Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Cây thông cao nhất Việt Nam

Sau nhiều ngày chuẩn bị, khu vui chơi mới của teen Hà thành - Royal City đã hoàn thành cây thông Noel cao 32,5 mét, trở thành cây thông Noel lớn nhất Việt Nam. Cây thông khổng lồ này nặng 5 tấn và được trang trí bằng hơn 100.000 bóng đèn led, rất nhiều món đồ trang trí lung linh, đẹp mắt, khiến nhiều người phải choáng ngợp nhưng cũng không kém phần thích thú.

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Hòa Hưng Vọng Chúa Giáng Sinh

Cộng đoàn GX. Hòa Hưng tĩnh tâm mùa vọng 2013
Chuẩn bị tâm hồn để đón mừng Chúa đến, giáo dân giáo xứ Hòa Hưng đã được cha chính xứ: Giuse Phạm bá Lãm , tổ chức 2 ngày tĩnh tâm do linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Minh Thiệu giảng phòng với đề tài: "THẮP SÁNG TÌNH YÊU GIA ĐÌNH"

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Năm Phúc Âm Hoá gia đình và Kinh cầu gia đình.



Tháng 01/2014

Gia đình cầu nguyện

Ý cầu nguyện: Xin cho các thành viên trong gia đình ơn đạo đức, siêng năng cầu nguyện và lắng nghe Lời Chúa.
Bài ca ý lực: Đâu có tình yêu thương.

1. Đền thờ tại gia của Hội Thánh

- Đức Kitô đã muốn được sinh ra và lớn lên trong gia đình thánh của thánh Giuse và Mẹ Maria. Hội Thánh không là gì khác hơn là “gia đình của Thiên Chúa”. Nhưng gia đình kitô hữu bày tỏ và thể hiện một cách đặc biệt sự hiệp thông trong Hội Thánh, vì thế cũng được gọi là một “Hội Thánh tại gia”[1], trong đó người cha, người mẹ, con cái, mọi phần tử trong gia đình, thực thi chức tư tế do phép Rửa.
- Được bén rễ và dưỡng nuôi từ bí tích Hôn phối, gia đình kitô hữu không ngừng được tác sinh nhờ Chúa Giêsu trong Thánh Thần của Người, được Người mời gọi và lôi cuốn vào cuộc đối thoại với Thiên Chúa qua đời sống bí tích, qua hiến lễ đời mình và cầu nguyện. “Đó là chức vụ tư tế mà gia đình có thể và phải chu toàn trong sự hiệp thông mật thiết với toàn thể Hội Thánh, qua những thực tại hàng ngày của đời hôn nhân và gia đình; bằng cách ấy, gia đình kitô hữu được mời gọi tự thánh hóa và thánh hóa cộng đoàn Hội Thánh và thế giới”.[2]

2. Kinh nguyện gia đình

- Chức tư tế bởi phép Rửa mà các tín hữu sống trong hôn nhân-bí tích là nền tảng của một ơn gọi và một sứ mạng tư tế, nhờ đó cuộc sống hàng ngày của đôi vợ chồng và gia đình được biến thành “hi lễ thiêng liêng đẹp lòng Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô” (1Pr 2,5). Điều đó phát xuất không những do việc cử hành Thánh Thể và các bí tích khác, cũng như do việc tự hiến mình cho vinh quang Thiên Chúa, mà còn do đời sống cầu nguyện, do việc đối thoại nguyện cầu với Chúa Cha nhờ Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần.
- Kinh nguyện gia đình có những đặc tính riêng. Đó là kinh nguyện chung của cả nhà: vợ chồng cùng cầu nguyện với nhau, cha mẹ và con cái cùng cầu nguyện với nhau. Hiệp thông trong kinh nguyện vừa là hoa quả vừa là đòi hỏi của sự hiệp thông do bí tích Rửa tội và Hôn phối. Chúa Giêsu đã hứa: “Ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ” (Mt 18, 20).
- Kinh nguyện gia đình có nội dung độc đáo là chính cuộc sống gia đình. Qua những cảnh huống khác nhau, cuộc sống gia đình được xem như là một ơn gọi từ Thiên Chúa và được thực hiện như là lời đáp trả hiếu thảo cho tiếng gọi ấy. Những niềm vui và nỗi cực nhọc, những hi vọng và sầu buồn, những ngày sinh nhật và kỉ niệm hôn phối của cha mẹ, những lần đi xa và ngày trở về đoàn tụ, những chọn lựa quan trọng và quyết liệt, lúc một người thân yêu qua đời, ... đều ghi dấu sự hiện diện quan phòng của tình yêu Thiên Chúa trong lịch sử gia đình. Những biến cố ấy là thời điểm thuận lợi để gia đình biết tạ ơn, hay khấn nguyện, phó thác trong tin cậy vào Cha chung trên trời.[3]


3. Kinh nguyện phụng vụ và kinh nguyện riêng

- Gia đình Kitô hữu là nơi đầu tiên để dạy cầu nguyện. Được xây dựng trên nền tảng bí tích Hôn phối, gia đình là “Hội Thánh tại gia” dạy cho các con cái Chúa học cầu nguyện “với tính cách là Hội Thánh” và kiên trì trong viêc cầu nguyện.[4]
- Trong Hội Thánh tại gia mục đích quan trọng của kinh nguyện là bước khai tâm cho con cái đi vào kinh nguyện phụng vụ của toàn thể Hội Thánh. Gia đình cần phải dần dần đưa mọi thành viên tham dự vào bí tích Thánh Thể, nhất là ngày Chúa nhật và các ngày lễ trọng, cũng như tham dự vào các bí tích khác. Kinh nguyện của Hội Thánh được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và việc cử hành phụng vụ. “Hội Thánh tại gia”, ngoài kinh nguyện sáng tối, cũng được tha thiết khuyên nên đọc và suy niệm Lời Chúa, chuẩn bị cho các bí tích, tôn sùng và tận hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu, sùng kính Đức trinh Nữ Maria với những hình thức khác nhau, cầu nguyện khi ăn cơm và thực hành các việc đạo đức bình dân.[5]
- Kinh nguyện Kitô giáo ưu tiên chăm chú vào việc suy niệm “các mầu nhiệm của Đức Kitô”, như trong lectio divina (đọc và suy gẫm Lời Chúa) và kinh Mân Côi. Đức Giáo hoàng Phaolô VI khuyên nhủ: “hãy lần chuỗi trong gia đình... Chắc chắn tràng chuỗi kính Đức Trinh Nữ Maria phải được coi như một trong những ‘kinh nguyện chung’ tuyệt hảo và hữu hiệu nhất mà Hội Thánh mời gọi mọi người trong gia đình Kitô hữu đọc với nhau”[6].
- Việc cầu nguyện còn phải tiến xa hơn nữa: nhằm hiểu biết tình yêu của Chúa Giêsu, nhằm kết hợp với Người. Muốn thế, gia đình cũng cần tập hướng tới hình thức cầu nguyện chiêm niệm : lắng nghe Lời Chúa trong thinh lặng để tham dự vào tiếng “Amen” của Người Con đã hạ mình làm Tôi tớ và tiếng “Fiat” của người nữ tì khiêm tốn của Chúa.[7]

4. Kinh nguyện và đời sống

- Cầu nguyện không phải là biểu hiện của sự chạy trốn trách nhiệm thường ngày, trái lại đó chính là sức đẩy mãnh liệt đưa gia đình đến chỗ đảm nhận và chu toàn toàn bộ trách nhiệm làm tế bào đầu tiên và căn bản của xã hội nhân loại. Kết hợp với cây nho sai trái là Chúa Kitô, nhất là trong cầu nguyện trung thành và sâu sắc như thế, gia đình tham dự cách hữu hiệu vào đời sống và sứ mạng của Hội Thánh trong thế giới, góp phần vào sự biến đổi thế giới[8].
- Lời của Đức Giáo hoàng Gioan-Phaolô II: “Cuối cùng, các cặp vợ chồng kitô hữu thân mến, nếu các con ước muốn trở thành ‘Tin mừng cho thiên niên kỉ thứ ba’, thì đừng quên rằng cầu nguyện trong gia đình là con đường vững chắc để luôn hiệp nhất trong một lối sống hòa hợp với thánh ý Thiên Chúa. Giờ đây, khi ban phép lành Tòa thánh cho tất cả các con, Cha để lại cho các con một nhiệm vụ cuối cùng: nhờ ơn Thiên Chúa giúp, các con hãy đặt Tin mừng làm nguyên lí hướng dẫn gia đình mình, và hãy làm cho gia đình các con trở thành một trang Tin mừng được viết ra cho thời đại chúng ta !” (Đại hôi Gia Đình Thế Giới Manila 2003).

Câu hỏi chia sẻ và thảo luận

  1. Gia đình tôi có đọc kinh chung hoặc một hình thức cầu nguyện chung nào đó hàng ngày, hoặc hàng tuần không?
  2. Cách thức gia đình tôi sống và diễn tả niềm tin trong các sinh hoạt hàng ngày như: tại bàn thờ, giờ cơm, kinh nguyện sáng tối, cách sống ngày Chúa Nhật và các ngày lễ có làm cho các thành viên trong gia đình được gần gũi với Chúa và với nhau không? Tại sao? Có điều gì cần thay đổi.
  3. Gia đình tôi có thỉnh thoảng hay thường xuyên tham dự phụng vụ hay cầu nguyện chung với cộng đoàn trong giáo khu, giáo xứ ?


[1] X. LG 11; FS 21; GLHTCG 2204..
[2] FC 55.
[3] FC 59.
[4] X. GLHTCG 2685.
[5] X. FC 61.
[6] Tông huấn Marialis Cultus, 52.54.
[7] X. GLHTCG 2716; 2717.
[8] X. FC 62.

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

THÁNH SIMON VÀ THÁNH GIUĐA TAĐĐÊÔ

28-10: THÁNH SIMON VÀ THÁNH GIUĐA TAĐĐÊÔ

(THÁNH TAĐĐÊÔ CỨU GIÚP TỨC KHẮC VÀ TỎ TƯỜNG!)
Theo ý kiến các Thánh Giáo Phụ và Thánh Sử thì Thánh Giuđa Tađđêô Tông Đồ thuộc hoàng tộc Đavít. Thật vậy, thân phụ Thánh Tađđêô - ông Clêôpha - là bào huynh của Thánh Cả GIUSE. Thân mẫu Thánh Giuđa Tađđêô - bà Maria Clêôpha - là chị em họ với Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA.
Thánh Giuđa Tađđêô là một trong 12 Tông Đồ và theo Thánh sử Marcô, ngài chiếm hàng thứ 10, còn theo Thánh sử Luca, ngài xếp hàng thứ 11.
Lãnh vực hoạt động tông đồ của Thánh Tađđêô thật mênh mông. Trước tiên, ngài rao giảng Tin Mừng tại Giuđêa, rồi đến Mesopotamia và sau cùng tại Ba-Tư. Đi đến đâu, Thánh Tađđêô đều phổ biến chân lý Ngôi Lời nhập thể và làm nhiều phép lạ nhân danh Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Rất đông môn đệ theo ngài và con số Kitô-hữu mỗi ngày một gia tăng. Ngài chỉ định các phó tế, Linh Mục, Giám Mục và thành lập các giáo đoàn địa phương tại tất cả nơi nào ngài truyền đạo.

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Thông báo về việc đọc tên thánh Giuse


Đức Hồng Y và Đức Cha TGM Phó

Đức Hồng Y và Đức Cha TGM Phó

Sứ điệp của Đức giáo hoàng Phanxicô nhân Ngày Thế giới Truyền giáo 2013

Anh chị em thân mến,
Năm nay, chúng ta cử hành Ngày Thế giới Truyền giáo khi Năm Đức Tin gần đến hồi kết thúc, đó là một cơ hội quan trọng để tăng cường tình bằng hữu với Chúa và hành trình của chúng ta với tư cách là một Giáo hội can đảm rao giảng Tin mừng. Trong bối cảnh này, tôi muốn gợi ý một vài suy niệm.
1. Đức tin là quà tặng quý giá của Thiên Chúa, giúp mở mang tâm trí chúng ta hiểu biết và yêu mến Người. Thiên Chúa muốn tham dự vào mối tương quan với chúng ta và cho phép chúng ta dự phần vào sự sống của Người để làm cho cuộc sống của chúng ta tốt, đẹp và ý nghĩa hơn. Thiên Chúa yêu thương chúng ta! Tuy nhiên, đức tin cần phải được đón nhận, nó cần sự đáp trả cá nhân của chúng ta, cần lòng can đảm để phó thác chính mình cho Thiên Chúa, để sống tình yêu của Người và tâm tình biết ơn đối với lòng thương xót vô biên của Người. Đức tin là một món quà, không dành riêng cho một vài người nhưng được ban tặng một cách quảng đại. Tất cả mọi người đều có thể trải nghiệm niềm vui được Thiên Chúa yêu thương, niềm vui của ơn cứu rỗi! Nó là một món quà mà người ta không thể giữ riêng cho mình, nhưng để được chia sẻ. Nếu chúng ta muốn giữ nó cho riêng mình, chúng ta sẽ trở thành những Kitô hữu cô lập, son sẻ và bệnh hoạn.

Bản tóm tắt Sứ điệp Truyền Giáo 2013

Bản tóm tắt Sứ điệp Truyền Giáo 2013

(Gp. Bà Rịa)

Ngày thế giới truyền giáo năm nay trùng vào Năm Đức Tin, Hội Thánh có cơ hội gia tăng đời sống thân mật với Chúa hơn và can đảm hơn trong sứ vụ loan loan báo Tin Mừng. Sau đây là một số suy tư của Đức Giáo Hoàng gửi cho các tín hữu :
1. Đức tin trước hết là hồng ân của Thiên Chúa ban để con người có thể nhận biết và yêu mến Người, nhất là cho họ được tham dự vào sự sống thần linh của Ba Ngôi. Để đáp trả hồng ân đức tin này, người tín hữu không ngừng phó thác bản thân đời mình một cách tự do cho Thiên Chúa và tin tưởng vào lòng thương xót vô biên của Người. Tuy nhiên, hồng ân đức tin này không dành riêng cho một số người, mà còn được trao ban cho hết mọi người. Đức Bênêđictô XVI khẳng định rằng: việc “mở rộng truyền giáo là dấu chỉ cho thấy sự trưởng thành của một cộng đoàn Hội Thánh”. Thật vậy, một cộng đoàn “trưởng thành” là một cộng đoàn tuyên xưng, cử hành, sống bác ái và không ngừng rao giảng Lời Chúa, nhất là cho những người chưa một lần gặp gỡ Đức Kitô. Khả năng quảng bá, thông truyền đức tin cho người khác và sống đức ái, là thước đo sự tăng trưởng lòng tin của cá nhân cũng như của cộng đoàn.

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013


NGÀY CẦU NGUYỆN CHO CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO CỦA GIÁO HỘI

16/10/2013

Chủ đề: Hãy Đi Và Làm Cho Muôn Dân Trở Thành Môn Đệ

 18:30 Đón tiếp (Lưu xá hoặc sân nhà thờ)
 18:45 Giới thiệu Lưu xá- tuyên bố lý do buổi họp mặt cầu nguyện.
 19:00 Giờ thánh cầu nguyện cho việc loan báo Tin Mừng và canh tân lại lời tuyên xưng đức tin
Chầu thánh thể
 19:45 Kết thúc - Giao lưu tự do – ra về

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Biên bản Đại Hội lần thứ XII Hội đồng Giám mục Việt Nam


Biên bản Đại Hội lần thứ XII Hội đồng Giám mục Việt Nam (07 – 11/10/2013)
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

Đại Hội Lần Thứ XII

1. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã họp Đại hội lần thứ XII từ chiều thứ hai ngày 07/10/2013 đến trưa thứ sáu ngày 11/10/2013, tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Về tham dự Đại hội có sự hiện diện đông đủ các vị chủ chăn của 26 giáo phận: Đức Hồng Y, các Đức Tổng giám mục, các giám mục và linh mục giám quản giáo phận Vĩnh Long.
3. Hội Đồng Giám Mục vui mừng chào đón Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, đại diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam; đồng thời chúc mừng Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, giám mục giáo phận Mỹ Tho, vừa được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Tổng giám mục Phó Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh; chúc mừng Đức tân giám mục chính tòa giáo phận Bùi Chu; vui mừng và chào đón các thành viên mới của Hội Đồng Giám Mục ViệtNam, đó là Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, tân giám mục phụ tá giáo phận Vinh, Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long, tân giám mục phụ tá giáo phận Hưng Hóa.

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM: THƯ CHUNG GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA



HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

THƯ CHUNG GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA

*

HỘI THÁNH CÔNG GIÁO TẠI VIỆT NAM

VÀ CÔNG CUỘC TÂN PHÚC-ÂM-HÓA

   Anh chị em thân mến,
   “Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần, ở cùng tất cả anh chị em” (x. 2Cr 13,13). Chúng tôi, các giám mục từ 26 giáo phận Việt Nam, quy tụ tại Trung Tâm Mục Vụ Sài Gòn để tham dự Đại hội lần thứ XII của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, xin cảm ơn anh chị em đã cầu nguyện nhiều cho chúng tôi để Đại hội diễn ra cách tốt đẹp và bình an. Nay Đại hội đã kết thúc, qua Thư Chung này, chúng tôi muốn chia sẻ với anh chị em những công việc đã làm trong Đại hội, cách riêng về sứ vụ Tân Phúc-Âm-hoá.

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

THÔNG BÁO CỦA TOẢ TỔNG GIÁM MỤC SÀIGÒN



TOAØ TOÅNG GIAÙM MUÏC

180 Nguyeãn Ñình Chieåu - Quaän 3
THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH
( (84.8) 3930 3828
Fax (84.8) 3930 0598
E.mail : tgmsaigon@vnn.vn


 
                          
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 4.10.2013
Kính Cha,
Có 5 điểm con xin trình Cha :
1. Về thánh lễ sáng thứ Bảy 19.10.2013
* 8g30 sáng thứ Bảy tại nhà thờ Chánh Toà, Toà Tổng Giám Mục sẽ tổ chức :
- Thánh lễ bế mạc Năm Đức Tin
- Mừng Đức Hồng Y Gioan Baotixita nhân dịp ngài kỷ niệm 10 năm Hồng Y (21&22.10.2003 - 21&22.10.2013)
- Đức Hồng Y Gioan Baotixita giới thiệu Đức Tân Tổng Giám Mục phó Phaolô với cộng đoàn Dân Chúa
* Toà Tổng Giám Mục mời tất cả quý cha đến đồng tế với Đức Hồng Y Gioan Baotixita, Đức Tổng Giám Mục Phó Phaolô và Đức Cha Phụ tá Phêrô. Sau Thánh lễ, mời quý cha đến Đại chủng viện Thánh Giuse để dùng bữa cơm thân mật với Đức Hồng Y, Đức Tân Tổng Giám mục Phó và Đức Cha Phụ tá. Toà Tổng Giám mục sẽ gởi thiệp mời đến quý cha sau.
* Vì số chỗ ngồi trong nhà thờ có hạn, do đó Văn phòng Toà Giám Mục sẽ gởi thiệp mời đến đại diện các giáo xứ, dòng tu và đoàn thể.   

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Tổng Giáo phận TPHCM: Chào thăm Đức Tân Tổng giám mục phó Phaolô Bùi Văn Đọc

WGPSG -- Tòa Tổng Giám mục Tổng Giáo phận TP.HCM (TGP) đã cử một phái đoàn đến thăm Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc tại Mỹ Tho vào chiều thứ Tư 2-10-2013 để bày tỏ niềm hân hoan và sự kính trọng của gia đình giáo phận đối với Đức Tân Tổng giám mục phó của mình.
Phái đoàn gồm Cha Tổng đại diện TGP Gioan B. Huỳnh Công Minh, Cha Đại diện linh mục đoàn TGP Giuse Vũ Minh Nghiệp, Cha Đại diện tu sĩ TGP Tôma Vũ Quang Trung, SJ., Cha Đại diện giáo dân TGP Gioan B. Võ Văn Ánh, Cha Chánh văn phòng TGM Ignatio Hồ Văn Xuân, Cha Chưởng ấn TGP Giuse Đỗ Đình Ánh, Cha Giám đốc ĐCV Sài Gòn Gioakim Trần Văn Hương, Cha Giám đốc Trung tâm mục vụ TGP Phêrô Nguyễn Văn Hiền, Cha Trưởng ban MV Truyền Thông TGP Giuse Vũ Hữu Hiền, Nữ tu Elizabeth Lê Thị Thành, SPC. và Nữ tu Maria Phạm Thị Hiền, MTG Chợ Quán.

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc : tân Tổng Giám Mục Phó Sàigòn

Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc : tân Tổng Giám Mục Phó Sàigòn

Khẩu Hiệu : “Chúa Là Nguồn Vui Của Con”

Ngày 28.09.2013 Phòng Báo Chí Toà Thánh vừa loan tin Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Giám mục Giáo Phận Mỹ Tho làm Tổng Giám Mục Phó Tổng Giáo Phận Sàigòn, kiêm Giám Quản Giáo Phận Mỹ Tho.
- Đức tân Tổng Giám Mục Phaolô Bùi Văn Đọc sinh ngày 11.11.1944 tại Đà Lạt.
- Năm 1956 : vào TCV Sàigòn. Năm 1964 du học ở Rôma, tại Đại học Truyền giáo Urbaniana.
- Năm 1970 : trở về Việt Nam và được thụ phong Linh mục ngày 17.12.1970, tại Đà Lạt. Từ đó
ngài làm giáo sư Tiểu Chủng Viện Simon-Hoà, Đại Chủng Viện Minh Hoà và Đại Học Đà Lạt.
- Năm 1975 : được bổ nhiệm Giám đốc Đại Chủng Viện Minh Hoà, giáo sư Thần học tín lý tại Giáo Hoàng Học Viện Piô X, và các Đại Chủng Viện: Sàigòn, Huế và Hà Nội. Từ năm 1995, kiêm them nhiệm vụ Tổng Đại Diện Giáo phận Đà Lạt.
- Năm 1998 : tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu với tư cách chuyên viên của các Giám mục Việt Nam.
- Ngày 26.03.1999 : được bổ nhiệm làm Giám mục Chánh toà Giáo phận Mỹ Tho. Chọn khẩu hiệu: “Chúa là nguồn vui của con.”
- Lễ tấn phong được cử hành ngày 20.05.1999, tại nhà thờ Chánh Toà Đà Lạt và nhận giáo phận Mỹ Tho ngày 27.05.1999.
- Ngày 28.09.2013 : được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Phó Tổng Giáo Phận Sài Gòn.

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Cộng đoàn giáo xứ Thăng Long hành hương Năm Thánh tại nhà thờ Hoà Hưng

Linh mục hạt trưởng hạt Phú Thọ đồng tế thánh lễ hành hương Năm Đức Tin cùng với linh mục chính xứ Thăng Long
Cộng đoàn giáo xứ Thăng Long
Chủ tịch HĐMVGX Thăng Long dâng lời nguyện

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

THÁNH MAT-THÊU, TÔNG ĐỒ


THÁNH MAT-THÊU, TÔNG ĐỒ

(Tác giả sách Tin Mừng – Lễ kính: 21/9)

Thủa ấy, những người thu thuế bị dân Do-thái coi là những kẻ tội lỗi. Có một người thu thuế trong thành Ca-phac-na-um tên là Mat-thêu (cũng gọi là Lê-vi, con của ông An-phê) đang ngồi trong bàn thu thuế, thì Đức Giê-su đi ngang qua, Người bảo ông: “Hãy theo tôi!”, ông lập tức bỏ tất cả mà đi theo Người. Đồng thời, để bày tỏ sự vui mừng cùng với lòng biết ơn, “Ông làm tiệc lớn đãi Người tại nhà ông. Có đông đảo người thu thuế và những người khác cùng ăn với các ngài.” (Lc 5, 29). Sự kiện này khiến đám kinh sư Pha-ri-sêu khó chịu, họ nói với các môn đệ Người rằng: "Sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế, và quân tội lỗi như vậy?" Nghe thấy thế, Đức Giê-su nói: "Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này: "Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi." (Mt 9, 11-13). Như thế, Đức Giê-su kêu gọi ông Lê-vi cũng như trước đó Người kêu gọi 4 môn đệ đầu tiên (ông Si-mon và người anh là An-rê, ông Gia-cô-bê và người em là Gio-an) chính là để minh họa cho Lời dạy nêu trên vậy.
Từ đó, Thánh Mat-thêu đã trở thành một trong 12 môn đệ nền móng của Giáo Hội tiên khởi. Sau khi Đức Giê-su về trời, Thánh Mat-thêu đã cùng với các anh em Tông Đồ ở lại cùng Đức Mẹ. Rồi nhờ hồng ân Thánh Thần ban sự hiểu biết và lòng can đảm, Thánh nhân đã mạnh dạn đến với dân chúng để rao giảng và làm chứng về Đức Ki-tô Phục Sinh. Trước khi rời Giu-đê-a Pa-let-tin, Thánh Mat-thêu đã soạn thảo Phúc Âm đầu tiên bằng tiếng Do-thái vào khoảng năm 80. Ngài là một trong 4 tác giả của 4 sách Tin Mừng, mà Hiến chế “Tín lý về Mạc Khải của Thiên Chúa – Dei Verbum” đã khẳng định: “Trong mọi thời và khắp nơi, Giáo Hội đã và đang quả quyết rằng bốn sách Phúc Âm bắt nguồn từ các Tông Ðồ. Thực vậy, những gì các Tông Ðồ rao giảng theo lệnh Chúa Ki-tô, sau này nhờ Chúa Thánh Thần soi sáng, chính các ngài và những người sống bên các ngài viết lại và lưu truyền cho chúng ta như nền tảng đức tin: đó là Phúc Âm trình bày dưới bốn hình thức: theo Thánh Mat-thêu, Thánh Mac-cô, Thánh Lu-ca và Thánh Gio-an.” (MK, số 18).
Sách Tin Mừng theo Thánh Mat-thêu phản ánh nếp sống và các vấn đề bận tâm của một Giáo đoàn Ki-tô hữu gốc Do-thái. Sách được biên soạn đúng vào thời điểm Giê-ru-sa-lem bị đánh chiếm. Người Do-thái nhìn thấy nơi biến cố này nguyên nhân chủ yếu là sự bội tín của mình đối với Thiên Chúa. Vậy thì phải trở lại tuân giữ luật Chúa thật nghiêm túc, ngõ hầu được Chúa thứ tha và phục hưng lại sự nghiệp. Trong bối cảnh đó, Mat-thêu trình bày cho tín hữu Ki-tô giáo hiểu thế nào là trở lại với luật Chúa cho đúng nghĩa: Chẳng phải cốt lập ra hàng loạt quy định luật lệ, nhưng là tiếp nhận sứ điệp của Đức Giê-su, tổ chức nếp sống bước theo chân Người. Việc này vừa đơn giản hơn vừa có nhiều đòi hỏi hơn. Cả cộng đoàn tín hữu phải tiến hành tổ chức sống theo lời dạy và việc làm của Đức Ki-tô Phục Sinh (từ bỏ tội lỗi, làm cho kẻ chết sống lại, kẻ mù xem thấy, kẻ què được đi, người câm nói được. Những dấu lạ này vẫn tiếp tục xuất hiện nơi những ai tin tưởng vào sự có mặt của Đấng đã “trừ được các thần dữ và Người chữa lành mọi kẻ ốm đau, để ứng nghiệm lời ngôn sứ I-sai-a: Người đã mang lấy các tật nguyền của ta và gánh lấy các bệnh hoạn của ta.” – Mt 8, 16-17).
Tin Mừng Mat-thêu quả là một bài học quý giá cho tín hữu về sự xây dựng Giáo Hội trong niềm tin vào Đức Giê-su Ki-tô, mở ra đón nhận mọi dân tộc đoàn kết yêu thương nhau. Có thể nói sách Tin Mừng theo Thánh Mat-thêu được coi là đầy đủ nhất. Bố cục của sách được xây dựng thật công phu: Năm tập sách nhỏ nối tiếp nhau, tập nào cũng gồm những “Bài giảng” và bài giảng nào cũng đều được dẫn nhập bằng những sự việc mà tác giả đã khéo léo chọn lựa. Điều này, cộng với các trình thuật về thời thơ ấu và về cuộc Thương khó và Phục sinh của Đức Ki-tô, tạo thành một tập thể hài hòa gồm 28 Chương trong 7 Mục:
I. GIÁNG SINH VÀ THỜI THƠ ẤU CỦA ĐỨC GIÊ-SU (Ch. I-2)
II. CÔNG BỐ NƯỚC TRỜI (Ch. 3-5)
1. Phần ký thuật (Ch. 3-4).
2. Bài giảng trên núi (Ch. 5-7).
III. RAO GIẢNG NƯỚC TRỜI (Ch. 8-10)
1. Phần ký thuật (Ch. 8-9).
2. Bài giảng về sứ mệnh truyền giáo (Ch. 10).
IV. MẦU NHIỆM NƯỚC TRỜI (Ch. 11-12)
1. Phần ký thuật (Ch. 11-12).
2. Bài giảng bằng dụ ngôn (Ch. 13).
V. GIÁO HỘI, BƯỚC ĐẦU CỦA NƯỚC TRỜI (Ch. 14-18)
1. Phần ký thuật (Ch. 14-17).
2. Bài giảng về Giáo hội (Ch. 18).
VI. NƯỚC TRỜI: TRIỀU ĐẠI THIÊN CHÚA ĐÃ ĐẾN GẦN (Ch. 19-23)
1. Phần ký thuật (Ch. 19-23).
2. Bài giảng về thời cánh chung (Ch. 24-25).
VII. THƯƠNG KHÓ VÀ PHỤC SINH (Ch. 26-28)
Nước Trời đã được Cựu Ước loan báo và tiên liệu (Con Người sẽ đến rao giảng về Tin Mừng trọng đại này) cần phải được tái lập ở giữa loài người, bằng quyền năng tối thượng của Thiên Chúa với tư cách là Vua. Chính vì vậy mà Thánh Mát-thêu viết Tin Mừng giữa môi trường sinh hoạt Do-thái và cho người Do-thái, nên đã đặc biệt chú tâm trình thuật những sự kiện minh chứng rằng “Thánh Kinh đã được ứng nghiệm” nơi chính con người và hành trình thực hiện sứ vụ của Đấng Cứu Thế Giê-su Ki-tô. Đó là lý do giải thích tại sao ở mỗi khúc ngoặt của lịch sử cứu độ được trình thuật trong tác phẩm của mình, Thánh nhân đều dựa vào Cựu Ước để minh hoạ lề luật và lời các ngôn sứ đã được ứng nghiệm như thế nào:
a- Thánh sử Mát-thêu áp dụng điều này (“ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ” – Mt 1, 22) cho con người Đức Ki-tô bằng những bản văn Thánh Kinh, ngài quả quyết rằng Đức Giê-su thuộc dòng dõi vua Đa-vít, con cháu tổ phụ Ap-ra-ham (Mt 1, 1-17), được một trinh nữ hạ sinh tại Bê-lem (Mt 1, 23; 2, 6), Người khởi đầu sứ vụ bằng cách vào hoang địa để “chịu quỷ cám dỗ”, lánh qua miền Ga-li-lê, rồi bỏ Na-da-ret đến ở Ca-phác-na-um (Mt 4, 12-16), Người vào thành Giê-ru-sa-lem với tư cách là Đấng Mê-si-a (Mt 21, 1-10).
b- Ấy là chưa kể Thánh Mat-thêu còn áp dụng điều này cho sự việc Đức Giê-su chữa lành bệnh tật cho mọi người (Mt 11, 4-15), cùng với những lời giáo huấn làm cho lề luật nên ứng nghiệm cách trọn hảo (Mt 5, 17-19; 19, 3-9.16-21).
Nói chung, Thánh sử Mat-thêu khi soạn sách Tin Mừng trình thuật các sự kiện, chủ yếu là nhằm mục đích làm sáng tỏ lời các ngôn sứ tiên báo từ trong Cựu Ước đã ứng nghiệm nơi chính Đức Giêsu-Thiên-Chúa-làm-người. Tuy Thánh sử Mat-thêu cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ sách Tin Mừng theo Thánh Mac-cô, nhưng vẫn giữ được sắc thái riêng cho tác phẩm của ngài: Vừa có nội dung đầy đủ, vừa có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, và nhất là cách hành văn trôi chảy, trong sáng, giản dị. Đó là điều giải thích tại sao sách Tin Mừng theo Thánh Mat-thêu đã được Giáo Hội thời sơ khai đón nhận và sử dụng với lòng trân trọng. Sau khi rao giảng Tin mừng cho nhiều người ở rất nhiều nơi (Ê-thi-ô-pi, Ba Tư…), cuối cùng Thánh sử Mat-thêu đã được lãnh phúc tử vì đạo tại Ta-ri-um thuộc Ê-thi-ô-pi. Ngài đã hy sinh mạng sống mình vì Chân Lý đức tin mà ngài rao giảng cũng như trình thuật trong sách Tin Mừng do ngài biên soạn.
Ôi! “Lạy Chúa, Chúa đã mở lượng từ bi khôn tả chọn một người thu thuế là Mát-thêu làm tông đồ rao giảng Tin Mừng. Xin nhận lời thánh nhân cầu thay nguyện giúp, cho chúng con biết noi gương người, luôn hết tình gắn bó với Chúa Ki-tô là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen.” (Lời nguyện nhập lễ lễ kính Thánh Mat-thêu Tông đồ, tác giả sách Tin Mừng).

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Tiểu sử Đức Hồng Y và Đức Cha phụ tá



ĐỨC HỒNG Y TỔNG GIÁM MỤC
TỔNG GIÁO PHẬN TP. HỒ CHÍ MINH
GIOAN BAOTIXITA PHẠM MINH MẪN

- 05.03.1934 : Sinh tại Cà Mau
- 25.05.1965 : Được Đức Cha Giacôbê Nguyea~n Ngọc Quang phong chức Linh mục tại Nhà thờ Chánh Toà Cần Thơ
- 22.03.1993 : Được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban sắc phong bổ nhiệm làm Giám mục phó Giáo phận Mỹ Tho
- 11.08.1993 : Lea~ tấn phong Giám mục tại ĐCV Thánh Quý, Cái Răng, Cần Thơ
- 10.03.1998 : Được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh
- 02.04.1998 : Nhậm chức Tổng Giám Mục Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh
- 21&22.10.2003 : Được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trao muo~ và nhaa~n Hồng Y tại Rôma