Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Đôi nét về Cha Giuse Phạm Bá Lãm

I. Đôi nét về Cha Giuse Phạm Bá Lãm
Cha Giuse Phạm Bá Lãm sinh ngày 18/8/1943 tại _____________ Ninh Bình, Phát Diệm, trong một gia đình có 6 người con (4 gái và 2 trai) lại sống trong một gia tộc có truyền thống linh mục:
- Cha Bác, Đức ông Nguyễn Gia Tường, linh hướng dòng Mến Thánh Giá Thanh Hóa ( Đà Lạt) (+________________)
- Cha Bác, Nguyễn Gia Đệ, linh hướng tu viện Thánh Mẫu Hòa Hưng (+__________________________)
Nên dù ông cố Giuse Phạm Xuân Thiều mất sớm (+1953), bà cố Maria Madalena Nguyễn Thị Mười (+2006) vẫn nuôi dưỡng và luôn hun đúc ơn gọi cho trưởng nam Phạm Bá Lãm: “Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của Thánh dành cho Chúa” (Lc 2, 27)
Ngài học tiểu chủng viện từ _______ đến _______ rồi Giáo hoàng học viện (Đà Lạt) từ _____ đến 1971
Năm 1967, ngài về giúp xứ Hòa Hưng gần 3 năm để rồi ngày 18/12/1971 ngài chịu chức linh mục tại DCCT ( Sài Gòn)
Ngày 23/6/1972 ngài về làm phụ tá 2 cạnh cha phụ tá 1 là Cha Anton Phan Lâm(1967 – 1972) và cha chánh xứ Benado Phạm Văn Quy (1963- 1984)
Biến cố 1975, cha Giuse cùng cha chánh xứ Benado và cha Gioan Baotixita lúc đó là cha phụ tá 2 đồng hành cùng anh chị em giáo dân giúp họ ổn định trong xã hội mới theo tinh thần phúc âm
Năm 1982 giáo xứ Hòa Hưng rơi vào cuộc khủng hoảng gây nên sự phân hóa trầm trọng với những mất mát to lớn, không gì bù đắp được
Năm 1983, cha Gioan Baotixita Nguyễn Xuân Đức rời Hòa Hưng tới một địa sở khác
Năm 1984, cha Benado Phạm Văn Quy xin từ nhiệm về an dưỡng tại viện Phát Diệm, Xóm Mới
Năm 1984 ngài được bổ nhiệm quyền chánh xứ
Năm 1986, ngày 25/5 ngài chính thức trở thành Linh Mục chánh xứ
Cha Giuse cố gắng bình thường hóa mọi sinh hoạt, nỗ lực hòa giải trong cộng đoàn, quyết tâm đưa Hòa Hưng vươn lên đúng tầm mức là một giáo xứ: HÒA BÌNH VÀ HƯNG THỊNH
Kết quả từ sự nỗ lực đó với hai thầy:
Phero Nguyễn Văn Hiền và Gioan Baotixita Trần Văn Kim tiến chức linh mục ngày 26/10/1995
Thầy giúp xứ Đỗ Mạnh Hùng tiến chức linh mục ngày 1/9/1990
Thầy Phanxico Savie Trần Mạnh Hùng tiến chức linh mục ngày 27/6/1992
II. Xây dựng các công trình về vật chất:
Xây dựng ngôi Thánh Đường Hòa Hưng thuộc thế hệ thứ IV
Với số giáo dân hơn 9000, nhà thờ cũ đã trở nên nhỏ hẹp, ngài quyết tâm xây dựng ngôi nhà mới thuộc thế hệ thứ IV
- Ngày 15/8/1990, lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, bổn mạng cũ của giáo xứ, lễ đặt viên đá đầu tiên đã được tổ chức long trọng
- Ngày 13/5/1992, khánh thành và cung hiến nhà thờ
Như vậy với sự khôn khéo của cha chánh xứ cùng với sự đóng góp công sức, tiền bạc của giáo dân, nhà thờ hoàn thành trong 20 tháng với kích thước:
- Dài 34m, rộng 21m
- Hành lang 3 – 4m
- Nóc cao 18,5m
- Tháp chuông cao 27m
Ngày 14/7/1992 ngài được Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolo Nguyễn Văn Bình bổ nhiệm làm Quyền Hạt Trưởng Hạt Phú Thọ, và ngày 30/5/1993, chính thức làm Hạt Trưởng Phú Thọ
Sau khi xây nhà thờ, Cha Sở Giuse lại tiếp tục xây nhà sinh hoạt của giáo xứ, bề thế không thua kém nhà thờ là mấy, gồm 1 trệt và 3 lầu:
- Khởi công ngày 8/12/1995
- Khánh thành ngày 13/5/1996
Ít lâu sau ngài cho cơ nới nhà sinh hoạt thành 1 trệt, 4 lầu, 1 sân thương, đồng thời lắp đặt thang máy giúp cho những người cao tuổi đỡ vất vả khi đi cầu thang bộ
Một công trình khác cũng không kém bề thế như nhà thờ, nhà sinh hoạt, đó là lưu xá sinh viên được xây dựng năm ______ giúp các em sinh viên nữ có nơi ăn chốn ở an toàn. Lưu xá gồm 1 hầm để xe, 1 trệt và 3 lầu. và cha Giuse giao cho các nữ tu dòng Saledieng chăm sóc
III. Xây dựng đền thờ tâm hồn
Đoàn thể
Với những công trình to lớn như trên, Hòa Hưng có đủ điều kiện và phương tiện để phát triển.
Đền thờ tâm hồn còn quan trọng hơn. Do đó, ngoài đoàn thể Các Bà Mẹ Công Giáo, hoạt động liên tục; Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Kito Vua phát triển mạnh mẽ (do sự nhiệt tình của cha Gioan Maria Viannê Chu Minh Tân); các đoàn thể bắt đầu được Cha Sở khôi phục lai, sinh hoạt đều đặn như Đoàn Con Đức Mẹ, Legio Maria, Gia đình Phạt Tạ Thánh Tâm, dòng Badaminh, nay lại có thêm đoàn Thanh Sinh Công Damas …
Ngoài ra Cha Sở Giuse còn mạnh dạn giao việc dạy giáo lý Dự Tòng và Hôn Nhân cho giáo dân. Đó là hai thầy: thầy ….. Cường và thầy….. Đức.
Cha Sở Giuse củng cố các ca đoàn: ngoài ca đoàn Xứ (tiếp nối ca đoàn chính của giáo xứ đã có từ rất lâu), cộng đồng ca được thành lập năm 1975, Cha Giuse còn thành lập các ca đoàn khối thuộc các khu, ca đoàn của các đoàn thể (Con Đức Mẹ, Legio) , Ca đoàn của các tu sĩ dòng Mến Thánh Giá – Hòa Hưng ( Thánh Mẫu) (hát lễ vào sáng chủ nhật thứ hai hàng tháng). Để tạo tinh thần hiểu biết, thân thiện,Cha Sở Giuse thường tổ chức cho các ca đoàn và đoàn thể trẻ tham gia dã ngoại chung với nhau.
Cha Sở Giuse là ngườ sống có tình có nghĩa nên hàng năm Cha vẫn tổ chức các phái đoàn đi thăm các Cha đã từng phục vụ tại Hòa Hưng như Cha Tân, Cha Dũng, Cha Phương một năm hai lần vào dịp Tết và Bổn Mạng, đặc biệt đối với Cha già Cố Benado, một năm ba lần thăm viếng: dịp bổn mạng, mừng ngày thụ phong Linh Mục và Tết.
Cha Sở Giuse cũng là một trong số rất ít, các Cha trong giáo phận cử hành nghi thức tẩm liệm, Thánh lễ tại gia và nhất là cùng tiễn đưa người quá cố đến nghĩa trang hay hỏa đài qua nghi thức hỏa tang hoặc chôn cất.
IV.
1. Các Cha Phụ Tá:
Ngoài Cha Nguyễn Văn Hiền và Cha Trần Văn Kim, còn có các cha phụ tá:
- Cha Gioan Maria Vienne Chu Minh Tân
- Cha Daminh Hà Duy Dũng
- Cha Giuse Huỳnh Thanh Phương
- Cha Giuse Vũ Minh Thùy (hiện nay) là những vị linh mục trẻ tài năng thánh thiện cùng hợp tác chăm lo cho giáo dân Hòa Hưng
2. Còn phải kể đến các bác, các anh trong Hội Đồng Mục Vụ đầy tài năng, là những cánh tay đắc lực phụ Cha Sở trong việc chăm sóc tinh thần cho dân Chúa Hòa Hưng
V. Cha Sở Giuse và ơn gọi:
Các công trình vật chất mà Cha Sở Giuse đã xây dựng lên to lớn hoành tráng như ta thấy hiện nay cũng đủ nói lên tình thương của Ngài đối với dân Chúa Hòa Hưng, muốn cho giáo xứ có đủ điều kiện và phương tiện để giáo xứ mỗi ngày một “HÒA BÌNH” hơn, một “HƯNG THỊNH” hơn, vì như ngài đã chia sẻ: “ông bà cố tôi đã mất, chị em tôi lại ở xa, nên giáo xứ Hòa Hưng là gia đình thứ 2 của tôi, anh chị em giáo dân là cha, là mẹ, là anh chị em của tôi”
Tuy vậy, tình thương ngài dành cho Thiên Chúa và Giáo Hội còn lớn hơn nhiều, nên Ngài luôn cầu nguyện, cỗ vũ, khuyến khích các bạn trẻ dâng mình cho Chúa trong chức vụ Linh Mục và Tu Sĩ. Quả thế, “hoa quả” của ngài cho đến nay thật dồi dào. Ngài có các nghĩa tử là Linh Mục và 2 thầy chủng viện:
1. Cha Giuse Phạm Đình Lạc, thụ phong Linh Mục ngày ____ tại Hoa Kì, hiện nay đang phụ trách dòng Bửu Huyết Chúa Kito tại Việt nam (nhà mẹ ở Hoa Kỳ)
2. Cha Trần Mạnh Hùng, thụ phong Linh Mục ngày 27/6/1992, tại Sài Gòn, hiện là Cha Sở Phaolo X
3. Cha Phalo Nguyễn Quốc Hưng, thụ phong linh mục ngày 28/4/2003, hiện là Cha Sở An Nhơn, Gò Vấp.
4. Cha Gioan Baotixita Lê Quốc Kiệt, thụ phong linh mục ngày 19/12/2009
5. Thầy Giuse Nguyễn Văn Giàu dòng Chúa Cứu Thế, khấn trọn tháng 6/2011
6. Thầy ___ Nguyễn Văn Triệu, năm thứ 1 Đại Chủng Viện Thánh Giuse.
Thêm vào đó còn có các tu sĩ linh mục trong nước ngoài nước, là con cái Hòa Hưng được ngài khuyến khích, nâng đỡ cách này cách khác, như các Cha: Nguyễn Thế, Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Văn Tâm và cha Trịnh Tuấn Hoàng (Hoa Kỳ), cha Bảo (Hoa Kỳ), các nữ tu Hồ Thị Hạnh, Nguyễn Thị Thu Hương, Bùi Thị Kim Ngọc.//
Năm 2011 này, chúng ta kỷ niệm 65 năm hình thành và phát triển giáo xứ Hòa Hưng và kỷ niệm 40 năm Linh mục của Cha sở Giuse Phạm Bá Lãm thì cha đã gắn bó với Hòa Hưng 44 năm (tính từ 1967 đến nay), trong chức vụ chính xứ 25 năm (tính từ 1986). Thật là một thời gian không quá dài, mà cũng chẳng phải là quá ngắn, nhưng là một thời gian đầy ấn tượng! Với những thành quả tinh thần, vật chất như trên, Ngài vẫn chưa cho là đủ, cha sở Giuse còn một ước muốn: “Tôi ước ao có 1 linh mục người miền Nam về làm chính xứ Hòa Hưng như thuở ban đầu vì Hòa Hưng là giáo xứ của người miền Nam”.
Là con dân Hòa Hưng, chúng ta cần phải tạ ơn Chúa đã ban cho chúng ta một vị chủ chăn tài đức, thánh thiện, khôn ngoan, tuy thương không dễ nhưng cũng rất dễ thương
“Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, cả khi cha sở Giuse của chúng con da mồi, tóc bạc, mắt mờ, chân yếu, thì xin Ngài đừng bỏ Cha sở của chúng con, mà xin Ngài hãy nâng đỡ lấy cha sở của chúng con. Amen”
Linh mục Phaolo Nguyễn Văn Truyền (1952- 1963)
Linh mục Bênađô Phạm Văn Quy (1963- 1984)
Linh mục Giuse Phạm Bá Lãm (1984- đến nay)
*Linh mục Phụ tá
1. Gioan Baotixita Trần Văn Cừ (1961- 1963)
2. Phêrô Nguyễn Văn Hai (1962- 1967)
3. Antôn Phan Lâm (1967- 1972)
4. Giuse Phạm Bá Lãm (1972- 1984)
5. Gioan Baotixita Nguyễn Xuân Đức (1973- 1983)
6. Phêrô Nguyễn Văn Hiền (1985- 1987)
7. Gioan MariaViannê Chu Minh Tân (1992- 1999)
8. Đaminh Hà Duy Dũng (1999- 2005)
9. Giuse Huỳnh Thanh Phương (2005- 2010)
10. Giuse Vũ Minh Thùy (2010 đến nay)
Lược sử Giáo Xứ Hòa Hưng
Giáo Xứ Hòa Hưng không phải được hình thành trong một buổi mà là kinh qua 50 năm gian khổ với mồ hôi và nước mắt.
Nhà thờ Hòa Hưng không phải được xây dựng trong một ngày, mà là qua bao giai đoạn : 3 lần phá đi làm lại.
Họ Hòa Hưng cũng không phải chỉ có một Mẹ, mà là hai: Mẹ đẻ là Họ Chí Hòa, Mẹ kế là Họ Chợ Đũi. Nhờ hai bà mẹ này bồi đắp mà Hòa Hưng sớm tự lập.
Họ Hòa Hưng cũng không phải chịu mãi phận làm con, nhưng đã trưởng thành để làm Mẹ của các Họ đạo: An Phú, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, Tống Viết Bường trong một thời gian. Hơn thế nữa, những năm gần đây Hòa Hưng cất tiếng nói như một đàn anh trong Giáo Hạt Phú Thọ.
Hòa Hưng tưởng rằng non trẻ, nhưng có biết đâu là được liệt kê trong danh sách 21 Họ đạo kỳ cựu của Sài Gòn năm xưa. Với bề dày truyền thống đó, Hòa Hưng đã chuyển biến không ngừng và nay đã đổi mới hoàn toàn về cơ sở, về tổ chức, về sinh hoạt …
Hòa Hưng không đơn thuần là tên gọi của một Giáo Xứ, mà là địa danh của một vùng đất rộng lớn nằm giữa hai Quận 3 và 10, là những Quận nội thành có tíêng của thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng có biết đâu, cách đây một nửa thế kỷ Hòa Hưng chỉ là một vùng ngoại ô của Sài Gòn, nổi danh với bến xe ngựa, ga xe lửa, khám Chí Hòa, các trại lính, các bãi rác, các vùng lầy, các nhà ổ chuột … Trong bối cảnh ấy, từ nơi đây mọc lên một cộng đoàn của niềm tin, của tình liên đới. Hòa Hưng luôn ấp ủ trong mình hai niềm khát vọng : Hòa Hợp và Hưng Thịnh.
Giáo Đoàn và Giáo Đường luôn luôn có tương quan hai chiều: Giáo Đoàn xây dựng Giáo Đường và Giáo Đường quy tụ Giáo Đoàn. Chúng ta có thể căn cứ vào sự chuyển biến và phát triển của Nhà thờ để ghi lại những nét sinh hoạt của Cộng đoàn Hòa Hưng: một Cộng Đoàn nhiều lần thay da đổi thịt với 4 thế hệ Nhà thờ cũng thay đổi hình dạng.
NHÀ THỜ HÒA HƯNG thuộc THẾ HỆ I: 1946 – 1950 (4 năm)
Nhà thờ Hòa Hưng là một Cộng Đoàn tự phát, nghĩa là được phát sinh không phải do sáng kiến của Hàng Giáo Sĩ, mà do ý chí của Hàng Giáo Dân, 50 gia đình Công giáo nơi một vùng lầy lội tối tăm: tối tăm về ánh sang văn minh, tối tăm về ánh sáng Tin Mừng, đã thao thức và ao ước lập nên một Họ đạo. Các ông: Bùi Văn Gia, Sự, Thúy, Chuyên… đã đến gặp Cha Sở Chí Hòa, lúc đó là Cha Giuse Phạm Văn Thiên, nay là Giám Mục Phú Cường, để xin lập Họ đạo và cất Nhà nguyện nơi đây. Cha Sở đã vui vẻ chấp thuận và một Cộng đoàn đã được khai sinh vào cuối năm 1946. Ngôi Nhà nguyện nhỏ bé với vật liệu thô sơ đã được mọc lên với sự trợ giúp của Đức Cha J.B. Cassaigne và Cha Sở Chí Hòa (hình 1). Đó là thời kỳ khởi thủy, các sinh hoạt còn đơn giản, có Thánh lễ, nhưng không cử hành các Bí tích khác. Tham gia hoạt động có các vị: ông Gia, Ngôn, Thúy, Vinh, Nên và Tư Lễ.
NHÀ THỜ HÒA HƯNG thuộc THẾ HỆ II: 1950 – 1953 (3năm)
Trong năm 1950, năm công bố tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, Nhà thờ Hòa Hưng thuộc thế hệ thứ II đã được xây dựng với vật liệu nhẹ, với kích thước: 17,50m + 7m = 122,50m2 (hình 2) (giấy phép ngày 22/2/1950). Đồng thời ngôi trường nhỏ được xây dựng lên: đến giúp có ba thầy Dòng Cái Nhum: thầy Louis, Alexis và Laurent; ngoài ra còn có dì Ba Ẩn và hai dì thuộc dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán. Cha Giuse Phạm Văn Thiên đã cử hành Bí Tích Rửa Tội đầu tiên ngày 24/5/1950. Hôn phối đầu tiên ngày 13/7/1950. Sau này có Cha F.X. Đặng Đức Vượng đến dâng lễ và cử hành Bí Tích trong một thời gian. Ngày 18/2/1951, Họ Chí Hòa đã nhường đất ở Tân Bình (đường Nguyễn Văn Thoại, nay là Lý Thường Kiệt) để lập nên nghĩa địa Hòa Hưng.
Từ ngày 24/6/1951 đến 17/8/1952, Họ Hòa Hưng đã được chuyển giao cho Họ Chợ Đũi coi sóc. Trong 14 tháng, các Cha Chánh, Nhơn và Ninh thay nhau đến cử hành Phụng Vụ.
Ngày 24/8/1952 Họ Hòa Hưng được nâng lên hang Giáo Xứ và Cha Phaolo Nguyễn Văn Truyền đã được bổ nhiệm về đây làm Linh Mục Chánh Xứ tiên khởi cửa Hòa Hưng. Đây là biên biểu quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành của Cộng Đoàn Hòa Hưng. Có vị chủ chăn sống giữa đoàn chiên, bộ mặt của Hòa Hưng đã thay đổi hẳn, chương trình phát triển dần dà được thực hiện.
NHÀ THỜ HÒA HƯNG thuộc THẾ HỆ III: 1953 – 1990 (37 năm)
Ngày 10/3/1953 Cha Phaolo Nguyễn Văn Truyền đã mua đứt phần đất hiện hữu rộng 1637m2 với giá 11.459đ. Ngày 16/9/1953 khởi công xây cất nhà thờ kiên cố với kích thước: dài 25,70m rộng 12,60m = 323,82m2. Với nơi thờ phượng xứng đáng, số giáo dân tăng dần, nhất là do giáo dân di cư nhập họ thêm, Nhà thờ phải nối thêm cánh bên Đức Mẹ và phần hậu bầu (phía sau bàn thờ), vào khoảng năm 1958 (hình 3)
Ngày 15/11/1955 Đức Giám Mục J.B. Cassaigne đã đến ban Bí Tích Thêm Sức lần đầu tiên tại Nhà thờ Hòa Hưng cho 86 người. Sau đó 2 năm, vào ngày 18/12/1955, Đức Cha Phaolo Nguyễn Văn Bình, mới được tấn phong làm Giám Mục Cần Thơ, đã đến thăm Hòa Hưng và ban thêm sức cho 115 người. Cha Phaolo Truyền đã kiện toàn hệ thống các Khu, đặt tên theo các Thánh Tông Đồ, nay thành 11 Khu, tổ chức Ban Quý Chức, phát động các đoàn thể Công Giáo Tiến Hành như các Bà Mẹ Công Giáo, Con Đức Mẹ, Hùng Tâm Dũng Chí, Gia Đình Phạt Tạ, Legio Marie, Bác Ái Vinh Sơn, Cựu Tu Sĩ, các Ban Hát,…
Hỗ trợ công tác có Linh Mục Phụ Tá đầu tiên của Hòa Hưng là Cha J.B. Trần Văn Cừ (15/5/1960 – 19/6/1961 – hiện nay là Chánh Xứ Tân Phú Hòa, Hạt Phú Thọ) rồi đến Cha Phero Nguyễn Văn Hai (8/6/1962 – 3/9/1967 – hiện nay là Chánh Xứ Mai Khôi, Hạt Chợ Quán)
Ngày 31/8/1963, Cha Benado Phạm Văn Quy đã được bổ nhiệm là Chánh Xứ Hòa Hưng (31/8/1963 – 6/3/1984 – hiện tại hưu dưỡng tại An Dưỡng Viện Phát Diệm ở Xóm Mới). Cha đã phát triển các sinh hoạt đạo đức và xã hội: kiện toàn các đoàn thể, lập thêm Hội Thánh Phero, Huynh Đệ Phan Sinh, phát động phong trào Học Hỏi Phúc Âm, khuyến khích công tác xã hội, huấn luyện nhân sự… đặc biệt chăm lo giáo dục con em: xây hai dãy nhà trường, xây lại Nhà Xứ, nâng nền và tráng xi măng sân… Ngày 23/1/1971 Giáo Xứ mua thêm nghĩa địa mới ở Bình Hưng Hòa, vẫn còn đang được chôn cất.
Hợp tác có các Linh Mục Phụ Tá lần lượt như sau: Cha Phero Nguyễn Văn Hai (8/6/1962 – 3/9/1967 – hiện ở Nhà thờ Mai Khôi, quận 5) Cha Anton Phan Lâm (10/9/1967 – 8/9/1972 – hiện đang ở Oakland, California, Hoa Kỳ) Cha Giuse Phạm Bá Lãm (23/6/1972 – hiện là đương kiêm Chánh Xứ Hòa Hưng) và cha Gioan B. Nguyễn Xuân Đức (17/6/1973 – 1/1/1983 – hiện ở nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Xóm Mới)
Trong biến cố lịch sử 1975, ba vị Chủ chăn của Hòa Hưng (các Cha Quy – Lãm – Đức) vẫn đứng vững bên đoàn chiên, giúp đỡ mọi người nhập cuộc vào xã hội mới trong tinh thần Phúc Âm. Các Cha không những tổ chức giảng dạy giáo lý, học hỏi Lời Chúa, chăm lo cho thiếu nhi và thanh niên, gầy dựng các ban hát… mà còn quan tâm giúp đỡ người nghèo, tạo công ăn việc làm cho đồng bào, tham gia việc sản xuất.
Năm 1982, giáo xứ Hòa Hưng gặp cơn khủng hoảng, gây nên tình trạng phân hóa với những mất mát không thể bù bắp được. Ngày 1/1/1983, Cha J.B Nguyễn Xuân Đức rời Hòa Hưng tới địa sở khác. Sau khi xây xong hai cánh gác đàng trong Nhà thờ, Cha Benado Phạm Văn Quy cũng xin được từ nhiệm và ngày 6/3/1984 đã về An Dưỡng Viện Phát Diệm ở Xóm Mới. Cùng lúc LM Giuse Phạm Bá Lãm được bổ nhiệm làm Linh Mục quyền Chánh Xứ 1984, rồi Linh Mục Chánh Xứ 1986 (nhậm chức ngày 25/5). Cha Giuse đã cố gắng bình thường hóa mọi sinh hoạt, nỗ lực hòa giải trong cộng đoàn, quyết tâm đưa Hòa Hưng vươn lên với đúng tầm mức của mình. Hoa quả đầu mùa từ cộng đoàn này: hai thầy Phero Nguyễn Văn Hiền và Cha J.B Trần Văn Kim đã được tiến chức Linh Mục vào ngày 26/10/1985. Hai Cha ở lại phục vụ một thời gian: Cha Hiền ở lại Hòa Hưng (1985 – 1987) Cha Kim ở Tống Viết Bường (1985 – 17/6/1995 – hiện nay là Chính Xứ Thánh Phaolo quận 10). Thầy giúp xứ Giuse Đỗ Mạnh Hùng tiến chức Linh Mục ngày 1/9/1990. Còn Thầy Phanxico X Trần Mạnh Hùng lên chức Linh Mục ngày 27/6/1992.
NHÀ THỜ HÒA HƯNG thuộc THẾ HỆ IV: 1990 đến nay
Hòa Hưng đất rộng với 4km2, dân đông với trên 9.000 người, vì đó Nhà thờ cũ trở nên chật hẹp, cần phải được mở rộng. Ngày 13/7/1990 Sở Xây Dựng đã cấp Giấy Phép Xây Dựng số 1143/GPXĐ0 cho Nhà Thờ Hòa Hưng theo đồ án kiến trúc của kiến trúc sư Nguyễn Duy Giáp trên diện tích mặt bằng khoảng 1000m2 (dài 34m rộng 21m, hành lang 3m+4m, nóc cao 18,50m, tháp chuông cao 27m). Với sự đóng góp công sức tiền bạc của giáo dân, Nhà thờ đã sớm hoàn thành trong 20 tháng. Nhật kí công trình ghi nhận:
ngày 15/8/1990 nhân lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời là bổn mạng của Nhà thờ cũ. Lễ đặt viên đá đầu tiên đã được tổ chức trọng thể dưới sự chủ tọa của Đức Tổng Giám Mục Phaolo Nguyễn Văn Bình.
Ngày 27/8/1990 khai móng khởi công xây dựng
Ngày 8/12/1990 thượng kèo
Ngày 1/5/1991 lễ Tạ Ơn hoàn tất phần xây dựng cơ bản
Ngày 13/5/1992 khánh thành (do Đức Tổng Giám Mục Phaolo Nguyễn Văn Bình) và cung hiến Nhà thờ (do Đức Cha Emmanuel Lê Phong Thuận, Giám Mục Cần Thơ) (hình 4).
Nhà thờ mới rộng thoáng với khoảng 1300 chỗ ngồi đã đáp ứng được số đông dự Lễ Trọng và Lễ Chúa Nhật. Với những điều kiện thuận lợi, các hoạt động giáo xứ thêm khởi sắc. Ngày 14/7/1992, Đức Tổng Giám Mục Phaolo Nguyễn Văn Bình đã bổ nhiệm Cha Giuse Lãm làm quyền Hạt Trưởng Phú Thọ (đặc trách thêm Nhà thờ Vinh Sơn và Thánh Phaolo) và ngày 30/5/1993 chính thức làm Hạt Trưởng Phú Thọ.
Cuối năm 1992, Cha Gioan Maria Vienne Chu Minh Tân được bổ nhiệm làm Linh Mục Phụ Tá tại Nhà thờ Hòa Hưng và nhận nhiệm sở vào ngày 6/12/1992. Với tất cả nhiệt tình, Cha Tân tổ chức thiếu nhi thành nề nếp, đã nâng cao tinh thần đạo đức của Giáo xứ.
Nhà thờ rộng lớn đã có rồi, nhưng còn thiếu nhiều phòng ốc đã nhóm họp. Sau khi đã mua thêm nhà đất, Cha Giuse Lãm đã xúc tiến việc xây nhà sinh hoạt của Giáo Xứ Hòa Hưng: dài 25m, rộng 9m, hành lang 1,50m, 1 trệt và 3 lầu, công trình này lớn không mấy kém Nhà thờ nhưng lại được thực hiện vỏn vẹn 5 tháng:
Khởi công ngày 8/12/1995
Khánh thành 13/5/1996
Cũng chính ngày khánh thành, tân ban Hội Đồng Giáo Xứ đã trình diện trước Đức Giám Mục Phụ Tá và cộng đoàn. Có cơ sở mới, có nhân sự mới, Giáo Xứ Hòa Hưng có đủ điều kiện để phát triển.
Một biến cố trọng đại mà mọi người đang chờ đón ngày đại lễ 18/12/1996 khai mạc năm toàn xá – mừng kỉ niệm 50 năm thành lập Họ Hòa Hưng và mừng kỉ niệm 25 năm thụ phong Linh Mục của Cha Sở Hòa Hưng.
Thánh đường kiên cố đầu tiên được xây xong năm 1953 do Linh mục Phaolô Nguyễn Văn Truyền chủ trương.
Thánh đường mới xây từ năm 1990 đến năm 1992, do Linh mục Giuse Phạm Bá Lãm khánh thành và cung hiến ngày 13-6-1992.
Công trình chính nằm trong khuôn viên khá hẹp, gắn liền với nhiều khối nhà lớn, nhiều tầng phía đằng sau (văn phòng, nhà xứ, phòng học, lưu xá nữ sinh viên Hoà Hưng…) Một sân nhỏ ở phía mặt tiền nối hai sân hình chữ nhật hai bên, bên trái là vị trí đài Đức Mẹ.
Mặt đứng chính nổi bật với những hình khối tam giác, các góc nhọn mạnh mẽ, những mảng tường đặc đan xen các lam bê-tông tạo nên một độ rỗng tương phản. Phía dưới, các chân cột nhỏ, càng lên càng lớn dần tạo được sự linh hoạt cho đường nét kiến trúc. Mặt đứng có tổng thể hình dạng đầu hồi mái đưa ra phía trước, phần kết thúc mảng tường xiên theo độ dốc hai mái lớn phía sau: phần bên phải là tháp chuông rỗng gồm nhiều cột bê tông đứng đặt sát nhau, đi suốt từ chân tới đỉnh tháp, một vài đường nối ngang.
Mặt bên gồm hai tầng, dưới mỗi bên là dãy năm cửa lớn ra vào tạo nên một không gian hở. Tầng trên là dãy ban công chạy suốt, hàng cột chữ nhật ốp gạch đá màu mắm ruốc đi suốt từ nền lên đến seno mái bên trên, băng ngang qua phần ban công, trên cùng là mái dốc ngói đổ về hai phía seno thu nước. Công trình nhà thờ chính gần với dãy nhà sau bởi các hành lang. các ban công, cầu thang nối liền.
Mặt bằng chính thánh đường có hình chữ nhật lớn, kết hợp với tầng lửng bên trên chiếm gần 1/3 không gian nội thất. Nhịp cột đầu tiên là sảnh chính lớn, nối liền hai hành lang dọc hai bên. Năm nhịp kế tiếp là không gian dự lễ ở tầng trệt, mỗi bên năm cửa ra vào lớn, kết hợp với ba cửa vào phía trước tao nên một không gian hở khi công đoàn sinh hoạt. Tầng lửng bên trên cũng là không gian dự lễ của các tín đồ, nối liền với dãy ban công hai bên. Không gian nội thất được thể hiện bằng các đường thẳng góc, tường là những mảng chữ V sơn trắng trên nền kem. Trên cùng là hệ trần phẳng, hai bên nghiêng theo độ dốc mái, ở phần đỉnh trần (chính giữa nhà) là những mặt phẳng hình gấp khúc đi theo chiều dài thánh đường tạo nên sự linh hoạt, đa dạng cho không gian nội thất.
Phần sâu và cao là vị trí khu Cung thánh với góc trái dành cho ca đoàn. Cung thánh nằm trong một hình chữ nhật lõm sâu vào bên trong, trần bên trên là mảng các ô vuông kính lấy sáng, ngay vị trí trung tâm là nơi đặt bàn thờ Chúa, trên là tượng Chúa, bên trái là tượng Đức Mẹ, bên phải là tượng Thánh Giuse. Phông nền của Cung thánh đều được sơn nước đơn sơ, thanh thoát, mảng giữa màu trắng, hai bên màu vàng kem, thuận tiện cho việc trưng hoa, tận dụng để chiếu chữ và hình (projection).