT/TNTT/VN/HK) được tổ chức theo cách thức của Liên Đoàn Công Giáo, chia làm 8 Miền. Mỗi Miền có Cha Tuyên Úy Miền và Ban Chấp Hành Miền điều hành. Toàn quốc có khoảng 80 Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, gồm 15 ngàn Đoàn Sinh và 1600 Huynh Trưởng.
Mục Đích, Tôn Chỉ, và Phương Pháp Giáo Dục
Theo Nội Quy 1993, ngoài mục đích giáo dục thanh thiếu niên về 2 phương diện: tự nhiên và siêu nhiên - tự nhiên thì đào luyện thành người công dân tốt, siêu nhiên huấn luyện thành người Kitô hữu hoàn hảo -, Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể còn đoàn ngũ hóa và hướng dẫn giới trẻ loan truyền Tin Mừng Chúa Kitô và góp phần xây dựng xã hội. Nền tảng giáo dục của Phong Trào là Lời Chúa trong Thánh Kinh và giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo; và, Chúa Giêsu Thánh Thể, đang tiếp tục cách kỳ diệu mầu nhiệm nhập thể và phục sinh trong cuộc đời mỗi người là lý tưởng của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể. Cụ thể hóa mục đích trên, Phong Trào mời gọi mọi đoàn viên sống theo các tôn chỉ sau:
1. Sống Lời Chúa và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể bằng Cầu Nguyện, Rước Lễ, Hy Sinh và Làm Việc Tông Đồ dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, cách riêng làm tông đồ cho giới trẻ: "Giới trẻ phải làm tông đồ trước tiên và trực tiếp cho giới trẻ". (Sắc Lệnh Tông Đồ Giáo Dân, Số 12)
2. Yêu mến và tôn kính Đức Maria Mẹ Chúa Cứu Thế, để nhờ Mẹ chúng ta đón nhận Chúa và đem Chúa vào đời một cách tuyệt hảo.
3. Tôn kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam; noi gương và nên chứng tá Tin Mừng Chúa Kitô như các Ngài.
4. Yêu mến và vâng phục vị đại diện Chúa Kitô, là Đức Giáo Hoàng, thủ lãnh của Thiếu Nhi Thánh Thể, đồng thời cầu nguyện và thực hiện những ý chỉ hằng tháng của Ngài.
5. Thăng tiến con người nhân bản. Bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam.
Từ các tôn chỉ này, Phong Trào đã tạo cho mình phương pháp giáo dục siêu nhiên thật độc đáo: Khơi Nguồn Thánh Kinh và Khơi Nguồn Thánh Thể. Nếu Phong Trào Hướng Đạo đã làm say mê bao tâm hồn trẻ với Khung Cảnh Rừng Xanh, thì chắc chắn, Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể còn làm mê say và cảm nghiệm sâu xa hơn nữa với Khung Cảnh Thánh Kinh bắt nguồn từ kho tàng Lời Chúa dồi dào và xúc tích. Cuộc đời Chúa Giêsu từ thuở thơ ấu, thời ẩn dật và bước đường rao giảng Tin Mừng đã trở nên nguồn suối chất liệu phong phú trong việc giáo dục giới trẻ trở nên giống Chúa Kitô: Sống Ngoan, sống Hy Sinh, sống Chinh Phục, sống Dấn Thân như Ngài. Không những thế, Phong Trào còn mời gọi giới trẻ sống THÁNH, qua phương pháp Khơi Nguồn Thánh Thể, trong đó, Chúa Giêsu Thánh Thể trở thành mặt trời của một ngày sống, trở thành trung tâm điểm của cả cuộc đời người đoàn viên TNTT, qua việc dâng ngày, rước lễ, làm việc lành và dâng đêm liên tục mỗi ngày.
Mặt khác, Phong Trào cũng tận dụng các phương pháp giáo dục tự nhiên như Hàng Đội Tự Trị, Giáo Dục Tiệm Tiến, Vào Sa Mạc (Trại Huấn Luyện), Sinh Hoạt Trẻ, và Hội Họp. Từ một nhóm trẻ ô hợp, Hàng Đội Tự Trị sẽ đưa các em vào đội ngũ trật tự, biết phân công trách nhiệm, nắm vững cơ cấu tổ chức, sống hòa đồng và phục vụ công ích chung. Giáo Dục Tiệm Tiến đáp ứng sự hợp lý trong việc huấn luyện: đi từ dễ đến khó, phân chia lứa tuổi và trình độ, những điều học trước sẽ giúp hiểu biết những điều học sau. Bước chân vào Sa Mạc (trại huấn luyện), các em sẽ học được tinh thần tháo vát, tự lập và khắc phục bản thân vì phải xa rời đời sống tiện nghi hằng ngày, và hơn thế nữa, cảm nghiệm được tinh thần phó thác vào Ban Huấn Luyện, tinh thần đồng đội trong đời sống lều trại và các sinh hoạt huấn luyện. Sinh Hoạt Trẻ đem lại niềm vui cho tâm hồn các em qua những bài hát, vũ điệu, băng reo và trò chơi, trong đó, các em sẽ được nuôi dưỡng bằng những tinh thần lạc quan, yêu đời, bằng những tình cảm thiêng liêng đối với gia đình, học đường, giáo hội và quê hương. Cuối cùng, Hội Họp mang lại bầu khí xum vầy, cùng nhau nhìn lại những gì đã thực hiện, cùng nhau phân công những gì đang thực hiện, cùng nhau chia sẻ những gì sẽ thực hiện, và cùng nhau học hỏi thăng tiến bản thân và đoàn thể.
Tổ Chức, Sinh Hoạt, và Huấn Luyện
Nếu ngày xưa Nghĩa Binh Thánh Thể chia ra làm Tiền Binh, Trung Binh và Hậu Binh, thì ngày nay, Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể dựa theo lứa tuổi chia ra làm Ngành Ấu Nhi, Ngành Thiếu Nhi, Ngành Nghĩa Sĩ, và Ngành Hiệp Sĩ. Ba Ngành Ấu, Thiếu, Nghĩa được huấn luyện theo Chương Trình Thăng Tiến với các bộ môn: Kiến Thức Thánh Kinh, Đời Sống Tôn Giáo, Suy Niệm Phúc Âm, Hiểu Biết Phong Trào, Chuyên Môn, và Việt Ngữ.
Ngành Ấu Nhi
Từ 7 đến 9 tuổi, đeo khăn mầu xanh lá mạ, với châm ngôn NGOAN. Phong Trào dùng cuộc đời thơ ấu của Chúa Giêsu làm khung cảnh huấn luyện Ấu Nhi. Các em sẽ học gương vâng lời của Chúa, sẽ cảm nhận ơn cha nghĩa mẹ và tình anh chị em trong gia đình.
Ngành Thiếu Nhi
Từ 10 đến 13 tuổi, đeo khăn mầu xanh biển, với châm ngôn HY SINH. Cuộc sống ẩn dật của Chúa Giêsu sẽ là khung cảnh huấn luyện Ngành Thiếu. Các em sẽ theo chân Chúa đi lên đền thờ năm 12 tuổi, trở về Nazareth sống "càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan và đạo đức. Tình yêu thương và lòng hy sinh thắt chặt hạnh phúc của thánh gia: Thánh Giuse cần cù lao động nuôi sống gia đình, Đức Maria hiền lành thương người, luôn chăm sóc và hướng dẫn con trẻ, Chúa Giêsu một lòng vâng phục và giúp đỡ cha mẹ.
• Ngành Nghĩa Sĩ
Từ 14 đến 17 tuổi, đeo khăn mầu vàng tươi, với châm ngôn CHINH PHỤC. Cuộc đời công khai rao giảng của Chúa Giêsu rất phù hợp cho khung cảnh huấn luyện Ngành Nghĩa. Ở lứa tuổi này, các em đã bước vào đời, cảm nghiệm được tình bạn bè, hàng xóm láng giềng, lòng yêu nước và tinh thần phục vụ tha nhân. Các em sẽ bước theo chân Chúa, học hỏi sự khôn ngoan, lòng nhân từ độ lượng, và nhất là tinh thần dấn thân làm chứng cho chân lý qua đời sống gương mẫu và yêu thương.
• Ngành Hiệp Sĩ
Từ 18 tuổi trở lên, đeo khăn mầu nâu, với châm ngôn DẤN THÂN. Bài Giảng Trên Núi tức Tám Mối Phúc Thật trở thành hiến chương của Ngành Hiệp Sĩ. Vào đời, trở nên muối men ướp đời, người hiệp sĩ quảng đại dấn thân phục vụ giáo hội và xã hội. Họ có thể là nhóm người cùng ngành nghề, cùng một trường đại học, hoặc có thể là những công nhân cùng một hãng xưởng xí nghiệp. Với tài năng và tim óc, họ sẵn sàng nhập cuộc kiến tạo cộng đoàn xứ đạo, hoặc xây dựng quê hương.
• Huynh Trưởng
Từ 18 tuổi trở lên, đeo khăn mầu đỏ viền vàng, với châm ngôn PHỤNG SỰ. Trước khi bước vào cuộc đời Huynh Trưởng chính thức, người trẻ phải qua thời gian tập sự gọi là Dự Trưởng (đeo khăn mầu hồng viền đỏ). Cuộc đời Thánh Gioan Tẩy Giả là khung cảnh huấn luyện Dự Trưởng. Cũng như thánh nhân, người Dự Trưởng can đảm chọn đời sống "dọn đường cho Chúa đến", sẵn sàng bước vào con đường phụng sự của mộtngư người Huynh Trưởng chính thức.
• Khung cảnh huấn luyện Huynh Trưởng chính thức tức HT Cấp I là cuộc hành trình Về Đất Hứa của dân Do Thái, và cuộc đời của Mai Sen hướng dẫn dân Chúa khỏi ách nô lệ Ai Cập là hình ảnh người Huynh Trưởng dẫn đưa các em thiếu nhi thoát khỏi những tật xấu, thú vui thấp hèn của xã hội mà đến cùng Chúa. Lên đến Cấp II và Cấp III, người huynh trưởng được huấn luyện chuyên Ngành.
• Khung cảnh huấn luyện Cấp II Ngành Ấu là cánh đồng Bêlem,
o Cấp II Ngành Thiếu là cuộc hành trình lên Giêrusalem chịu thương khó của Chúa Giêsu,
o Cấp II Ngành Nghĩa là Biến cố Damas Phaolô ngã ngựa.
• Khung cảnh huấn luyện Cấp III Ngành Ấu là cuộc hành trình của Ba Vua Phương Đông tìm Chúa Hài Đồng,
o
Cấp III Ngành Thiếu là Cuộc Thương Khó, Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu,
o Cấp III Ngành Nghĩa là các cuộc hành trình truyền giáo của Thánh Phaolô.
• Trợ Tá
Nếu sự tuyển chọn 7 tá viên đã làm Giáo Hội tiên khởi phát triển vững chắc như thế nào, thì ngày nay, ngành Trợ Tá cũng đang giúp phát triển sinh hoạt của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể tương tự như thế. Trước đây, phụ tá cho các cha Tuyên Úy, là các thầy sơ Trợ Úy, ngày nay, có thêm Trợ Tá. Với kinh nghiệm dồi dào của đời sống gia đình cũng như cuộc sống xã hội, người Trợ Tá là nguồn tương trợ tuyệt vời mỗi khi người Huynh Trưởng tìm đến. Không những mang vai trò hướng dẫn tinh thần, cố vấn góp ý, người Trợ Tá còn là chiếc cầu nối hữu hiệu giữa Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể và phụ huynh cũng như cộng đoàn xứ đạo. Hơn nữa, người Trợ Tá nếu tham dự các Khóa Huấn Luyện của Phong Trào, sẽ trở thành những huấn luyện viên đáng tin cậy và tạo nền móng vững chắc cho các sinh hoạt huấn luyện tại địa phương.
• Tuyên Úy
Vì là một đoàn thể Công Giáo Tiến Hành, nếu không có linh mục Tuyên Úy, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể không thể thành hình. Các ngài có nhiệm vụ hướng dẫn đời sống đạo đức và cử hành các nghi lễ Phụng Vụ. Biết bao vị Tuyên Úy đã để lại trong tâm hồn người đoàn viên Thiếu Nhi Thánh Thể sự cảm mến sâu xa vì sự dấn thân tận tụy của các ngài cho Phong Trào. Những Đại Hội Tuyên Úy trong lịch sử Phong Trào đã chứng minh chính các vị Tuyên Úy đã vạch hướng đi chín chắn, đã uốn nắn sự tăng trưởng của Phong Trào một cách sáng suốt và đúng đắn.
Kết Luận
Chúng ta sẽ giật mình khi nhìn lại quá trình huấn luyện một Đoàn Viên Thiếu Nhi Thánh Thể. Nếu gia nhập Phong Trào từ tuổi Ấu, người đoàn viên đó phải trải qua 15 năm huấn luyện để trở thành một Huynh Trưởng Cấp III, và mất khoảng 20 năm để trở thành huấn luyện viên Cao Cấp. Chắc chắn, ít có đoàn thể nào có được sự huấn luyện liên tục và quy củ như vậy.
Nhưng công tác giáo dục giới trẻ không phải là của một số người, mà là của tất cả mọi người chúng ta, nhất là trong cuộc sống ở hải ngoại này, biết bao khó khăn đã làm điên đầu các chuyên gia giáo dục. Phong Trào kêu gọi sự tiếp tay của quý vị phụ huynh, nhất là trong vai trò Trợ Tá. Nhìn đi nhìn lại, Thiếu Nhi Thánh Thể cũng là con em của quý vị, xin hãy tích cực dấn thân hơn nữa. Phong Trào cũng kêu gọi sự tham gia của các bạn trẻ. Đừng để Chúa Giêsu Thánh Thể nhìn bạn cũng như ngày nào ngài nhìn người thanh niên lặng lẽ quay mặt chối từ lời mời gọi theo chân Chúa.
Thiếu Nhi Thánh Thể
Giới thiệu:
I. Nguồn gốc và lịch sử
Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể bắt nguồn từ hội Cầu nguyện bên Pháp do các linh mục Léonard Cros và Ramadière khởi xướng giũa thế kỷ XIX với tinh thần Đạo Binh Thánh Giá theo 4 khẩu hiệu truyền thống: cầu nguyện, rước lễ, hy sinh và làm việc tông đồ.
Phong trào được thành lập đầu tiên ở Hà Nội vào năm 1929 do hai linh mục Léon Paliard và Paul Uzureau (thuộc Tu hội Xuân Bích), mang tên Nghĩa Binh Thánh Thể.
Tuỳ theo lứa tuổi từ nhỏ đến lớn, Nghĩa Binh được chia ra làm Tiền Binh, Trung Binh, Hậu Binh. Năm 1957, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam bổ nhiệm linh mục Nguyễn Khắc Ngự lên tổng Tuyên uý đầu tiên.
Năm 1971, Hội Đồng Giám Mục phê chuẩn bản “Nội Quy Mới”. Năm 1972, Đại hội toàn quốc Về Đất Hứa I tổ chức tại Bình Triệu quy tụ khoảng 2.000 huynh trưởng.
Sau năm 1975, phong trào lan rộng và phát triển mạnh nơi cộng đồng Công giáo Việt Nam tại nhiều nước trên thế giới: Pháp, Đức, Úc, Hoa Kỳ, Canada….
II. Mục đích tôn chỉ và phương pháp giáo dục
Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể là đoàn thể Công Giáo Thiếu Nhi quy tụ các em thiếu nhi bên Chúa Giêsu nhằm mục đích giáo dục các em về hai phương diện: Tự nhiên và Siêu nhiên, nghĩa là đào tạo thành người công dân tốt và huấn luyện thành người Kitô hữu hoàn hảo. Nền tảng giáo dục của phong trào là Lời Chúa trong Thánh Kinh và Giáo huấn của Giáo hội Công giáo.
Để cụ thể hoá mục đích trên, phong trào mời gọi đoàn viên sống theo các tôn chỉ sau:
- Sống Lời Chúa và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể bằng cách cầu nguyện, rước lễ, hy sinh, làm việc tông đồ dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
- Yêu mến và tôn kính Đức Maria.
- Tôn kính các Thánh Việt Nam.
- Vâng phục vị đại diện Chúa Kitô là Đức Giáo Hoàng.
- Thăng tiến con người nhân bản, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam.
Về phương pháp giáo dục siêu nhiên, phong trào đã khơi nguồn Thánh Kinh và Thánh Thể: cuộc đời Chúa Giêsu từ thuở thơ ấu, thời ẩn dật và bước đường rao giảng Tin Mừng đã trở nên nguồn suối chất liệu trong việc giáo dục giới trẻ trở nên giống Chúa Kitô: sống ngoan, sống hy sinh, sống chinh phục, sống dấn thân, sống phụng sự như Người.
Mặt khác, phong trào cũng tận dụng các phương pháp giáo dục tự nhiên như Hàng đội tự trị, Giáo dục tiệm tiến, Vào sa mạc (Trại Huấn luyện), Sinh hoạt Trẻ và Hội họp.
Việc hội họp mang lại bầu khí sum vầy, cùng nhau nhìn lại những gì đã thực hiện, phân công, chia sẻ và cùng nhau học hỏi thăng tiến bản thân và đoàn thể…
III. Tổ chức sinh hoạt và huấn luyện
1. Các cấp Thiếu Nhi
Nếu ngày xưa Nghĩa Binh Thánh Thể chia ra làm Tiền Binh, Trung Binh, Hậu Binh thì ngày nay phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể dựa theo lứa tuổi chia ra làm các ngành: Ấu Nhi, Thiếu Nhi, Nghĩa Sĩ và Hiệp Sĩ.
- Ngành Ấu Nhi : từ 7 đến 9 tuổi, quàng khăn màu xanh lá mạ, với châm ngôn: Ngoan.
- Ngành Thiếu Nhi: từ 10 đến 13 tuổi, quàng khăn màu xanh biển với châm ngôn: Hy sinh.
- Ngành Nghĩa Sĩ: từ 14 đến 17 tuổi, quàng khăn màu đỏ tươi với châm ngôn: Chinh phục.
- Ngành Hiệp Sĩ: từ 18 tuổi trở lên, quàng khăn màu đỏ màu nâu với châm ngôn: Dấn thân.
2. Huấn luyện Huynh Trưởng
Khung cảnh huấn luyện Huynh Trưởng (HT) chính thức, tức HT cấp I, là cuộc hành trình “Về Đất Hứa” của dân Do Thái. Người có trách nhiệm dẫn đưa các em thiếu nhi thoát khỏi những tật xấu, thú vui thấp hèn của xã hội để đến cùng Chúa.
Lên đến HT cấp II và cấp III, người HT được huấn luyện chuyên ngành. Khung cảnh huấn luyện cấp II Ngành Ấu là cánh đồng Bêlem; cấp II Ngành Thiếu là cuộc hành trình lên Giêrusalem chịu thương khó của Chúa Giêsu; cấp II Nghành Nghĩa là biến cố Phaolô ngã ngựa ở Damas.
Khung cảnh huấn luyện HT cấp III Nghành Ấu là cuộc hành trình của Ba Vua Phương Đông tìm Chúa Hài Đông; cấp III ngành Thiếu là Cuộc Thương Khó, Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu; cấp III Ngành Nghĩa là các cuộc hành trình truyền giáo của Thánh Phaolô.
3. Trợ tá
Với kinh nghiệm dồi dào của đời sống gia đình cũng như cuộc sống xã hội, Người trợ tá không những mang vai trò hướng dẫn tinh thần, cố vấn góp ý, mà còn là chiếc cầu nối hữu hiệu giữa đoàn TNTT và phụ huynh cũng như cộng đồng xứ đạo.
Người Trợ tá nếu tham dự các khoá huấn luyện của phong trào, sẽ trở thành những huấn luyện viên đáng tin cậy và tạo nền móng vững chắc cho các sinh hoạt huấn luyện tại địa phương.
4. Tuyên uý
Vì là một đoàn thể Công giáo Tiến hành, Đoàn TNTT cần có linh mục Tuyên uý. Tuyên uý là người có nhiệm vụ hướng dẫn đòi sống đạo đức và cử hành nghi lễ phụng vụ cho các đoàn viên TNTT.
Người phụ trách: Phanxicô X. Trần Ngọc Lợi
Linh mục đồng hành: Giuse Phạm Đức Tuấn
Con Đức Mẹ
Nguồn gốc
Hội Con Đức Mẹ được chính Đức Mẹ ân cần thiết lập khi hiện ra với Thánh nữ Catherine Labouré, thuộc Tu đoàn Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn, năm 1830, tại nguyện đường ở số 140, Rue Du Bac, Paris Quận 7, Pháp.
Hội đã được Đức Giáo hoàng Pius IX ban hành sắc lệnh phê chuẩn ngày 20/06/1847. Ngày 19/07/1850, Bề trên Tổng quyền dòng Thừa Sai và Tu đoàn Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn được đặt làm Tổng Tuyên uý và Tuyên uý của Hội Con Đức Mẹ.
Tại Việt Nam, Hội Con Đức Mẹ được các Nữ Tử Bác Ái tại Gia Định (nay là số 10 Phan Đăng Lưu, Q. Bình Thạnh,TP.Hồ Chí Minh) thành lập ngày 07/09/1932 trong giáo phận Sài Gòn.
Trước năm 1975, Hội có mặt tại nhiều giáo xứ ở miền Nam, một số ở miền Bắc và miền Trung. Sau năm 1975, Hội tạm ngưng sinh hoạt. Khoảng 10 năm gần đây, Hội sinh hoạt trở lại và đang trong giai đoạn khôi phục và phát triển.
Bản chất
Hội mang tính chất chung của các phong trào Công giáo Tiến hành, hoạt động thuần tuý tôn giáo trên phạm vi quốc tế, quốc nội và được đặt nền tảng trên các giáo xứ thuộc các giáo phận.
Mục đích và tôn chỉ
Đức Maria muốn quy tụ những người trẻ để họ:
- Được giáo dục về nhân bản và Kitô giáo để trở thành người tốt và người Công giáo trưởng thành.
- Có khả năng truyền giáo: tham dự vào sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội bằng đời sống đạo đức, phục vụ và dạy giáo lý khi có thể.
Phương hướng hoạt động
- Sống thành nhóm: sống huynh đệ theo tinh thần Phúc Âm.
- Chiêm ngắm: biết nhìn vào cuộc sống: học biết nhìn mình và người khác dưới cái nhìn của Phúc Âm.
- Phục vụ: là con đường truyền giáo tốt nhất.
Tổ chức
Giới trẻ giáo dân là lực lương chủ lực của Hội.
Qua Mẹ Maria, mọi thành viên phải ra sức khám phá với vai trò tích cực của Mẹ và của bản thân đương sự, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, trong việc cộng tác trực tiếp vào mầu nhiệm cứu độ nơi Đức Kitô và Giáo Hội của Người.
Theo nội quy hiện nay, cha chính xứ là cha linh hướng của Giới trẻ Con Đức Mẹ tại giáo xứ.
Thực hành cụ thể
- Hội luôn đồng hành với giới trẻ, sống tình liên đới và sống Phúc Âm bằng cách hành động cùng với người khác hằng ngày.
- Hội tham gia hoạt động trực tiếp trong giáo xứ như: quét dọn nhà thờ, giúp lễ, ca đoàn, dạy giáo lý hay dấn thân trong các môi trường xã hội bằng cách chăm chỉ học tập các nhân đức của Mẹ Maria hầu thăng tiến bản thân, môi trường và xã hội… nhất là để thánh hoá giới trẻ và làm cho tuổi trẻ có ý nghĩa hơn.
- Tất cả đều quy về mục đích mở mang nước Chúa trong chính lòng người, góp phần xây dựng giáo xứ, cải thiện cuộc sống bằng mọi phương thức hiện có của thời đại…
Địa chỉ liên lạc tại Việt Nam
Đồi Mai Anh (Domaine de Marie)
1 Ngô Quyền, Đà Lạt.
Đt: 063 830913.
Linh mục đồng hành (tại TGP.TPHCM): Vinh Sơn Vũ Đức Liêm
Phụ trách:
Maria Nguyễn Thị Bổn
SƠ LƯỢC VỀ HỘI CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁO
Hội CBMCG Hòa Hưng được thành lâp năm 1958 do Cha PHAOLO NGUYỄN VĂN TRUYỀN.
Từ năm 1963-1984 Cha BÊNAĐÔ .làm Linh hướng CBM.
Sau biến cố năm 1975. Trong thời kì, mặc dù đời sống không kém phần khó khăn, nhưng các bà sẵn lòng giúp đỡ các thầy và các linh mục dòng Đồng Công đang ly tán đến nông trường Phạm văn Cội, Củ Chi, với sự giúp đỡ của các vị đại ân nhân như: bà Trần Ứng, bà Bối, bà Hai Nở, bà Ninh ………..
Đến tháng 3 năm 1984, Cha Bênadô vì lí do sức khỏe về nghỉ hưu tại nhà hưu dưỡng Phát Diệm, Xóm Mới.Cha Giuse Phạm Bá Lãm lên thay.
Đến năm 1990, Cha Giuse xây dựng lại ngôi thánh đường.
Năm 1995, Cha Giuse củng cố lại các đoàn thể trong đó có hội CBMCG, và bầu lại BCH mới, trưởng các nhiệm kì
- Năm 1 995 – 2 000 Bà Cécilia Nguyễn Thị Phi Điệp.
-Năm 2 000 – 2 006 Bà Têrêsa Phan Thị Kim Phượng.
Từ năm 2 006 đến nay BCH gồm
Trưởng: Têrêsa Hồ Thị Xuân Hương. Phó 1: Maria Đinh Thị Bích Vân
Phó 2: Maria Tô Kiều Trinh - Thư Kí: Maria Đặng Thúy Oanh
Thủ Quỹ: Maria Nguyễn Thị Viên.
Và 11 Toán trưởng đại diện cho từng giáo khu. Với 190 hội viên.
Dưới sự hướng dẫn của vị Chủ Chăn nhiệt tình và sự Bảo Trợ của Mẹ Maria, Thánh Nữ Mônica và Thánh Nữ Anê Lê Thị Thành, Hội như có nguồn sinh lực mới.
Ngoài việc chăm lo cho gia đình, trong giáo xứ và cùng với các bà mẹ trong hạt Phú Thọ. Chi Hội còn hoạt động đến các vùng sâu, vùng xa như giúp xây dựng nhà thờ Trà Ban, nhà thờ Khúc Tréo, nhà Dưỡng Lão GP Cần Thơ. Thăm hỏi, giúp đỡ đồng bào dân tộc tặng quần áo , tiền bạc, sách vở, bánh kẹo. Hằng năm, vào dịp Tết Trung Thu có trên 2500 bánh trung thu gửi tặng các em Thiếu Nhi dân tộc thuộc Gp Ban Mê Thuộc, Gp Phú Cường.
Cơn bão năm 2006, CBM còn đến thăm, chia sẻ với bà con và giúp Nhà thờ Giồng Tre, nhà thờ Rạch Gừa Gp Vĩnh Long ( Cha Sở gốc Hòa Hưng, bà cốlà Hội viên CBM) bị cơn bão tàn phá.
Từ năm 2002 đến nay, do kết nghĩa với làng Longk Jon nên hằng năm CBM đến thăm bà con với quà tặng theo nhu cầu cần thiết từng năm do Cha Tổng Đại Diện GP Kontum Giuse Nguyễn Thanh Liên đề nghị như : tu bổ nhà nguyện, tặng ảnh Chuộc Tội cho gia đình dân tộc, sách Tân Ước, đàn Organ, đàn Guita, xe đạp, xe gắn máy……Riêng trung thu hàng năm, các em cũng có trên dưới 3000 bánh.
Cơn bão năm 2009,CBM ra sức vận động CBM trong xứ, trong hạt, và cả giáo phận cùng chung tay, ít nhiều để giúp đỡ Kontum, đặc biệt giúp để làm lại cây cầu treo đã bị mưa lũ cuốn trôi trong cơn bão.
Hằng năm CBM có chuyến hành hương xa hoặc gần,và chung với CBM trong hạt thì kết hợp hành hương, nghỉ mát có khi thực hiện một chuyến bác ái nho nhỏ trong chuyến đi. Đồng hành trong các chuyến hành hương luôn có Cha Linh hướng và một Cha trong hạt, thường thì có Cha Anphongso Cha sở nhà thờ Bắc Hà.Ngoài giờ kinh nguyện còn có những giây phút sinh hoạt tập thể rất vui.
Hội CBM là một đoàn thể có nội quy rất thoáng và có nhiều ơn ích do ĐGH ban cho. Hội rất mong đón nhận các chị em trẻ gia nhập để hộpi ngày càng phát triển hơn.
HUYNH ÐOÀN GIÁO DÂN ÐA MINH
I. KHÁI NIỆM
Huynh đoàn Giáo dân Ða Minh (tên gọi mới cuả Dòng Ba Ða Minh) là một hiệp hội được xác định theo điều 303 của Giáo Luật như đã đề cập ở bài trên. Họ là những giáo dân khát khao nên thánh và làm việc tông đồ giữa trần thế, theo tinh thần và đoàn sủng của Dòng Ða Minh, được các tu sĩ của Dòng hoặc các vị linh hướng thay mặt Dòng hướng dẫn.
II. NGUỒN GỐC
Huynh đoàn Giáo dân Ða Minh có nguồn gốc xa xưa từ thế kỷ XIII. Lúc bấy giờ ở miền nam nước Pháp xuất hiện nhóm lạc giáo Cathares lôi cuốn nhiều người từ bỏ đức tin chân chính của mình. Trong khi lãnh sứ mạng hoán cải họ, Thánh Ða Minh nhận thấy nhu cầu bức thiết là cần có trong Giáo hội những người giảng thuyết để truyền bá và bảo vệ đức tin. Ngài đã xin Tòa Thánh cho thành lập Dòng Anh Em Thuyết Giáo (Ordo Fratrum Praedicatorum), gồm các tu sĩ linh mục chuyên giảng thuyết. Dần dà, các giáo dân cũng cảm thấy được thu hút do các công việc tông đồ và gương sáng của các ngài và muốn được tham gia hoặc cộng tác với họ theo bậc sống mình. Từ đó Dòng Ba được hình thành đáp ứng khát vọng của những anh chị em giáo dân muốn tham gia vào sứ vụ tông dồ của Dòng qua mối giây linh hướng và thích ứng linh đạo Ða Minh vào bậc sống mình.
III. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
Lúc đầu, mối dây liên hệ này chưa có tính cách pháp lý mà chỉ là do lòng mộ mến đạo đức của các giáo dân cư ngụ chung quanh tu viện. Nhưng từ năm 1285, khi cha Bề trên Tổng quyền Monio de Zamora soạn thảo và công bố bản luật "Dòng Ba Ða Minh hãm mình" qui định những điều luật cơ bản để đón nhận các giáo dân gia nhập Dòng, hoạt động của họ trở nên có tổ chức và ngày càng lan rộng hơn. Qua nhiều Tổng hội, luật đó được hoàn chỉnh và ngày nay trở thành "Luật Sống Huynh Ðoàn Giáo Dân Ða Minh" do Thánh Bộ Tu sĩ và Tu hội đời phê chuẩn ngày 15.01.1987.
Qua lời tuyên hứa tuân giữ Luật sống Huynh đoàn, người giáo dân Ða Minh trở thành phần tử thực thụ của Dòng Thuyết Giáo, được hiệp thông những ân huệ thiêng liêng của Dòng, được chia sẻ sứ vụ tông đồ, và nhất là tham dự vào đoàn sủng của Dòng ở bậc giáo dân. Ðặc tính thông thoáng của Luật sống Huynh đoàn là gây ý thức và mời gọi các phần tử chu toàn nghĩa vụ của mình không phải như tôi tớ mang ách lề luật, nhưng như con cái được sủng ái. Vì vậy, những điều lỗi kỷ luật tự nó không thành tội (Tuyên cáo chung của Luật Chung 1987).
IV. HUYNH ÐOÀN GIÁO DÂN ÐA MINH NGÀY NAY
Thánh Công đồng Vatican II đã làm rõ nét địa vị và phẩm giá của người giáo dân trong thành phần Dân Chúa. Qua bí tích rửa tội, người giáo dân được tháp nhập vào chức vụ của Chúa Kitô dược tham gia vào chức vụ Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế của Ngài. Bởi đó, ngưới giáo dân có bổn phận tham gia vào sứ vụ căn bản của Giáo Hội là loan báo Tin mừng. Chính đặc tính truyền giáo và loan báo Tin mừng này đang làm cho kế hoạch tông đồ của thánh Ða Minh khi lập Dòng trở thành sứ vụ tông đồ hiện tại và?mãi mãi về sau. Toàn thể gia đình Ða Minh trong đó có huynh đoàn giáo dân có nhiệ? vụ thực hiện sứ vụ đó giữa lòng thế giới hôm nay.
Chính nơi huynh đoàn Ða Minh mà người giáo dân sống thánh giữa đời và thánh hóa trần gian bằng chứng tá tập thể ngay tại địa phương nhất là môi trường giáo xứ.
Nhìn về quá khứ và lần theo chiều dài lịch sử, Huynh đoàn có bề dày truyền thống, có gia sản thiêng liêng và kinh nghiệm tông đồ thật phong phú. Huynh đoàn đã đóng góp cho Giáo hội nhiều vị thánh như Catharina Sienna, Louis M. Grignion de Montfort, Rosa Lima ... Trong thế kỷ XX cũng có các chân phước Bartolomeo Longo (1841-1926) và Phêrô Giorgio Frassati (1901-1925). Ngay tại Việt Nam trong số 117 các thánh tử đạo, cũng có sự góp mặt của 16 vị gồm 7 giáo dân, 6 thầy giảng và 3 linh mục triều tham gia Dòng ba Ða Minh. Ngoài ra còn có rất nhiều các cán bộ tông đồ truyền giáo.
Theo niên giám của tỉnh Dòng Ða Minh Việt Nam , Huynh đoàn Giáo dân Ða Minh đang phát triển mạnh mẽ trên ba miền đất nước. Tổng số hội viên hiện nay là 58.376 với 414 huynh đoàn trong 13 giáo phận Bắc Ninh, Bùi Chu, Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Hóa, Buôn Ma Thuột-Kontum, Ðà Lạt-Phan Thiết, Xuân Lộc, Tp Hồ Chí Minh, Phú Cường, Cần Thơ, Vĩnh Long, Long Xuyên.
Sở dĩ có sự tiến triển này là nhờ sự quan tâm đặc biệt của các Ðấng Bản quyền nhất là sự gầy dựng và nuôi dưỡng của các cha xứ linh hướng. Do được trang bị tinh thần tông đồ hăng say, các đoàn viên đã hoặc đang tình nguyện tham gia vào các lãnh vực sinh hoạt của giáo xứ như ban Hành Giáo, Ban Ðiều hành các giới, Ca đoàn, Giáo lý viên, hội Chăm sóc bệnh nhân.. và tích cực hoạt động trong các công tác truyền giáo, bác ái-xã hội.
Vì thế, nếu được hướng dẫn và huấn luyện đúng mức, các anh chị em giáo dân Ða Minh sẽ góp phần đáng kể làm nên sự thánh thiện cũng như thực thi sứ vụ tông đồ truyền giáo của Giáo Hội nói chung và ngay tại mỗi địa phương nói riêng
THIẾU NHI THÁNH THỂ HOÀ HƯNG
A. BỔN MẠNG :
Lễ Chúa Kitô Vua (Xứ Đoàn Kitô Vua).
• Mục đích : Đào luyện thanh thiếu niên về 2 phương diện: tự nhiên và siêu nhiên để họ trở thành người Kitô hữu thánh thiện và là một công dân tốt, góp phần xây dựng quê hương.
• Tôn chỉ : Sống lời Chúa và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể trong cầu nguyện, chịu lễ, hy sinh, làm việc tông đồ ; tôn sùng Đức Mẹ, vâng phục Đức Giáo Hoàng, giáo huấn của Giáo Hội và thủ lãnh phong trào.
B. NGUỒN GỐC :
Tiền thân TNTT Hòa Hưng là phong trào Hùng Tâm Dũng Chí. Sau biến cố lịch sử 1975 đổi lại là lớp Giáo lý. Cho đến ngày 06-12-1992 Cha Gioan Maria Vianey Chu Minh Tân sau khi nhận nhiệm vụ là Cha Linh Hướng cho lớp Giáo lý, với ý muốn các em được hoàn thiện hơn về 2 mặt siêu nhiên và tự nhiên, trở thành người Kitô hữu thánh thiện và là một công dân tốt góp sức xây dựng xã hội, đã đoàn ngũ hoá lớp Giáo lý thành phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể.
C. THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN :
Ngày 06-12-1992 : Cha nhận lớp Giáo lý
- Huynh trưởng cộng tác : gần 20 anh chị.
- Đoàn sinh : khoảng trên 300 em, chia ra từ khai tâm cho đến Bao Đồng.
- Cha huấn luyện cho các em Bao Đồng năm 92 – 94. Một số Huynh Trường hiện nay.
Năm 94 – 95 : (chưa đồng phục)
- Huynh trưởng cộng tác : 34 anh chị.
- Ấu nhi : 14
- Thiếu nhi : 18
- Nghĩa sĩ : 02
- Trong 34 anh chị có một số anh chị bên Junior trợ giúp.
- Đoàn sinh : gần 500 em chia thành 3 Đoàn: Ấu nhi, Thiếu nhi và Nghĩa sĩ.
- Thành lập Ca đoàn riêng của TNTT hát trong thánh lễ thiếu nhi, ngay 08-10 ra mắt buổi đầu tiên.
Năm 95 – 96 : (Đồng phục, chưa mang khăn).
- Huynh trưởng cộng tác : 40 anh chị.
- Ấu nhi : 20
- Thiêu nhi : 16
- Nghĩa sĩ : 04
- Đoàn sinh : 587 em chia thành 3 Đoàn: Ấu nhi, Thiếu nhi và Nghĩa sĩ.
Năm 96 – 97 : (Đồng phục, khăn quàng, cờ Xứ Đoàn).
- Huynh trường cộng tác : 44 anh chị.
- Thành lập Đoàn Chiên Con.
- Chiên con : 05
- Ấu nhi : 17
- Thiếu nhi : 16
- Nghĩa sĩ : 06
- Đoàn sinh : 693 em chia thành 4 Đoàn: Chiên con, Ấu nhi, Thiếu nhi và Nghĩa sĩ.
Năm 97 - 08:
- Huynh trưởng cộng tác : 55 anh chị
- Chiên con : 10
- Ấu nhi : 19
- Thiêu nhi : 14
- Nghĩa sĩ : 12
- Đoàn sinh : 757 em chia thành 4 Đoàn: Chiên con, Ấu nhi, Thiếu nhi và Nghĩa sĩ.
Năm 08 - 09:
- Huynh Trưởng cộng tác : 73 anh chị. Có 818 em Thiếu Nhi
- Chiên Con : 16 133
- Ấu nhi : 23 236
- Thiếu Nhi : 17 248
- Nghĩa Sĩ : 13 138
- Tông Đồ : 04 63
- Quý Soeurs Trợ Úy : 06
Năm 09 - 10:
- Huynh Trưởng cộng tác : 91 anh chị. Có 872 em Thiếu Nhi
- Chiên Con : 20 150
- Ấu nhi : 28 258
- Thiếu Nhi : 20 214
- Nghĩa Sĩ : 16 163
- Tông Đồ : 07 87
- Quý Soeurs Trợ úy : 06
- Quý Thầy Trợ úy : 02
D. SINH HOẠT CHUNG :
Cho các em:
- Hướng dẫn các em chuẩn bị nhận Bí tích Thêm Sức, Rước lễ lần đầu và Bao Đồng, huấn luyện Huynh Trưởng.
- Tổ chức trại hè cho các em vui chơi trong dịp hè.
- Tổ chức văn nghệ hoặc vui chơi trong những lễ bổn mạng, cũng như phát thưởng tổng kết năm vào ngày Quốc tế Thiếu nhi.
- Đối với các em lớn có tĩnh tâm hàng tháng.
- Phát quà cho các em thiếu nhi nghèo, ngoan giỏi vào dịp Tết hoặc Giáng sinh.
Cho các Trưởng:
- Các anh chị họp thứ năm và Chúa nhật để học Kinh Thánh, Chuyên môn, Phong trào, Nhân bản, Tu đức … và triển khai các chương trình.
- Tổ chức trại huấn luyện cho các anh chị vào dịp hè để nâng cao trình độ.
- Thăm viếng Phụ huynh già yếu, bệnh của các trưởng vào dịp Lễ Bổn mạng và Tết.
- Tĩnh tâm các trưởng vào Thứ năm cuối tháng.
E. GIỜ SINH HOẠT
Chúa nhật:
07g25 07g50 : Tập họp, ổn định, tập hát
07g50 09g00 : Thánh Lễ
09g00 10g00 : Học Gio lý
10g00 11g30 : Họp Huynh Trưởng theo Phân Đoàn
- Chúa nhật đầu tháng : Triển khai chương trình họp Ban Quản Trị trong thng
- Cha nhật tuần 2 v 3 : Cng với Quý Soeurs Trợ y sửa bi soạn để lên lớp trong tháng.
- Chúa nhật thứ 4 : Họp phổ biến chương trình họp Ban Quản Trị sắp tới để lấy ý kiến đóng góp cho buổi họp.
Thứ năm:
17g25 18g00 : Tập họp, ổn định, sinh hoạt, tập hát.
18g00 18g50 : Thánh Lễ
18g50 19g45 : Học nhân bản, chuyên môn, kỹ năng, …
20g00 20g45 : Giờ Huynh Trưởng
- Thứ nắm đầu tháng: Sinh hoạt VỊNG TRỊN – CHUYN MƠN – VẬN ĐỘNG
- Thứ năm tuần 2 và 3 : Học Kinh Thánh, Tu đức, Nhân bản, Phong trào, Chuyên môn, ...
- Thứ năm tuần 4 : Tĩnh tâm Huynh trưởng (30phút)
Lịch sinh hoạt đặc biệt:
Thứ năm đầu tháng : Liền sau giờ Lễ Thiếu nhi có giờ Chầu Thánh Thể
Thứ bảy đầu tháng : Có Bí tích Giao hịa cho cc em Thiếu nhi SNG 07g30 / CHIỀU 14g30
Thứ ba cuối tháng : Vào lúc 19g15 có buổi họp Ban Quản Trị
F. BỔN MẠNG CÁC PHÂN ĐOÀN
• Chiên Con : Lễ Các Thánh Anh Hài
• Ấu Nhi : Lễ Mân Côi
• Thiếu Nhi : Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
• Nghĩa Sĩ : Lễ Thánh Phêrô & Phaolô
• Huynh Trưởng : Lễ Chúa Chiên Lành
• Ca Đoàn : Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
DANH SÁCH THÀNH VIÊN CARITAS GIÁO XỨ HÒA HƯNG
1
Trưởng
Chị Maria Đặng Thị Thúy Oanh
0902328754 – 39702268
2
Phó
Anh Giuse Vũ Viết Sự
0913808625
3
Thư ký+Thủ quỹ
Chị Emmanuelle Nguyễn Quỳnh Mai
0919608271 – 386576363
4
Anh Matthêu Dương Viết Hòa
0918340695
5
Anh Giuse Đặng Văn Chiến
0983625320
6
Anh Vinh Sơn Nguyễn Chiến Thắng
0908146148
7
Anh Giuse Đào Văn Khoa
0991291054
8
Anh Giuse Nguyễn Ngọc Lân
0908248069
9
Chị Anna Võ Thị Bảy
0987146136
10
Chị Anna Phạm Thị Tuyết
0937144736
11
Chị Hélène Trần Thị Ngọc Lan
0979601962
12
Chị Maria Võ Hồng Mai
0938092187