1. Kinh Chúa Thánh Thần
2. Kinh ăn năn tội
3. Gợi ý chủ đề
4. Hát: MẸ ĐỨNG ĐÓ (380 PN)
5. Suy niệm Bảy sự thương khó Đức Mẹ:
- Suy niệm 1 (2, 3, 4, 5, 6, 7)
- 1 kinh Lạy Cha, 7 Kính Mừng
- Hát: XIN VÂNG (429 PN)
6. Kinh Lạy Nữ Vương
7. Kinh Trông Cậy
LỜI MỞ
Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu đã chấm dứt
Mọi sự đã hoàn tất khi Chúa đã an nghỉ trong mồ
Từ chiều thứ Sáu đến sáng Chúa Nhật
Đó là thời gian của đêm đen dày đặc…
Nhưng còn là thời gian của niềm cậy trông và hy vọng
Lạy Mẹ Maria,
Trong đêm tối của cuộc lữ hành trần thế
Chúng con hướng về Mẹ
Như “dấu chỉ lòng cậy trông vững vàng
Và niềm an ủi” của chúng con
Xin Mẹ đến cứu giúp chúng con
1. “XIN ĐỪNG THEO Ý CON MÀ XIN VÂNG THEO Ý CHA”
“Bấy giờ Chúa Giêsu và các môn đệ đến một nơi gọi là Giếtsêmani…” Người đi xa hơn moat chút, sấp mặt xuống đất, cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, nếu được xin cho con khỏi uống chén đắng này. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin vâng theo ý Cha”. (Mt. 26/39)
Hai tiếng “xin vâng” của Giếtsêmani đã được chuẩn bị trước bằng hai tiếng “xin vâng” của Nazarét: “Này tôi là tôi tá Chúa, tôi xin vâng”. Hai tiếng “xin vâng” ấy sẽ còn được liên tục bằng hai tiếng “xin vâng” của chúng con trong kinh Lạy Cha đọc hằng ngày.
“Xin vâng” là chấp nhận để cho Chúa hành động trong đời mình, dù phải đau khổ, hy sinh và nhẫn nại. Như Mẹ đã hy sinh bị thiên hạ hiểu lầm khi chấp nhận làm thân mẫu Thiên Chúa. Trong nỗi cô quạnh đó, Mẹ phải chờ, phải đợi… nhục nhã biết bao! Buồn khổ biết bao! Nhưng Mẹ tin rằng: mọi việc rồi sẽ êm xuôi! Mẹ tin rằng: mọi sự xuất phát từ Thiên Chúa đều tốt đẹp. Mẹ đã biết chờ đợi. Mẹ đã bền bỉ chịu đựng đến cùng. Để Chúa có thể thực hiện tất cả những ý định của Ngài nơi Mẹ, vào lúc nào Người muốn.
Ai trong chúng con cũng muốn làm cho được những việc vĩ đại. Còn Mẹ, Mẹ lại nhẫn nại để cho Chúa làm những việc vĩ đại nơi mình. Và quả thực, Chúa đã làm nên những điều kỳ diệu trong buồn khổ, đau đớn của Nữ tớ Người.
Ôi lạy Mẹ,
Xin cho chúng con tin rằng Chúa biết con hơn.
Xin cho chúng con tin rằng tư tưởng và đường lối Chúa thì cao hơn tư tưởng và đường lối của chính con. Cho chúng con biết nhẫn nại để những dự định của Chúa được thực hiện nơi chúng con. Amen.
Đọc: 1 kinh Lạy Cha
7 kinh Kính Mừng
Hát: “XIN VÂNG”
2. “LẠY CHA, XIN THA CHO HỌ, VÌ HỌ KHÔNG BIẾT VIỆC HỌ LÀM” (Lc. 23/34)
“Khi đến nơi gọi là Núi Sọ, họ đóng đinh Người vào thập giá cùng lúc với hai tên gian phi, một đứa bên phải và một đứa bên trái. Bấy giờ Chúa Giêsu cầu nguyện rằng: Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.”
Họ không biết nghĩa là họ không hiểu gì về tội lỗi hết, chỉ có người vô tội mới thấy hết được tội nặng nề gớm ghiếc là ngần nào. Trên thập giá chỉ có một người vô tội, hoàn toàn vô tội, đó là Chúa Giêsu Con Thiên Chúa. Dưới thập giá, cũng có một người vô tội nữa là Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Chính sự vô tội đã khiến những đau khổ của Chúa Giêsu và Mẹ Maria trở thành thống thiết nhất.
Bởi vì, kẻ sống trong tội lỗi hình như chẳng hiểu tội là gì? Hậu quả ra sao? Càng chìm đắm trong tội lỗi, người ta càng ít hiểu biết về tội lỗi, Người ta đồng hóa với tội lỗi đến độ không còn biết mình đã chìm đắm tới vực thẳm nào. Do đó, chỉ kẻ vô tội mới biết thật tội là gì? Chỉ trong trạng thái vô tội, người ta mới hiểu tường tận tội lỗi gớm ghiếc ra sao? Chính sự vô tội và sự không biết đến tội lỗi, đã đúc kết thành nỗi thống khổ của Chúa Giêsu và Mẹ Maria trên Núi Sọ.
Ôi lạy Mẹ,
Xin cho chúng con biết tránh xa dịp tội và biết sống đạo đức
Xin cho chúng con biết học nơi tòa giải tội sự khôn ngoan của Chúa, và xin cho chúng con biết tìm kiếm niềm vui đích thực là niềm vui của tâm hồn trong sạch
Chúng con cầu xin Mẹ. Amen
3. MUÔN LẠY CHÚA, NGÀI NỞ LÒNG NÀO RUỒNG BỎ CON ?”
“Từ 12 giờ trưa, , khắp cả miền, trời tối sầm lại, mãi đến 3 giờ chiều. Vào khoảng 3 giờ chiều, Chúa Giêsu kêu lớn tiếng: “Êli, Êli, Lê-ma sa-bac-tha-ni”, nghĩa là: “Lạy Chúa con thờ, muôn lạy Chúa, Ngài nở lòng nào ruồng bỏ con sao?”
Như Đức Kitô, người tôi trung của Thiên Chúa đã trải qua thử thách trăm bề, lòng trung thành của Mẹ Maria cũng bị thử thách cam go.
Mẹ đã phải sinh con trong cô quạnh, thiếu thốn. Không bao giờ Mẹ có thể bần hàn hơn, không bao giờ Mẹ cảm thấy mệt mỏi hơn, cô quạnh hơn lúc sinh Chúa Giêsu. Nhưng Chúa đã chọn lúc đó. Người đã chọn đúng lúc mà ta không muốn chọn
Rồi đến cuộc tàn sát trẻ thơ vô tội Lòng Mẹ không tràn đau xót sao? Sao lúc này Chúa lại để bao trẻ thơ bị giết, sao lúc này Chúa lại để cho bao gia đình bị tàn phá man rợ như thế? Đức tin của Mẹ không phải vất vả, cam go, khổ não, đau đớn, buồn thảm lắm sao? Mẹ không phải cố gắng kinh khủng để vẫn có thể tiếp tục trung thành đấy sao? Vì thế, hơn ai hết, Mẹ hiểu tận đáy lòng lời kêu van của Con Mẹ trên thánh giá: “Lạy Chúa, Ngài nở lòng nào ruồng bỏ con?”
Ôi lạy Mẹ.
Con cũng hiểu được phần nào lời Con Mẹ kêu van trên thánh giá. Và có lần, chính con cũng phải kêu lên: “Lạy Chúa, sao Chúa nỡ bỏ con!”
Những lúc ấy, xin Mẹ giúp chúng con
Vững một niềm tin
Để có thể trung thành với Chúa luôn mãi. Amen
4. “NÀY LÀ CON CỦA BÀ” (Ga. 19/26)
“Đứng gần thập giá, có thân mẫu Đức Giêsu và bà chị của thân mẫu Người, là bà Maria vợ ông Clêôpha, cùng với bà Maria Mác-đa-la. Khi thấy thân mẫu và môn đệ Ngài thương mến đứng bên cạnh, Chúa Giêsu nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con của Bà.”
Mũi gươm nhọn đe dọa mà Simêon đã báo trước: “Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-el phải hư vong hay cứu độ. Chúa còn là dấu hiệu bị người đời chống báng. Và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người để lộ ra. Phần Bà, Bà sẽ nát ruột nát gan như bị lưỡi gươm đâm thâu”. Lời ấy nay đã trở thành hiện thực
Nhưng Mẹ vẫn đứng đó, không hở môi, Mẹ vẫn im hơi lặng tiếng. Mẹ chấp nhận, lại thêm một lần. Mẹ chấp nhận. Mẹ không nói một lời và lặng nhìn Chúa Giêsu. Mẹ vẫn tin tưởng, vẫn tiếp tục hy vọng. Phải hy vọng, mặc dầu không còn gì để mà hy vọng. Phải tin rằng thất bại chỉ là lớp vỏ bên ngoài, chỉ là dấu hiệu báo trước những chiến thắng lạ lùng của tình yêu Thiên Chúa. “Bởi vì không có gì mà Thiên Chúa không làm được”. Lời ấy Mẹ vẫn lập đi lập lại hằng ngày ở Na-za-rét khi Chúa Giêsu còn sống âm thầm lặng lẽ.
Mẹ đứng đó như một người Mẹ lặng lẽ, âm thầm, săn sóc con mình và giúp con hoàn thành sứ mạng cứu thế
Ôi lạy Mẹ
Mẹ thinh lặng và tinh tuyền!
Đàng thánh giá của Chúa Kitô cũng là của Mẹ, và của con.
Mẹ đã chấp nhận và đã trung kiên, đã thưa vâng, và hát bài tán dương Thiên Chúa.
Xin Mẹ dạy chúng con biết thưa vâng trước mọi đau khổ trong đời. Amen
5. “LẠY CHA, CON XIN PHÓ THÁC HỒN CON TRONG TAY CHA” (Lc. 2346)
“Bấy giờ đã gần 12 giờ trưa, thế mà khắp cả miền, trời tối sầm lại, mãi đến 3 giờ chiều. Mặt trời ngưng chiếu sáng. Bức màn trướng trong đền thờ bị xé ngay chính giữa. Đức Giêsu kêu lớn tiếng: “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha.” (Lc 23-4-46)
Thế là hết!
Giờ chia ly phải đến đã đến rồi!
Khoảng cách và sự biệt ly này. Mẹ đã thoáng thấy từ ngày Giêsu lên 12 tuổi và ở lại trong đền thờ, mặc cho Mẹ ròng rã tìm kiếm suốt ba ngày đàng. Mệt mỏi, buồn sầu hết sức, thế mà Mẹ phải nghe một lời thật cứng cỏi: “tại sao cha mẹ lại đi tìm con, cha mẹ không biết rằng con phải ở nhà Cha con sao?” Mẹ ngạc nhiên, chưng hửng. Mẹ không hiểu hết lời Chúa nói, nhưng Mẹ bằng lòng chấp nhận cả cái không hiểu đó trong đức tin, và một lòng tin tưởng phó thác vào Chúa.
Trong cuộc đời Mẹ, còn biết bao cái không hiểu như thế, còn phải nghe nhiều lời cứng cỏi khác nữa, như hôm Mẹ ở tiệc cưới Cana, như khi Mẹ đến gặp Chúa đang khi Ngài giảng cho đám đông. Đặc biệt là cái chết của con Mẹ, hôm nay, thực là điều không thể hiểu hết được! Phải chăng với những lời cứng cỏi, và những cái không hiểu đó, Chúa nâng Mẹ lên cho giống Ngài trong hy sinh, trong tinh luyện với Ngài… để giờ đây, trên Núi Sọ, nổi bật lên hình ảnh một con người duy nhất xứng đáng đứng bên cạnh Chúa là Mẹ của Ngài!
Ôi lạy Mẹ!
Trong đời chúng con, cũng có những cái không hiểu như thế:
cái nghèo không thể chịu được,
cái rủi không thể hiểu được,
cái chết không thể ngờ được.
Và chúng con ngạc nhiên, chưng hửng…. nổi loạn
Xin dạy con biết trọn niềm phó thác vào Chúa. Amen
6. “TA KHÁT” (Ga. 19/28)
“Sau đó, Chúa Giêsu biết là mọi sự đã hoàn tất, và đã ứng nghiệm lời kinh thánh, Người nói: “Ta khát”. Ở đó, có một bình đầy giấm, người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, buộc vào một nhành hương thảo, rồi đưa lên miệng Người. Nhấp xong, Chúa Giêsu nói: “Mọi sự đã hoàn tất”. Rồi Người gục đầu xuống và trút hơi thở” (Ga. 19/23-30)
“Mọi sự đã hoàn tất” nghĩa là công việc Chúa Cứu Thế làm đã hoàn thành. Nghe lời ấy, Mẹ nhớ lại lời Chúa phán ngày nào trong bữa tiệc Cana: “Giờ của con chưa tới”. Lúc ấy, giờ của Chúa chưa đến, thế mà giờ nay, mọi sự đã hoàn tất rồi. Bây giờ Mẹ đã hiểu ra: giờ của Chúa chính là thập giá. Và từ khởi điểm đó cho đến dứt điểm này, có một thời gian ở giữa, tức một thời gian hãm mình, hy sinh và chết đi. Không, không thể có một cuộc sống nào có thể hoàn tất mà không có thời giờ phải trả giá như vậy. Giữa Cana và lúc khải hoàn, có thập giá ở giữa. Bởi vậy mà Chúa đã dạy phải vác thập giá hằng ngày theo Ngài. Thực Chúa không có mục đích nào khác hơn là sự thành công, là sự trọn hảo của con cái Ngài
Ôi lạy Mẹ,
Phần nhiều chúng con thất vọng và không bền chí đến cùng
chỉ vì chúng con chối bỏ thập giá
Chỉ vì chúng con tưởng có thể đạt đến cuộc sống vĩnh cửu mà không cần trải qua giờ phút thống khổ Núi Sọ
Xin dạy con hiểu và sống chân lý này:
không có Núi Sọ hy sinh,
chẳng khi nào có Phục sinh và Quang Lâm
đem lại sự sống và niềm vui tràn đầy. Amen
7. “NÀY LÀ MẸ CỦA CON” (Ga. 19/37)
“Sau đó ông Giuse người thành Arimathia, đến xin ông Philatô cho phép hạ thi hài Ngài xuống. Philatô chấp thuận… ông Nicôđemô cũng đến… hai ông lãnh thi hài Chúa Giêsu, dùng băng vải tẩm thuốc thơm mà liệm, theo tục lệ chôn cất của người Do Thái” (Ga. 19/38-40)
Xác Chúa Giêsu đã được gỡ xuống khỏi thập giá, và Đức Maria, người đã bồng ẵm Chúa Giêsu lúc mới sinh, giờ đây lại bồng ẵm Người trong tay vào giờ chết
Vòng tay Mẹ ôm lấy thân xác đã chết của Chúa Giêsu như một vòng tròn đã khép kín lại, nhiệm vụ của Mẹ ở trần gian xem ra đã chấm dứt
Nhưng thật ra một giai đoạn mới đang bắt đầu. Vì khi Gioan được Chúa Giêsu gởi gấm cho Mẹ, Mẹ đã nhận lấy trách nhiệm làm Mẹ chúng con. Và giờ đây khi đón nhận lấy thân xác đã chết của Đức Kitô, Mẹ biểu tượng cho toàn thể Hội Thánh được mời gọi để trở nên thân mình sống động của Người. Vốn là Mẹ Chúa Giêsu, giờ đây Mẹ trở nên Mẹ của Hội Thánh.
Cùng với Đức Gioan Phaolô II, chúng con kêu cầu lên Mẹ:
lạy Mẹ là Mẹ Hội thánh
Xin cho Hội thánh đâm rễ sâu vào trong cuộc thương khó của Chúa Kitô
Để luôn cố gắng hoàn thành sứ mạng cứu độ, bình an và hiệp nhất của mình
Chúng con cầu xin:
Để lòng tin được đào sâu và củng cố trong đoàn dân Kitô hữu
để sự hiệp thông lấn át mọi mầm chia rẽ,
và để những ai nản chí được lấy lại niềm tin
Khi Mẹ ẵm xác Chúa Giêsu trên tay,
mọi sự xem ra đã chấm dứt, chẳng còn hy vọng gì…
Thế nhưng, sự chết sẽ trào tuôn thành sự sống,
và bóng tối thành ánh sáng.
Xin giao hòa những ai tội lỗi
chữa lành những kẻ buồn đau,
nâng dậy những người đắm chìm trong tuyệt vọng,
với tất cả sức lực chúng con cầu xin Mẹ,
nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen
2. Kinh ăn năn tội
3. Gợi ý chủ đề
4. Hát: MẸ ĐỨNG ĐÓ (380 PN)
5. Suy niệm Bảy sự thương khó Đức Mẹ:
- Suy niệm 1 (2, 3, 4, 5, 6, 7)
- 1 kinh Lạy Cha, 7 Kính Mừng
- Hát: XIN VÂNG (429 PN)
6. Kinh Lạy Nữ Vương
7. Kinh Trông Cậy
LỜI MỞ
Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu đã chấm dứt
Mọi sự đã hoàn tất khi Chúa đã an nghỉ trong mồ
Từ chiều thứ Sáu đến sáng Chúa Nhật
Đó là thời gian của đêm đen dày đặc…
Nhưng còn là thời gian của niềm cậy trông và hy vọng
Lạy Mẹ Maria,
Trong đêm tối của cuộc lữ hành trần thế
Chúng con hướng về Mẹ
Như “dấu chỉ lòng cậy trông vững vàng
Và niềm an ủi” của chúng con
Xin Mẹ đến cứu giúp chúng con
1. “XIN ĐỪNG THEO Ý CON MÀ XIN VÂNG THEO Ý CHA”
“Bấy giờ Chúa Giêsu và các môn đệ đến một nơi gọi là Giếtsêmani…” Người đi xa hơn moat chút, sấp mặt xuống đất, cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, nếu được xin cho con khỏi uống chén đắng này. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin vâng theo ý Cha”. (Mt. 26/39)
Hai tiếng “xin vâng” của Giếtsêmani đã được chuẩn bị trước bằng hai tiếng “xin vâng” của Nazarét: “Này tôi là tôi tá Chúa, tôi xin vâng”. Hai tiếng “xin vâng” ấy sẽ còn được liên tục bằng hai tiếng “xin vâng” của chúng con trong kinh Lạy Cha đọc hằng ngày.
“Xin vâng” là chấp nhận để cho Chúa hành động trong đời mình, dù phải đau khổ, hy sinh và nhẫn nại. Như Mẹ đã hy sinh bị thiên hạ hiểu lầm khi chấp nhận làm thân mẫu Thiên Chúa. Trong nỗi cô quạnh đó, Mẹ phải chờ, phải đợi… nhục nhã biết bao! Buồn khổ biết bao! Nhưng Mẹ tin rằng: mọi việc rồi sẽ êm xuôi! Mẹ tin rằng: mọi sự xuất phát từ Thiên Chúa đều tốt đẹp. Mẹ đã biết chờ đợi. Mẹ đã bền bỉ chịu đựng đến cùng. Để Chúa có thể thực hiện tất cả những ý định của Ngài nơi Mẹ, vào lúc nào Người muốn.
Ai trong chúng con cũng muốn làm cho được những việc vĩ đại. Còn Mẹ, Mẹ lại nhẫn nại để cho Chúa làm những việc vĩ đại nơi mình. Và quả thực, Chúa đã làm nên những điều kỳ diệu trong buồn khổ, đau đớn của Nữ tớ Người.
Ôi lạy Mẹ,
Xin cho chúng con tin rằng Chúa biết con hơn.
Xin cho chúng con tin rằng tư tưởng và đường lối Chúa thì cao hơn tư tưởng và đường lối của chính con. Cho chúng con biết nhẫn nại để những dự định của Chúa được thực hiện nơi chúng con. Amen.
Đọc: 1 kinh Lạy Cha
7 kinh Kính Mừng
Hát: “XIN VÂNG”
2. “LẠY CHA, XIN THA CHO HỌ, VÌ HỌ KHÔNG BIẾT VIỆC HỌ LÀM” (Lc. 23/34)
“Khi đến nơi gọi là Núi Sọ, họ đóng đinh Người vào thập giá cùng lúc với hai tên gian phi, một đứa bên phải và một đứa bên trái. Bấy giờ Chúa Giêsu cầu nguyện rằng: Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.”
Họ không biết nghĩa là họ không hiểu gì về tội lỗi hết, chỉ có người vô tội mới thấy hết được tội nặng nề gớm ghiếc là ngần nào. Trên thập giá chỉ có một người vô tội, hoàn toàn vô tội, đó là Chúa Giêsu Con Thiên Chúa. Dưới thập giá, cũng có một người vô tội nữa là Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội. Chính sự vô tội đã khiến những đau khổ của Chúa Giêsu và Mẹ Maria trở thành thống thiết nhất.
Bởi vì, kẻ sống trong tội lỗi hình như chẳng hiểu tội là gì? Hậu quả ra sao? Càng chìm đắm trong tội lỗi, người ta càng ít hiểu biết về tội lỗi, Người ta đồng hóa với tội lỗi đến độ không còn biết mình đã chìm đắm tới vực thẳm nào. Do đó, chỉ kẻ vô tội mới biết thật tội là gì? Chỉ trong trạng thái vô tội, người ta mới hiểu tường tận tội lỗi gớm ghiếc ra sao? Chính sự vô tội và sự không biết đến tội lỗi, đã đúc kết thành nỗi thống khổ của Chúa Giêsu và Mẹ Maria trên Núi Sọ.
Ôi lạy Mẹ,
Xin cho chúng con biết tránh xa dịp tội và biết sống đạo đức
Xin cho chúng con biết học nơi tòa giải tội sự khôn ngoan của Chúa, và xin cho chúng con biết tìm kiếm niềm vui đích thực là niềm vui của tâm hồn trong sạch
Chúng con cầu xin Mẹ. Amen
3. MUÔN LẠY CHÚA, NGÀI NỞ LÒNG NÀO RUỒNG BỎ CON ?”
“Từ 12 giờ trưa, , khắp cả miền, trời tối sầm lại, mãi đến 3 giờ chiều. Vào khoảng 3 giờ chiều, Chúa Giêsu kêu lớn tiếng: “Êli, Êli, Lê-ma sa-bac-tha-ni”, nghĩa là: “Lạy Chúa con thờ, muôn lạy Chúa, Ngài nở lòng nào ruồng bỏ con sao?”
Như Đức Kitô, người tôi trung của Thiên Chúa đã trải qua thử thách trăm bề, lòng trung thành của Mẹ Maria cũng bị thử thách cam go.
Mẹ đã phải sinh con trong cô quạnh, thiếu thốn. Không bao giờ Mẹ có thể bần hàn hơn, không bao giờ Mẹ cảm thấy mệt mỏi hơn, cô quạnh hơn lúc sinh Chúa Giêsu. Nhưng Chúa đã chọn lúc đó. Người đã chọn đúng lúc mà ta không muốn chọn
Rồi đến cuộc tàn sát trẻ thơ vô tội Lòng Mẹ không tràn đau xót sao? Sao lúc này Chúa lại để bao trẻ thơ bị giết, sao lúc này Chúa lại để cho bao gia đình bị tàn phá man rợ như thế? Đức tin của Mẹ không phải vất vả, cam go, khổ não, đau đớn, buồn thảm lắm sao? Mẹ không phải cố gắng kinh khủng để vẫn có thể tiếp tục trung thành đấy sao? Vì thế, hơn ai hết, Mẹ hiểu tận đáy lòng lời kêu van của Con Mẹ trên thánh giá: “Lạy Chúa, Ngài nở lòng nào ruồng bỏ con?”
Ôi lạy Mẹ.
Con cũng hiểu được phần nào lời Con Mẹ kêu van trên thánh giá. Và có lần, chính con cũng phải kêu lên: “Lạy Chúa, sao Chúa nỡ bỏ con!”
Những lúc ấy, xin Mẹ giúp chúng con
Vững một niềm tin
Để có thể trung thành với Chúa luôn mãi. Amen
4. “NÀY LÀ CON CỦA BÀ” (Ga. 19/26)
“Đứng gần thập giá, có thân mẫu Đức Giêsu và bà chị của thân mẫu Người, là bà Maria vợ ông Clêôpha, cùng với bà Maria Mác-đa-la. Khi thấy thân mẫu và môn đệ Ngài thương mến đứng bên cạnh, Chúa Giêsu nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con của Bà.”
Mũi gươm nhọn đe dọa mà Simêon đã báo trước: “Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-el phải hư vong hay cứu độ. Chúa còn là dấu hiệu bị người đời chống báng. Và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người để lộ ra. Phần Bà, Bà sẽ nát ruột nát gan như bị lưỡi gươm đâm thâu”. Lời ấy nay đã trở thành hiện thực
Nhưng Mẹ vẫn đứng đó, không hở môi, Mẹ vẫn im hơi lặng tiếng. Mẹ chấp nhận, lại thêm một lần. Mẹ chấp nhận. Mẹ không nói một lời và lặng nhìn Chúa Giêsu. Mẹ vẫn tin tưởng, vẫn tiếp tục hy vọng. Phải hy vọng, mặc dầu không còn gì để mà hy vọng. Phải tin rằng thất bại chỉ là lớp vỏ bên ngoài, chỉ là dấu hiệu báo trước những chiến thắng lạ lùng của tình yêu Thiên Chúa. “Bởi vì không có gì mà Thiên Chúa không làm được”. Lời ấy Mẹ vẫn lập đi lập lại hằng ngày ở Na-za-rét khi Chúa Giêsu còn sống âm thầm lặng lẽ.
Mẹ đứng đó như một người Mẹ lặng lẽ, âm thầm, săn sóc con mình và giúp con hoàn thành sứ mạng cứu thế
Ôi lạy Mẹ
Mẹ thinh lặng và tinh tuyền!
Đàng thánh giá của Chúa Kitô cũng là của Mẹ, và của con.
Mẹ đã chấp nhận và đã trung kiên, đã thưa vâng, và hát bài tán dương Thiên Chúa.
Xin Mẹ dạy chúng con biết thưa vâng trước mọi đau khổ trong đời. Amen
5. “LẠY CHA, CON XIN PHÓ THÁC HỒN CON TRONG TAY CHA” (Lc. 2346)
“Bấy giờ đã gần 12 giờ trưa, thế mà khắp cả miền, trời tối sầm lại, mãi đến 3 giờ chiều. Mặt trời ngưng chiếu sáng. Bức màn trướng trong đền thờ bị xé ngay chính giữa. Đức Giêsu kêu lớn tiếng: “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha.” (Lc 23-4-46)
Thế là hết!
Giờ chia ly phải đến đã đến rồi!
Khoảng cách và sự biệt ly này. Mẹ đã thoáng thấy từ ngày Giêsu lên 12 tuổi và ở lại trong đền thờ, mặc cho Mẹ ròng rã tìm kiếm suốt ba ngày đàng. Mệt mỏi, buồn sầu hết sức, thế mà Mẹ phải nghe một lời thật cứng cỏi: “tại sao cha mẹ lại đi tìm con, cha mẹ không biết rằng con phải ở nhà Cha con sao?” Mẹ ngạc nhiên, chưng hửng. Mẹ không hiểu hết lời Chúa nói, nhưng Mẹ bằng lòng chấp nhận cả cái không hiểu đó trong đức tin, và một lòng tin tưởng phó thác vào Chúa.
Trong cuộc đời Mẹ, còn biết bao cái không hiểu như thế, còn phải nghe nhiều lời cứng cỏi khác nữa, như hôm Mẹ ở tiệc cưới Cana, như khi Mẹ đến gặp Chúa đang khi Ngài giảng cho đám đông. Đặc biệt là cái chết của con Mẹ, hôm nay, thực là điều không thể hiểu hết được! Phải chăng với những lời cứng cỏi, và những cái không hiểu đó, Chúa nâng Mẹ lên cho giống Ngài trong hy sinh, trong tinh luyện với Ngài… để giờ đây, trên Núi Sọ, nổi bật lên hình ảnh một con người duy nhất xứng đáng đứng bên cạnh Chúa là Mẹ của Ngài!
Ôi lạy Mẹ!
Trong đời chúng con, cũng có những cái không hiểu như thế:
cái nghèo không thể chịu được,
cái rủi không thể hiểu được,
cái chết không thể ngờ được.
Và chúng con ngạc nhiên, chưng hửng…. nổi loạn
Xin dạy con biết trọn niềm phó thác vào Chúa. Amen
6. “TA KHÁT” (Ga. 19/28)
“Sau đó, Chúa Giêsu biết là mọi sự đã hoàn tất, và đã ứng nghiệm lời kinh thánh, Người nói: “Ta khát”. Ở đó, có một bình đầy giấm, người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, buộc vào một nhành hương thảo, rồi đưa lên miệng Người. Nhấp xong, Chúa Giêsu nói: “Mọi sự đã hoàn tất”. Rồi Người gục đầu xuống và trút hơi thở” (Ga. 19/23-30)
“Mọi sự đã hoàn tất” nghĩa là công việc Chúa Cứu Thế làm đã hoàn thành. Nghe lời ấy, Mẹ nhớ lại lời Chúa phán ngày nào trong bữa tiệc Cana: “Giờ của con chưa tới”. Lúc ấy, giờ của Chúa chưa đến, thế mà giờ nay, mọi sự đã hoàn tất rồi. Bây giờ Mẹ đã hiểu ra: giờ của Chúa chính là thập giá. Và từ khởi điểm đó cho đến dứt điểm này, có một thời gian ở giữa, tức một thời gian hãm mình, hy sinh và chết đi. Không, không thể có một cuộc sống nào có thể hoàn tất mà không có thời giờ phải trả giá như vậy. Giữa Cana và lúc khải hoàn, có thập giá ở giữa. Bởi vậy mà Chúa đã dạy phải vác thập giá hằng ngày theo Ngài. Thực Chúa không có mục đích nào khác hơn là sự thành công, là sự trọn hảo của con cái Ngài
Ôi lạy Mẹ,
Phần nhiều chúng con thất vọng và không bền chí đến cùng
chỉ vì chúng con chối bỏ thập giá
Chỉ vì chúng con tưởng có thể đạt đến cuộc sống vĩnh cửu mà không cần trải qua giờ phút thống khổ Núi Sọ
Xin dạy con hiểu và sống chân lý này:
không có Núi Sọ hy sinh,
chẳng khi nào có Phục sinh và Quang Lâm
đem lại sự sống và niềm vui tràn đầy. Amen
7. “NÀY LÀ MẸ CỦA CON” (Ga. 19/37)
“Sau đó ông Giuse người thành Arimathia, đến xin ông Philatô cho phép hạ thi hài Ngài xuống. Philatô chấp thuận… ông Nicôđemô cũng đến… hai ông lãnh thi hài Chúa Giêsu, dùng băng vải tẩm thuốc thơm mà liệm, theo tục lệ chôn cất của người Do Thái” (Ga. 19/38-40)
Xác Chúa Giêsu đã được gỡ xuống khỏi thập giá, và Đức Maria, người đã bồng ẵm Chúa Giêsu lúc mới sinh, giờ đây lại bồng ẵm Người trong tay vào giờ chết
Vòng tay Mẹ ôm lấy thân xác đã chết của Chúa Giêsu như một vòng tròn đã khép kín lại, nhiệm vụ của Mẹ ở trần gian xem ra đã chấm dứt
Nhưng thật ra một giai đoạn mới đang bắt đầu. Vì khi Gioan được Chúa Giêsu gởi gấm cho Mẹ, Mẹ đã nhận lấy trách nhiệm làm Mẹ chúng con. Và giờ đây khi đón nhận lấy thân xác đã chết của Đức Kitô, Mẹ biểu tượng cho toàn thể Hội Thánh được mời gọi để trở nên thân mình sống động của Người. Vốn là Mẹ Chúa Giêsu, giờ đây Mẹ trở nên Mẹ của Hội Thánh.
Cùng với Đức Gioan Phaolô II, chúng con kêu cầu lên Mẹ:
lạy Mẹ là Mẹ Hội thánh
Xin cho Hội thánh đâm rễ sâu vào trong cuộc thương khó của Chúa Kitô
Để luôn cố gắng hoàn thành sứ mạng cứu độ, bình an và hiệp nhất của mình
Chúng con cầu xin:
Để lòng tin được đào sâu và củng cố trong đoàn dân Kitô hữu
để sự hiệp thông lấn át mọi mầm chia rẽ,
và để những ai nản chí được lấy lại niềm tin
Khi Mẹ ẵm xác Chúa Giêsu trên tay,
mọi sự xem ra đã chấm dứt, chẳng còn hy vọng gì…
Thế nhưng, sự chết sẽ trào tuôn thành sự sống,
và bóng tối thành ánh sáng.
Xin giao hòa những ai tội lỗi
chữa lành những kẻ buồn đau,
nâng dậy những người đắm chìm trong tuyệt vọng,
với tất cả sức lực chúng con cầu xin Mẹ,
nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen